Thu hồi đất – không nên nghĩ là chuyện… khốc liệt!
Ghi nhận điểm tích cực trong luật Đất đai sửa đổi Quốc hội vừa thông qua, GS.TSKH Đặng Hùng Võ cho rằng, xác định trường hợp thật cần thiết nhà nước mới thu hồi đất sẽ tạo ra sự bình đẳng, không thu hồi cho các… đại gia.
Nguyên Thứ trưởng Bộ TN-MT, một chuyên gia trong lĩnh vực quản lý đất đai tham gia ý kiến tại cuộc tọa đàm về Luật Đất đai sửa đổi tổ chức ngày 3/1, nhằm lấy ý kiến đóng góp xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2013.
GS. TSKH Đặng Hùng Võ đánh giá, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) vừa được thông qua đã có quy định tiến bộ về thu hồi đất. Ngoài hai trường hợp thu hồi do vi phạm pháp luật về đất đai và do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người, Nhà nước thu hồi vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.
GS Đặng Hùng Võ: “Nhà nước chỉ thu hồi theo tính chất dự án chứ không theo phân loại đầu tư, tức là không thu hồi cho các “đại gia”.
Nguyên Thứ trưởng Bộ TN-MT cho rằng, không nên nhìn vấn đề thu hồi đất là chuyện… khốc liệt. Theo đó, cơ chế thu hồi đất có thể được làm mềm. Điểm tiến bộ, theo ông Võ, là dù có thu hồi để phát triển kinh tế – xã hội thì cũng đều phải có mũ chung là “vì lợi ích quốc gia, công cộng”. Điểm này tương đối khác biệt với tiêu chí trước đó là “Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân đang sử dụng trong trường hợp thật cần thiết do luật định vì mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế, xã hội”.
Video đang HOT
Theo phân tích này, luật sửa đổi đã chi tiết hóa được tiêu chí để xác nhận “trường hợp thật cần thiết”. Điều đó có nghĩa, Nhà nước không ra quyết định thu hồi đất cho nhóm dự án có vốn được đầu tư lớn thuộc nhóm A và dự án có 100% vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI). Điều đó tạo ra sự bình đẳng trong tiếp cận đất đai giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ và doanh nghiệp lớn, bình đẳng giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
“Nhà nước chỉ thu hồi theo tính chất dự án chứ không theo phân loại đầu tư, tức là không thu hồi cho các “đại gia” – ông Võ bình luận.
Liên quan bồi thường, tái định cư, dù giá trị bồi trả “ngang giá đất thị trường” nhưng ông cho rằng phải căn cơ tính toán những yếu tố về “sinh kế, nghề nghiệp và điều kiện” sống thay đổi. Hiện nay mới chỉ dùng cơ chế hỗ trợ trong vòng từ 6 tháng – 1 năm.
Với quy định về Hội đồng thẩm định giá đất, ông Đặng Hùng Võ cho rằng, nếu hiểu thẳng thắn thì hội đồng này chỉ có chức năng tư vấn. Quyền quyết định vẫn là thẩm quyền của UBND tỉnh. Vì thế, nếu để quy định này phát huy hết sự tiến bộ thì tới đây, cần có nghị định cụ thể quy định theo hướng giá đất chỉ được quyết định trong khung của hội đồng đưa ra.
Bình luận thêm về văn bản luật sẽ có hiệu lực từ tháng 7/2014, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường nhìn nhận, Luật Đất đai sửa đổi đã tiếp thu nhiều kiến nghị theo hướng tích cực, đặc biệt về quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất. Ông cũng bày tỏ sự ủng hộ việc mở rộng thị trường bất động sản cho người nước ngoài. Tuy nhiên, ở điểm này cần tính toán thêm đến điều kiện tương đương trong quan hệ ngoại giao – chỉ mở cho nước nào cho phép công dân Việt Nam mua nhà, đất…
GS, TSKH Đặng Hùng Võ cũng đặt vấn đề, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng chống tham nhũng cũng đã bổ sung thêm một điều về trách nhiệm giải trình của cán bộ quản lý trước cấp trên. Điều này cần lưu ý trong hướng dẫn triển khai Luật Đất đai sửa đổi. Luật đã khích lệ việc tạo dựng cơ hội để người dân tham gia lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; lập phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư. Luật có riêng một điều (Điều 199) về quyền giám sát của công dân đối với việc quản lý, sử dụng đất đai và Điều 200 về xây dựng và vận hành hệ thống theo dõi, đánh giá đối với quản lý và sử dụng đất đai, trong đó hướng tới vai trò giám sát của các tổ chức xã hội, doanh nghiệp và người dân.
