Thu hồi nợ xấu bằng tiền mặt đang là xu hướng tích cực trên thị trường
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh TP HCM cho hay, tính đến hết tháng 11/2019 có đến 44.600 tỷ đồng nợ xấu các ngân hàng xử lý thu bằng tiền, chiếm 44,8% tổng nợ xấu xử lý được, tăng 51% so với năm 2018.
Đó là số liệu được đưa ra trong báo cáo tổng kết tình hình hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn TP HCM năm 2019.
Thu hồi nợ xấu bằng tiền mặt đang là xu hướng tích cực trên thị trường
NHNN Chi nhánh TP HCM đánh giá đây là xu hướng tích cực khi xét trên yếu tố khách quan có yếu tố thị trường hàng hóa, thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán… tiếp tục tăng trưởng và phát triển ổn định, đã tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức tín dụng trên địa bàn kiểm soát và xử lý nợ xấu thu bằng tiền.
Bên cạnh đó, xu hướng thị trường cũng giúp các ngân hàng xử lý nợ xấu tốt hơn, khi trong năm qua hệ thống ngân hàng có kết quả kinh doanh khả quan nên nợ xấu được kiểm soát. Chẳng hạn như HDBank, trong 11 tháng năm 2019, tổng dư nợ cho vay của ngân hàng này đạt hơn 153.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt hơn 5.018 tỷ đồng.
Bên cạnh xử lý nợ xấu, công tác cơ cấu các tổ chức tín dụng theo Quyết định 1058 của Chính phủ cũng đạt được nhiều kết quả tích cực. Đơn cử thời gian qua các ngân hàng khắc phục được những hạn chế về bộ máy và hiệu quả hoạt động, qua đó nâng cao hiệu quả kinh doanh và xử lý nợ xấu triệt để hơn. Những điều này đã góp phần quan trọng trong việc giữ ổn định thị trường tiền tệ và hoạt động của từng ngân hàng. Hoạt động xử lý nợ xấu hiệu quả hơn được các ngân hàng nhấn mạnh đến yếu tố cơ cấu hoạt động kinh doanh, cơ cấu sản phẩm dịch vụ trên cơ sở xây dựng thương hiệu trên thị trường tài chính trong xu hướng công nghệ hóa.
Khi hoạt động kinh doanh ổn định, năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh của các tổ chức tín dụng được cải thiện, tổng tài sản của riêng 12 ngân hàng thương mại có hội sở ở TP HCM trong năm qua đã tăng 13,53% so với năm 2018; vốn điều lệ của nhóm ngân hàng này cũng tăng 6,43%; huy động vốn tăng 13,47%; dư nợ tín dụng tăng 13,16%; nợ xấu chỉ chiếm 1,63% tổng dư nợ nhóm ngân hàng này.
Video đang HOT
Một số tổ chức tín dụng không ngừng cải thiện vị trí cạnh tranh và xây dựng được thương hiệu trên thị trường tài chính trong nước, khu vực và quốc tế như VIB, ACB… Trong đó cạnh tranh thu hút khách hàng bằng tiện ích sản phẩm, giảm giá dịch vụ và bằng phong cách giao dịch, văn hóa giao tiếp… những vấn đề cốt lõi của cải cách hành chính trong hoạt động ngân hàng đã được các tổ chức tín dụng trên địa bàn TP HCM triển khai mạnh mẽ.
Đặc biệt, dịch vụ ngân hàng phát triển gắn với mở rộng các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt lĩnh vực cung cấp dịch vụ công và thanh toán tiêu dùng qua ví điện tử, hay cung ứng dịch vụ thanh toán hàng hóa thiết yếu ở siêu thị, xăng dầu… Việc các ngân hàng tích cực đẩy mạnh các dịch vụ thanh toán hiện đại đã hỗ trợ cho thương mại điện tử phát triển và đề án xây dựng thành phố thông minh của chính quyền TP HCM trong năm 2019 và trong thời gian tới.
P.V
Theo petrotimes.vn
'Nợ xấu của chu kỳ tín dụng mới chưa tăng mạnh'
"Khi tăng trưởng tín dụng tăng cao trong giai đoạn 2014-2017, chúng tôi cho rằng một loạt các khoản nợ xấu mới có thể xuất hiện vào cuối của một chu kỳ tín dụng 5 năm (2019-2022). Tuy nhiên, làn sóng nợ xấu mới chưa thành hiện thực trong năm 2019", chuyên gia của SSI cho biết.
