Thu hồi giấy phép văn phòng đại diện của 2 ngân hàng ngoại
Hai ngân hàng có trách nhiệm thực hiện các thủ tục chấm dứt hoạt động, đóng cửa Văn phòng đại diện theo quy định về trình tự, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng.
Ảnh minh họa.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành quyềt định về việc thu hồi Giấy phép Văn phòng đại diện hai ngân hàng bao gồm Ngân hàng Kookmin và Ngân hàng Commonwealth Bank of Australia tại Hà Nội.
Theo đó, Ngân hàng Commonwealth Bank of Australia và Ngân hàng Kookmin có trách nhiệm thực hiện các thủ tục chấm dứt hoạt động, đóng cửa Văn phòng đại diện theo quy định về trình tự, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, trình tự, thủ tục thu hồi giấy phép văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng và các quy định có liên quan của pháp luật hiện hành.
Video đang HOT
Trong thời hạn tối đa 7 ngày làm việc kể từ ngày quyết định có hiệu lực thi hành, văn phòng đại diện 2 ngân hàng trên tại Hà Nội phải công bố quyết định thu hồi giấy phép trên một tờ báo in hàng ngày trên toàn quốc trong 3 số liên tiếp hoặc báo điện tử Việt Nam trong thời hạn 7 ngày làm việc và phải niêm yết tại trụ sở văn phòng đại diện.
Được biết, Ngân hàng Kookmin chi nhánh Hà Nội được cấp phép thành lập vào tháng 12/2018, với vốn được cấp là 35 triệu USD. Trong khi đó, Văn phòng đại diện của Commonwealth Bank đặt tại Hà Nội đã được cấp phép và chính thức hoạt động từ tháng 11/2000.
LINH LINH
Số doanh nghiệp BĐS đóng cửa tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái
Số doanh nghiệp kinh doanh BĐS tạm ngừng hoạt động tăng mạnh nhất (94,1%) trong quý 1/2020 so với cùng kỳ năm 2019.
Đó là thông tin nghiên cứu của TS. Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV nói về tác động của dịch Covid-19 đến các ngành kinh tế.
Theo nhóm nghiên cứu này, ở lĩnh vực kinh doanh bất động sản, chịu ảnh hưởng rõ nét nhất là lĩnh vực cho thuê mặt bằng thương mại, văn phòng cho thuê, khách sạn, căn hộ.
Tình trạng dịch Covid-19 đã khiến người dân hạn chế mua sắm trực tiếp tại các trung tâm thương mại (giảm khoảng 70-80% trong tháng 2 và 3 - theo CBRE); nhiều chủ cửa hàng đã trả lại mặt bằng, hoặc đàm phán để người cho thuê giảm giá và nhiều đơn vị chủ sở hữu mặt bằng cũng đã chủ động giảm 20-40% giá thuê.
Còn với khối văn phòng, bệnh dịch làm trì hoãn hoạt động đầu tư ở khối này và tăng trưởng cho thuê sẽ chậm hơn do số người làm việc từ xa tăng, giảm tỷ lệ sử dụng văn phòng, do đó các chủ nhà với hợp đồng thuê ngắn hạn sẽ là đối tượng dễ bị thiệt hại nhất. Theo CBRE, với kịch bản dịch Covid-19 được kiểm soát trong quý 2/2020, tỷ lệ trống phân khúc văn phòng tại Tp.HCM tăng từ 7-14%.
Trong khi đó, khách sạn hầu như vắng khách, lượt khách du lịch giảm đã kéo theo công suất tiêu thụ phòng của các khách sạn cao cấp giảm 40-60% quý 1/2020 so với cùng kỳ năm trước.
Phân khúc căn hộ cũng gặp khó khăn khi nhu cầu mua để ở, mua để đầu tư và nhóm khách nước ngoài đều giảm, lượng giao dịch trong quý giảm đến 80% so với cùng kỳ năm trước, tỷ lệ hấp thụ chỉ đạt 14,3% (theo Hiệp hội môi giới BĐS); còn tại TP.HCM, tỷ lệ tiêu thụ căn hộ quý 1/2020 giảm 37% so với cùng kỳ năm trước.
Trong bối cảnh đó, mặc dù giá trị sản phẩm ngành tăng nhẹ (2,65%), thấp hơn nhiều so với mức tăng 4,75% quý 1/2019; nhưng giá cổ phiếu nhóm ngành này giảm mạnh (-26,3%) trong quý 1/2020 so với đầu năm.
Đặc biệt, theo số liệu nghiên cứu của nhóm tác giả này, số doanh nghiệp kinh doanh BĐS tạm ngừng hoạt động tăng mạnh nhất (94,1%) trong quý 1/2020 so với cùng kỳ năm 2019.
Báo cáo mới đây của JLL Việt Nam cũng chỉ ra, có 6 lĩnh vực có số doanh nghiệp thành lập mới giảm so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành giảm mạnh nhất là nghệ thuật, vui chơi giải trí, giảm 22.5% và kinh doanh bất động sản giảm 12%.
Chỉ tính riêng các sàn giao dịch bất động sản, trong 2 tháng đầu năm, dưới tác động của dịch Covid-19 và sự chậm trễ trong vấn đề pháp lý đã khiến cho 500 sàn (trong tổng số 1,000 sàn) trong cả nước phải đóng cửa một phần, hoặc toàn phần.
Hạ Vy
Giám đốc thị trường vốn Cushman & Wakefiel: 6 nút thắt cần gỡ bỏ để BĐS phục hồi sau đại dịch Covid-19 Dưới tác động của Covid-19, theo đại diện Cushman & Wakefiel cần giải quyết các vấn đề cơ cấu chính cho thị trường bằng cách hợp tác với các doanh nghiệp tư nhân để cải thiện khung pháp lý và rót một lượng tiền mặt cần thiết vào các khu vực ngân hàng và cho vay tư nhân trên các thị trường vốn....