Thu hồi các dự án bỏ hoang ở Vân Đồn
Theo yêu cầu, với dự án hoàn thành thủ tục đầu tư nhưng chậm triển khai, Ban quản lý Khu kinh tế rà soát, nếu nhà đầu tư không đáp ứng được yêu cầu thì thu hồi.
UBND tỉnh Quảng Ninh vừa ban hành kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Thắng tại cuộc họp rà soát các dự án có sử dụng đất, mặt nước sử dụng vốn ngoài ngân sách nhà nước trên địa bàn Khu kinh tế Vân Đồn.
Theo đó, lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh yêu cầu Ban quản lý Khu kinh tế, các sở, ngành có liên quan và UBND huyện Vân Đồn tiếp tục rà soát kỹ lưỡng để đề xuất xử lý cụ thể đối với từng dự án theo hướng đối với một số dự án quan trọng, có tính động lực, tạo sức lan tỏa, thu hút đầu tư; một số dự án đã tạm dừng triển khai theo chủ trương của tỉnh này qua rà soát vẫn phù hợp với quy hoạch và cần thiết triển khai thực hiện tiếp thì khẩn trương tham mưu, đề xuất với Tỉnh ủy, UBND tỉnh cho tiếp tục triển khai thực hiện.
Đối với nhóm dự án đã hoàn thành các thủ tục đầu tư theo quy định nhưng chậm triển khai do nguyên nhân chủ quan từ phía nhà đầu tư: Ban quản lý Khu kinh tế chủ trì phối hợp với các sở, ngành tham mưu cho UBND tỉnh có văn bản đôn đốc, yêu cầu nhà đầu tư thực hiện dự án, trong văn bản nêu rõ các yêu cầu, điều kiện đối với nhà đầu tư (về tiến độ, tài chính,…), nếu nhà đầu tư không đáp ứng được các yêu cầu của tỉnh thì thực hiện các thủ tục thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, chủ trương đầu tư, quy hoạch, địa điểm,… để xem xét, lựa chọn nhà đầu tư khác có đủ năng lực thực hiện.
Đối với các dự án đang hoàn thiện thủ tục đầu tư (Khu phức hợp nghỉ dưỡng giải trí cao cấp Vân Đồn tại xã Vạn Yên; Phân khu B8 thuộc Dự án Con đường di sản tại xã Hạ Long; Tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng Sonasea Vân Đồn Harbor City – Phân khu 2; Khu dịch vụ và nghỉ dưỡng khu vực đảo Ngọc Vừng, huyện Vân Đồn – Phân khu B), yêu cầu đẩy nhanh tiến độ giải quyết các thủ tục liên quan (đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, quyết định chủ trương đầu tư) để sớm thực hiện dự án.
Đối với một số dự án lớn về phát triển dịch vụ, du lịch, đô thị khác đã tạm dừng triển khai hoặc có đề nghị điều chỉnh quy hoạch, tiến độ thực hiện,… ( Khu đô thị Ocean Park tại xã Hạ Long; Khu Du lịch sinh thái Làng nghề Bãi Dài tại xã Hạ Long; Khu Du lịch sinh thái VIT Hạ Long tại xã Quan Lạn; Khu du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái rừng, biển cao cấp Hòn Giai, xã Quan Lạn; Khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp Phượng Hoàng I tại đảo Phượng Hoàng, xã Ngọc Vừng…): Ban quản lý Khu kinh tế rà soát từng dự án, báo cáo UBND tỉnh nghe, chỉ đạo cụ thể.
Video đang HOT
Đối với các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng khu đô thị đã và đang triển khai: Yêu cầu kiếm soát tiến độ chặt chẽ, hạn chế việc gia hạn tiến độ thực hiện dự án và thời gian kinh doanh; trường hợp phải thực hiện gia hạn tiến độ, yêu cầu Ban quản lý Khu kinh tế, các sở, ngành cần rà soát, đánh giá tổng thể tình hình triển khai thực hiện dự án, xác định rõ nguyên nhân phải gia hạn, căn cứ để đề xuất thời gian gia hạn và phải đi kèm các điều kiện để bảo đảm hoàn thành theo đúng thời gian đã được gia hạn, tránh việc gia hạn nhiều lần cũng như lợi dụng việc gia hạn cho các mục đích khác của chủ đầu tư dự án.
Theo yêu cầu, Ban quản lý Khu Kinh tế chủ trì cùng UBND huyện Vân Đồn tiếp tục rà soát các khu vực, quỹ đất chưa giao nhà đầu tư mà có lợi thế, tiềm năng phát triển trên địa bàn đảo Cái Bầu và khu vực quần đảo Vân Hải để giới thiệu, kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tạo điều kiện cho nhà đầu tư có thể xem xét, quyết định đầu tư ngay và không bị trùng chéo với các dự án hiện có; báo cáo UBND tỉnh trong tháng 2/2019.
Theo báo cáo, trên địa bàn Khu kinh tế Vân Đồn đến thời điểm hiện nay có 124 dự án có sử dụng đất, mặt nước sử dụng vốn ngoài ngân sách, gồm: 42 dự án đã được giao đất, cho thuê đất (trong đó: 08 dự án đúng tiến độ, 24 dự án chậm tiến độ, 10 dự án đã thu hồi); 60 dự án chưa được giao đất và 22 dự án đã hoàn thành.
