Thu hồi xe máy thải loại từ 2018: Ai thu, cách thu như thế nào?
Qui định người dân có xe hết hạn phải mang đến nơi thu hồi của cơ quan chức năng sẽ không khả thi và rất phức tạp.
Theo quyết định của Thủ tướng, ôtô và xe máy thải loại sẽ bị thu hồi vào năm 2018. Xung quanh vấn đề này vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau, đặc biệt là người dân, những người có quyền và nghĩa vụ liên quan trực tiếp. Nhiềungười cho rằng, nước ta còn nghèo, nếu xe hỏng thì sửa chữa, quá cũ mới hủy bỏ đi. Chiếc xe máy là phương tiện kiếm sống của nhiều người, nếu thu hồi thì họ mất phương tiện kiếm sống…
Xung quanh nội dung này, VOV có cuộc trao đổi với TS Phạm Sanh – giảng viên trường ĐH Giao thông Vận tải TP HCM.
PV: Xin hỏi ông có xe máy không và ý kiến của ông về việc từ năm 2018 sẽ thu hồi xe quá cũ nát?
Ông Phạm Sanh: Bản thân tôi cũng có xe máy để sử dụng khi tham gia giao thông. Gia đình tôi 4 người, sở hữu 3 chiếc Honda từ hơn 10 năm nay.
Mục tiêu của Nghị định là đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn giao thông cho người dân. Như vậy, việc này là đúng, ai cũng muốn như vậy. Nhưng chúng ta phải làm sao để người dân đồng thuận cao vì thu hồi một phương tiện cá nhân không giống như bỏ tiền ra để làm con đường, công viên. Tuy là phức tạp nhưng dễ làm hơn là thu hồi một tài sản của người dân.
PV: Việc thu hồi các phương tiện này là cần thiết để bảo đảm sự an toàn của chính người tham gia giao thông và môi trường. Nhưng thu hồi ra sao, cần tiêu chuẩn như thế nào mới là vấn đề quan trọng, thưa ông?
TS Phạm Sanh: Ý kiến của người dân quá chính xác và có lý. Ai cũng muốn mình ra đường an toàn hơn, đường phố văn minh, xã hội sạch hơn. Nhưng những gì gắn với đồng tiền, công sức của mình đã bỏ ra để mua phương tiện thì phải tính toán cho kỹ.
Video đang HOT
PV: Theo một số chuyên gia, qui định niên hạn với xe máy, ô tô con là không khoa học, vì cùng số năm nhưng có xe chạy nhiều, xe chạy ít. Nếu xe chạy ít cũng bị thu hồi là thiếu công bằng. Quan điểm của ông?
TS Phạm Sanh: Chúng ta phải nghiên cứu kỹ hơn về vấn đề này. Chưa chắc xe có niên hạn sử dụng lâu gây ô nhiễm nhiều hơn hoặc gây tai nạn giao thông nhiều hơn. Có thể, công tác bảo trì của chủ xe tốt hơn thì chất lượng xe khác. Vì vậy, cần có nghiên cứu khoa học để đánh giá, phân loại, đưa ra phương pháp phân loại để có tính đồng thuận cao hơn. Hay nhất là trước mắt chỉ tập trung thu hồi các xe có nguồn gốc trộm cắp, mua phụ tùng cũ lắp ráp lại thay số khung… Đặc biệt, những xe dùng vận chuyển quá cũ, quá phản cảm mỹ quan đô thị thì tập trung thu hồi trước.
PV: Theo quyết định này thì người dân có xe hết hạn phải mang đến nơi thu hồi phương tiện quá hạn của cơ quan chức năng để nộp. Liệu qui định này có khả thi và cơ chế nào khuyến khích người dân giao nộp vì nếu là xe cũ nát tôi có thể bán cho vùng khó khăn hơn để thu hồi vốn?