Các ý kiến tại cuộc tọa đàm cũng đưa ra khuyến nghị các cơ quan soạn thảo nghị định phát huy các sáng kiến về giải pháp để người bị thu hồi đất được đảm bảo đời sống, thu nhập tốt hơn hoặc ít nhất là bằng mức khi chưa bị thu hồi. Đây là cách tiếp cận duy nhất để tạo được sự đồng thuận và công bằng xã hội trong quá trình phát triển đất nước.
Theo Dantri
Mát-xa phá sức
Dưới ánh đèn mờ ảo cùng tiếng nhạc, nữ tiếp viên lả lơi mời chào: "Thư giãn anh nhé! Em chiều tới... Z". "Điệp khúc" này trở thành slogan được nhân viên massage sử dụng để chèo kéo khách đi "dịch vụ" ngoài luồng.
Chiều khách
Những ngày cuối tuần, các cơ sở đấm bóp, massage ở TPHCM ken đầy người. Khi đã chếnh choáng hơi men, khoảng 20 giờ, H., một tay ăn chơi có tiếng ở quận Thủ Đức rủ cả đám cùng vào nhà hàng massage T.V trên đường Cao Thắng (quận 3). Bảo vệ nhà hàng kêu chúng tôi vào quầy tiếp tân mua vé. Vé có hai loại: "Vé thường 100.000 đồng/người, vé VIP 150.000 đồng/người. Mỗi vé này, khách và nhân viên được phép "gần nhau" 45 phút trong phòng kín. Muốn "tâm sự" thêm với em út thì phải trả thêm phí và tiền bo cho nhân viên", nữ tiếp tân nói. Để khách hiểu rõ hơn các dịch vụ, tiếp tân giải thích thêm: "Vé thường bao gồm xông hơi khô hoặc xông ướt, tắm thủy lực tập thể, sau đó được em út "chăm sóc" tại phòng kín. Vé VIP cũng gồm các dịch vụ như vé thường nhưng khách được nữ nhân viên "tắm tiên" tại một phòng riêng. Khách và nhân viên được "thân mật" với nhau, tiền bo tính riêng. Muốn được em út "chiều tới bến" thì ngoài tiền bo tối thiểu 200.000 đồng/lượt, khách phải "bơm" thêm "đạn".
Tiếp viên ăn mặc gợi cảm
Đêm về khuya, tuy ngoài đường vắng người qua lại nhưng trước cửa những tiệm massage, xông hơi đèn điện vẫn sáng trưng, khách ra vào tấp nập và không có dấu hiệu cho thấy đêm dần trôi tại "thiên đường sung sướng". Một số ông khách đã ngà ngà cặp kè bên mấy em nhân viên dập dìu đi vào phòng, kèm theo những tiếng cười sặc sụa. 23 giờ, chúng tôi ghé tiệm massage S.H nằm trên Quốc lộ 13. Mua vé xong, một nam phục vụ ghé tai chúng tôi thì thầm: "Cần em trẻ, đẹp thì bồi dưỡng 50.000 đồng tôi lựa cho". Biết là "bồi tiêm" "đánh lẻ" nên chúng tôi lắc đầu đi thẳng vào trong.
Gọi là kỹ thuật viên massage nhưng nhiều cô gái không biết đấm bóp, chỉ giỏi sờ soạng, kích thích và bày đủ chiêu chèo kéo khách "thư giãn" nhằm kiếm tiền bo. Đối tượng mà họ nhắm đến là những ông khách ngà ngà, đám thanh niên choai choai thuộc dạng "ngựa non háu đá".