Đáng chú ý, trong 60 dự án chưa được giao đất có: 6 dự án đã được chấp thuận địa điểm nghiên cứu lập quy hoạch, phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch (nhưng chưa được phê duyệt quy hoạch, chưa lựa chọn chủ đầu tư); 18 dự án đã được phê duyệt quy hoạch, chưa lựa chọn chủ đầu tư (chưa chấp thuận chủ trương đầu tư/phê duyệt dự án đầu tư/giao chủ đầu tư/cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư); 17 dự án đã lựa chọn chủ đầu tư (Chấp thuận chủ trương đầu tư/phê duyệt dự án đầu tư/giao chủ đầu tư/cấp Giấy chứng nhận đầu tư) và 19 dự án đã chấm dứt hoạt động đầu tư/Hủy bỏ quy hoạch/Thu hồi chủ trương nghiên cứu quy hoạch.
Theo Vạn Xuân
BizLive
Chuyện ít biết đằng sau 13.000 tỉ huy động để xây dựng cao tốc Hạ Long - Hải Phòng
Sau lễ khánh thành dự kiến vào sáng 1.9 tới, ngay trong buổi chiều cùng ngày, cao tốc Hạ Long - Hải Phòng cũng sẽ được đưa vào sử dụng. Theo UBND tỉnh Quảng Ninh, tuyến cao tốc dài khoảng 25km này sẽ chính thức thông xe vào 13h, ngày 1.9.
Sau hơn 3 năm xây dựng, cao tốc Hạ Long - Hải Phòng, với điểm đầu nối với QL 18 đoạn qua Đại Yên, TP. Hạ Long và điểm cuối nối với cao tốc Hải Phòng - Hà Nội, chính thức khánh thành sáng 1.9.2018.
Tuyến cao tốc này mang nhiều dấu ấn, nhưng có lẽ hơn cả là sự quyết tâm, táo bạo nhằm tạo sự đột phá, Quảng Ninh đã xin Trung ương cho tiên phong thí điểm đứng ra huy động vốn để xây dựng - khoảng 13.000 tỉ đồng.
Ý tưởng về tuyến cao tốc này chỉ xuất hiện khi cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đang được xây dựng, trong khi tuyến QL 18 huyết mạch, kết nối Quảng Ninh với Hà Nội và các tỉnh, thành phía Bắc - liên tục tắc nghẽn; còn chủ trương xây dựng cao tốc Nội Bài - Hạ Long chỉ được Trung ương xem xét sau năm 2020.
Khó có thể cứ trông đợi vào vốn Trung ương, Quảng Ninh chủ động đề xuất và được Chính phủ cho phép tự huy động các nguồn vốn hợp pháp để xây dựng cao tốc.
Ban đầu, toàn tuyến dự định được xây theo hình thức B.O.T, nhưng vì vốn quá lớn nên phải tách làm hai phần.
Trong đó, 19,8km đường cao tốc từ Đại Yên, Hạ Long - cầu Bạch Đằng dùng tiền ngân sách; Dự án cầu Bạch Đằng, đường dẫn và nút giao thông tuyến cuối nối với cao tốc Hà Nội - Hải Phòng hơn 7.200 tỉ đồng, giao cho Cty CP B.O.T cầu Bạch Đằng, gồm liên danh 8 nhà đầu tư.
Cầu Bạch Đằng - một hợp phần quan trọng của cao tốc Hạ Long - Hải Phòng. Ảnh: Đỗ Phương
3 năm qua, chủ đầu tư, các nhà thầu miệt mài trên công trường thì lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh, các sở, ngành, địa phương cũng hầu như không tuần nào vắng mặt, nhằm đốc thúc, tháo gỡ khó khăn cùng các chủ đầu tư, các nhà thầu...
Để giúp các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công, tỉnh Quảng Ninh còn đem 365 tỉ đồng sang Hải Phòng ứng trước để giải phóng mặt bằng 1,7km nằm trên quận Hải An của Hải Phòng...
Khi đi vào hoạt động, cao tốc này sẽ rút ngắn tới gian Hạ Long - Hải Phòng xuống còn khoảng nửa tiếng, thay vì 2 tiếng đi theo tuyến lâu nay Hạ Long - Uông Bí - đường 10, dài khoảng 70km; đồng thời từ Hạ Long - Hà Nội chỉ mất 1h30 phút, thay vì 3-4 tiếng như hiện nay trên QL 18.
Cao tốc Hạ Long - Hải Phòng không chỉ phát huy thêm giá trị của cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, mà còn góp phần kết nối toàn khu vực tam giác phát triển Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, mở thêm những cơ hội phát triển kinh tế - xã hội lớn cho toàn khu vực. Tuyến cao tốc này cũng kết nối vào cao tốc Hạ Long - Vân Đồn sắp hoàn thiện, với điểm cuối Vân Đồn - nơi một sân bay quốc tế dự kiến cuối năm nay sẽ đón chuyến bay đầu tiên.
Theo Nguyễn Hùng
Lao động
"Siêu dự án" rộng 4.690m2 của Tập đoàn Hạ Long bị thu hồi UBND tỉnh Quảng Ninh vừa ra quyết định thu hồi dự án Khu dịch vụ thương mại tổng hợp rộng 4.690m2 của Tập đoàn Hạ Long tại thị trấn Quảng Hà, huyện Hải Hà do chậm triển khai hơn 5 năm. Quyết định thu hồi dự án được Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Vũ Văn Diện ký ngày 1/8/2018, nêu rõ,...