TS Phạm Sanh: Quy định người dân phải đem phương tiện thu hồi tới tận nơi thì không khả thi. Vì, chiếc xe, ngoài là tài sản riêng nhiều khi còn là vật kỷ niệm của mình. Như vậy, qui định người dân có xe hết hạn phải mang đến nơi thu hồi của cơ quan chức năng sẽ không khả thi và rất phức tạp. Nhiều khi cơ quan chức năng tới tận nhà để thu chưa chắc người ta đã chấp hành. Ngoài ra, người dân đâu có rảnh, và vấn đề ý thức cũng chưa cao… Rất nhiều lý do người dân không đi giao nộp. Việc qui định này phải xem lại. Chuyện này chỉ xảy ra ở thời bao cấp cách nay mấy chục năm may ra còn khả thi.
Với người Việt Nam chiếc xe máy gắn liền với từng cá nhân, cả sở hữu và trách nhiệm, dùng trong việc kinh tế là chính. Vấn đề quá niên hạn sử dụng xe gắn máy hiện nay cũng chưa quen thuộc trong suy nghĩ, trong giao dịch dân sự của người dân.
Thứ hai, với tình hình kinh tế-xã hội hiện nay, đặt ra các mục tiêu, chỉ tiêu về môi trường nhưng không thực tế, không cụ thể để rồi đi thu hồi phương tiện cá nhân của người dân chắc chắn sẽ gặp phản ứng.
Thứ ba, các tiêu chí về niên hạn sử dụng, xe quá date, về ô nhiễm môi trường hiện nay cũng chưa được qui định cụ thể. Như thế cần phải có lộ trình và nhiều việc cần làm.
PV: Ông có thể chia sẻ kinh nghiệm ở nước ngoài thế nào và chúng ta cần áp dụng ra sao cho phù hợp điều kiện thực tế hiện nay?
TS Phạm Sanh: Các nước tình hình kinh tế-xã hội, cuộc sống của người dân không giống Việt Nam. Đa phần người dân đi ô tô chứ ít người đi xe hai bánh. Các nước cho trả góp mua ô tô khá dễ dàng, nhiều khi chỉ 10% là có thể mu axe mới. Như vậy, có hiện tượng thay ô tô nhiều khi dễ hơn thay áo. Vấn đề về luật pháp bảo vệ môi trường, an toàn giao thông… các nước hành xử rất nghiêm. Còn Việt Nam nói nhiều, kêu gọi ý thức nhưng xử lý về môi trường, về an toàn lại chưa nghiêm.
Ngoài ra, nhà sản xuất cũng hỗ trợ Chính phủ trong thu hồi xe quá date. Như vậy, chắc chắn việc thu hồi xe quá date ở các nước sẽ không gây xáo trộn và phản ứng trái chiều như ở Việt Nam. Chúng ta không nên so sánh giữa thế giới và Việt Nam. Vì kinh tế-xã hội và cách sống đang có khoảng cách.
PV: Xin cảm ơn ông!
Theo VOV
Nhiều chủ trương bàn rất hay nhưng lại quên... lắng nghe ý dân
ĐB Nguyễn Thái Học (đoàn Phú Yên) cùng ĐB Nguyễn Trung Thu (đoàn Long An) có cùng suy nghĩ như vậy, khi phát biểu tại phiên thảo luận về kinh tế xã hội ở hội trường Quốc hội sáng nay, 8-6.
Dẫn chứng gói tín dụng 30.000 tỷ đồng hỗ trợ cho người có thu nhập thấp vay vốn mua nhà ở đến nay mới giải ngân được trên 20%, nguồn vốn 16.000 tỷ đồng để hỗ trợ ngư dân đóng tàu vươn biển đến nay mới chỉ có 2 tàu được đóng mới và vài tàu ở Ninh Thuận vừa được giải ngân... ĐB Nguyễn Thái Học (Phú Yên) đặt vấn đề: Tại sao triển khai thực hiện chậm thế dù Đảng, Nhà nước, các Bộ ngành đều tỏ rõ rất quyết tâm.