'Nợ xấu của chu kỳ tín dụng mới chưa tăng mạnh'
Trong một báo cáo công bố mới đây, chuyên gia của Công ty Chứng khoán SSI nêu một đánh giá đáng chú ý: nợ xấu của chu kỳ tín dụng mới chưa tăng mạnh.
"Khi tăng trưởng tín dụng tăng cao trong giai đoạn 2014-2017, chúng tôi cho rằng một loạt các khoản nợ xấu mới có thể xuất hiện vào cuối của một chu kỳ tín dụng 5 năm (2019-2022). Tuy nhiên, làn sóng nợ xấu mới chưa thành hiện thực trong năm 2019", chuyên gia của SSI cho biết.
Trên thực tế, tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống ghi nhận ở mức 1,98% vào cuối tháng 8. Nợ xấu thực tế (bao gồm nợ xấu báo cáo, nợ xấu tái cấu trúc và nợ đã bán cho VAMC) liên tục giảm từ hơn 10,08% trong năm 2016, còn 7,7% trong năm 2017 và 6,3% trong năm 2018, tiếp tục giảm xuống chỉ còn 4,84% vào cuối tháng 8/2019.
Tỷ lệ nợ xấu giảm như vậy đã vượt kế hoạch giảm tỷ lệ nợ xấu thực tế còn 5% của Chính phủ trong năm 2019.
Tính toán của SSI cho thấy, tỷ lệ nợ xấu kết hợp (bao gồm nợ đã bán cho VAMC) đã giảm từ 3,2% vào năm 2018 còn 2,7% vào quý III/2019. Đồng thời, tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLCR) đã cải thiện từ 43,4% lên 59,5%.
Năm 2020, chuyên gia của SSI cho rằng xu hướng này sẽ tiếp diễn.
Hiện chỉ có VietinBank, HDBank và LienVietPostBank (trong số các ngân hàng niêm yết) là còn số dư lớn trái phiếu VAMC cần được xử lý, trong khi SSI ước tính nợ xấu mới hình thành sẽ tương đối trầm lắng.
Nhìn lại, 2014 -2015 là những năm đỉnh điểm đánh dấu việc VAMC mua nợ xấu từ các ngân hàng. Phần lớn trái phiếu VAMC có kỳ hạn 5 năm đã và sẽ đáo hạn vào năm 2019-2020. Năm 2019, Agribank và VPBank công bố đã hoàn tất việc xử lý trái phiếu VAMC. BIDV cũng đã lên kế hoạch xử lý trái phiếu VAMC còn lại trong năm 2019.
Ngược lại, trong quý IV/2018, tại VietinBank đã xuất hiện 13,4 nghìn tỷ đồng trái phiếu VAMC mới sau khi kế hoạch tái cấu trúc ngân hàng trong giai đoạn 2016-2020 được phê duyệt. Năm 2019, ngân hàng này đã trích lập dự phòng cho 54% tổng số trái phiếu VAMC.
Đối với HDBank, tốc độ trích lập dự phòng chậm hơn nhiều so với ước tính, trong khi kế hoạch sáp nhập với PGBank đã bị trì hoãn cho đến nay.
Mặc dù hiện tại nợ xấu của chu kỳ tín dụng mới chưa tăng mạnh nhưng trong tương lai, SSI lưu ý đến rủi ro một đợt hình thành nợ xấu mới đang quay trở lại, do nợ xấu mới hình thành từ các khoản vay tiêu dùng hoặc từ nợ xấu cũ đã được tái cơ cấu, nay được định giá lại.
Minh Tâm
Theo vietnamfinance.vn
Thêm ngân hàng lọt vào "câu lạc bộ" 10 nghìn tỷ đồng lợi nhuận năm 2019 Lợi nhuận trước thuế hợp nhất năm 2019 của MB đạt trên 10.000 tỷ tăng 29% so với năm 2019 và vượt 5% kế hoạch. Ảnh minh họa. Thông tin mới từ Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) cho biết, kết thúc năm 2019, tổng tài sản của ngân hàng đạt gần 400.000 tỷ đồng, tăng trưởng 13% so với năm 2018. Tài...