Phận nữ Massage
"Nghĩ lại những tháng ngày vùi mình với nghề massage, em vẫn chưa hết rùng mình. Ai cũng nghĩ, nhân viên tụi em được ăn sung mặc sướng, tiền tiêu xả láng, nhưng họ không hiểu hết những tủi nhục mà tụi em trải qua. Cuộc sống của em chỉ quẩn quanh với việc tiếp khách đến tận khuya. Mệt mỏi, căng thẳng, đôi lúc gặp phải khách say xỉn, vô văn hóa thì bị chửi rủa, lăng mạ ác ý, thô tục nhất trần đời. Thời gian đầu mới nghe, em chết lặng và chỉ biết khóc thầm. Nhưng về sau phải cắn răng chịu đựng, nghe riết rồi cũng quen, lâu dần thì mất cảm giác trước tất cả những lời thóa mạ của khách", Kiều, một nữ nhân viên massage đã giải nghệ kể lại trong xót xa.
Chung suy nghĩ với Kiều, Mai - nhân viên nhà hàng massage tại quận 2 tâm sự: "Mỗi ngày tụi em phải phục vụ cả chục gã đàn ông. Già có, trẻ có, bẩn có và bẩn kinh khủng cũng có, nhiều lúc còn gặp cả khách "dê cụ" đòi "hành xử" ngay tại phòng. Khách có nhu cầu sao, tụi em phải ngoan ngoãn phục vụ vậy. Nếu không nhiệt tình, không làm khách vui, nhân viên thư giãn sẽ mất tiền bo, thậm chí sẽ bị bảo kê "hỏi thăm" và xử đẹp. Khách đến massage đủ mọi thành phần, đẳng cấp, lứa tuổi. Tiếp viên cũng được chia làm hai, ba loại. Ở đẳng cấp cao là những em trẻ, xinh đẹp, chịu chơi. Những tay đẳng cấp thấp thì chọn những phụ nữ lớn tuổi, kém xinh đẹp hơn. Giữa họ luôn diễn ra cuộc cạnh tranh khốc liệt về khách - tình - tiền. Đã là nhân viên thì đành chịu nhiều tủi nhục, bon chen "cày" cả ngày lẫn đêm. Sẵn tiền bo thì ăn chơi sa đọa, muốn nổi trội thì phải dùng mỹ phẩm và liên tục tẩy trang nên sức khỏe và nhan sắc bị tàn phai khủng khiếp. Lúc lớn tuổi, già và xấu sẽ bị khách chê rồi đổi qua đổi lại như món hàng. Khi thất nghiệp, chẳng biết tìm việc đâu mà làm vì người đời thường hay ghẻ lạnh với gái massage. Ngẫm thấy, phía trước mịt mù, tất cả rồi lại về với hai bàn tay trắng và những tủi nhục hằn sâu trong trí óc".
Trong thế giới massage đầy rẫy toan tính, cạm bẫy của cả khách làng chơi lẫn nữ nhân viên, vô hình trung tạo thành những mảng tối ô hợp với muôn vàn đắng cay, tủi nhục, đau khổ mà người chịu thiệt lại là nữ nhân viên. Cạnh tranh, đào thải trong giới diễn ra liên tục. Kết thúc một đời massage thì phận nhân viên chỉ còn lại hai bàn tay trắng. Không những vậy, nhiều người còn bị lôi kéo bán dâm, đi theo con đường hút chích, trộm cắp... dẫn đến tù tội. Đa phần các nhà hàng massage thường "tặng thêm" cho khách dịch vụ xông hơi bằng các loại "dược liệu" có mùi thơm đặc biệt như quế, hương sả... Tuy nhiên, ít ai biết rằng hương liệu dùng xông hơi đều là hóa chất không nguồn gốc, nhãn mác được bán trôi nổi trên thị trường gây nguy hại đến sức khỏe con người.
Theo CAND
Năm 2014, giá đất tại Hà Nội cao nhất là 81 triệu đồng/m2 Trong phiên làm việc buổi chiều (6-12), HĐND TP đã thảo luận và thông qua Nghị quyết về việc ban hành khung giá các loại đất năm 2014 trên địa bàn TP Hà Nội. Theo đó, giá đất ở trên địa bàn TP cao nhất là 81 triệu đồng/m2 và thấp nhất là 400.000 đồng/m2. UBND TP Hà Nội cho biết, khung giá...