ĐB Nguyễn Thái Học đề nghị "phải làm như nói thì dân mới tin"
Rồi tại sao một số chủ trương mới như đổi mới cách thức tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT 2015, dù còn nhiều ý kiến chưa đồng tình song không thí điểm mà tổ chức đại trà trên cả nước ngay? ĐB Nguyễn Thái Học chia sẻ, học sinh và người dân ở Phú Yên đang rất bức xúc khi năm nay phải lặn lội vào tận Khánh Hòa để dự thi. "Liệu Bộ GD-ĐT có tham khảo ý kiến dân? Chính phủ lắng nghe điều gì ở dân? Bàn rất hay, ra Nghị quyết rất trúng nhưng có thể thấy nói chưa đi đôi với làm, phải làm như nói thì cử tri mới tin" - ĐB Nguyễn Thái Học nhấn mạnh.
Đồng quan điểm này, ĐB Nguyễn Trung Thu (Long An) phân tích ở góc độ chủ trương đẩy mạnh xã hội hóa trên nhiều lĩnh vực thời gian qua. Theo ĐB này, qua tiếp xúc cử tri, dân kêu rất nhiều về lộ phí, viện phí, học phí. "Các khoản thu phí, đóng góp do xã hội hóa sẽ đè nặng lên vai người dân. Xã hội hóa là chủ trương đúng nhưng cần thực hiện có lộ trình cho phù hợp với sức dân chứ không phải thực hiện cho bằng được cái mục đích mà chúng ta mong muốn nhưng không tính đến tác động tiêu cực đến dân" - ĐB Nguyễn Trung Thu nói.
Nhấn mạnh sự phục hồi kinh tế hiện nay vẫn chủ yếu là tăng trưởng về số lượng chứ chưa có biến chuyển về chất lượng, ĐB Huỳnh Nghĩa, Trưởng Đoàn ĐBQH TP Đà Nẵng Đáng lo ngại là tình trạng chênh lệch giữa doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp FDI ngày càng sâu sắc. Trong khi doanh nghiệp FDI tiếp tục gia tăng, phát triển nhanh thì khu vực nội địa lại thụt lùi, quý 1-2015 số doanh nghiệp đóng cửa còn nhiều hơn quý 1-2014.
ĐB Huỳnh Nghĩa cho rằng tháo gỡ khó khăn về kinh tế phải có tầm nhìn và tránh ảo tưởng
Phân tích cơ cấu nhập khẩu cũng cho thấy đó là cơ cấu của một nền công nghiệp phụ thuộc, phản ánh một nền công nghiệp thấp vẫn duy trì. Nợ xấu gần như còn nguyên, là gánh nặng của nền kinh tế nhưng chưa được xử lý theo nguyên tắc thị trường, không biết đến bao giờ mới xử lý hết được. Vấn đề nợ công đang gia tăng ở mức độ cao, khả năng trả nợ đã trạm đáy báo động.
ĐB Huỳnh Nghĩa đề xuất, tư duy, phương pháp xử lý nợ xấu phải theo nguyên tắc thị trường, gắn với giải quyết thị trường bất động sản để tránh ảo tưởng. Giải quyết nợ công phải bằng các giải pháp quản lý nợ công đúng pháp luật và có tầm nhìn. Nâng cấp khu vực doanh nghiệp trong nước phải được bắt đầu từ xây dựng công nghiệp phụ trợ và công nghiệp chất lượng cao.
Cũng tại phiên thảo luận sáng nay, sau khi phân tích rõ 7 nhóm khó khăn về kinh tế xã hội năm 2014 và những tháng đầu năm 2015 nêu trong báo cáo của Chính phủ, ĐB Đỗ Văn Đương (TP Hồ Chí Minh) chỉ ra, hơn bao giờ hết người dân đang mong chờ một cú hích lớn trong chỉ đạo điều hành của nhà nước để tạo bước đột phá mới trong phát triển kinh tế xã hội.
Theo_An ninh thủ đô
Người dân băn khoăn khi giao nộp xe máy thải loại Phần lớn người lao động cho rằng chưa rõ quy định của Chính phủ về việc thu hồi xe máy thải loại và mong muốn được hỗ trợ kinh phí khi giao nộp phương tiện. Đồng tình với quy định của Chính phủ nhằm giảm tác động xấu đến môi trường, tuy nhiên anh Nguyễn Văn Thành, làm nghề xe ôm ở Cầu...