Thu hồi vắc- xin tiêm dịch vụ không đạt chuẩn
Vắc-xin “6 trong 1″ bị thu hồi do có nguy cơ không đạt chuẩn. (Ảnh minh họa)
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh thành đề nghị thu hồi lô vắc-xin Infanrix hexa, số đăng ký: QL QLVX-0374-10, số lô A21CB274A, do Công ty Sapharco nhập khẩu và Công ty Phytopharma phân phối.
Vắc-xin “6 trong 1″ ngừa 6 bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, viêm gan B và HIB vì có nguy cơ không đạt chất lượng.
Video đang HOT
Đây là vắc-xin được tiêm chủng dạng dịch vụ (không thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng Quốc gia). Còn trong chương trình tiêm chủng mở rộng của nước ta mới có vắc- xin “5 trong 1″.
Thông báo này được Cục quản lý Dược đưa ra ngay khi có báo cáo từ nhà sản xuất về việc phát hiện bề mặt của một khu vực bào chế vắc-xin nhiễm một lượng nhỏ vi khuẩn bacillus cereus. Vi khuẩn này thường được tìm thấy tỏng đất và thực phẩm có thể gây ra ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa.
Thu Trịnh
Theo Khampha
Bớt phản ứng phụ khi tiêm phòng
Bại liệt, bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm màng não mủ... là những căn bệnh nguy hiểm, dễ gây tử vong và để lại các di chứng hàng đầu đối với trẻ em. Việc phòng ngừa những căn bệnh này cho trẻ đã trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu của toàn thế giới.
Phương pháp hiệu quả nhất giúp trẻ phòng ngừa những bệnh nguy hiểm nói trên chính là tiêm phòng vắc-xin. Tuy ý thức được hiệu quả và lợi ích của việc tiêm phòng nhưng thực tế, không ít bà mẹ vẫn ngần ngại do sau những lần chích ngừa, đôi lúc trẻ gặp những phản ứng phụ không mong muốn. Lịch tiêm chủng dày đặc cũng khiến cho nhiều người ái ngại.
Tâm lý chung của các bà mẹ là làm thế nào vừa giúp con phòng được nhiều bệnh mà lại ít bị các phản ứng phụ và số lần tiêm càng ít càng tốt.Điều này bây giờ đã không phải lo lắng nữa bởi đã có các vắc-xin phối hợp được sử dụng rộng rãi, là phương pháp tiên tiến trong việc giúp trẻ phòng ngừa các bệnh nguy hiểm thường gặp vì vừa giảm số mũi tiêm đáng kể so với tiêm từng vắc-xin riêng lẻ vừa giúp trẻ ít đau hơn, giảm chi phí và lịch tiêm được rút ngắn nêndễ nhớ.
Chẳng hạn như với vắc-xin phòng ho gà, trước đây, người ta sử dụng toàn bộ tế bào vi khuẩn ho gà để sản xuất, gọi là vắc-xin phối hợp ho gà toàn tế bào. Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học, vắc-xin phối hợp mới ho gà vô bào đã ra đời, không sử dụng toàn bộ tế bào mà chỉ chọn lọc một vài thành phần ho gà nên hiệu quả phòng bệnh cao hơn và giảm đáng kể các phản ứng phụ sau tiêm cho trẻ (ít sốt, bớt sưng đau...).Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay, vắc-xin phối hợp có chứa thành phần ho gà vô bào đang là vắc-xin mà muốn tiêm thì phải trả phí.
Nhưng dù cho các vắc-xin có tiến bộ đến đâu thì cũng rất cần các bậc cha mẹ phải nâng cao hiểu biết để chủ động hạn chế các phản ứng phụ đáng tiếc xảy ra khi tiêm phòng cho trẻ. Cụ thể như:
- Chích ngừa cho trẻ đúng độ tuổi quy định cho từng loại vắc-xin, theo khuyến cáo của các tổ chức y tế.
- Không chích ngừa khi trẻ đang bệnh hoặc sức khỏe không đủ tốt.
- Lựa chọn những vắc-xin phối hợp chứa các thành phần kháng nguyên có lợi, làm giảm các tác dụng phụ sau tiêm (như sốt, đau, sưng chỗ tiêm...).
Theo NLĐ
Những loại vắc xin trẻ cần phải được tiêm 1. Viêm gan B Trẻ sơ sinh cần phải được tiêm ngay sau khi sinh 24h, và nhận được một liều lượng tương tự từ khi được 1 đến 2 tháng tuổi và một phần ba liều tương tự vào lúc 6 đến 18 tháng tuổi. Thuốc chủng ngừa này bảo vệ trẻ chống lại virus viêm gan B - virus lây lan...