Thu hồi bằng Tiến sĩ của phó Viện trưởng Ngân hàng – Tài chính

Theo dõi VGT trên

Bộ GD-ĐT vừa giao cho Vụ Giáo dục Đại học tham mưu cho Bộ trưởng Bộ GD-ĐT tiến hành thu hồi bằng tiến sĩ của ông Hoàng Xuân Quế với lý do “đạo văn”.

Thu hồi bằng Tiến sĩ của phó Viện trưởng Ngân hàng - Tài chính - Hình 1

Đồng thời, Bộ GD-ĐT cũng kiến nghị Hội đồng Chức danh giáo sư Nhà nước xem xét thu hồi quyết định công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh phó giáo sư của vị giảng viên này.

Ngày 4/10, Bộ GD-ĐT đã có kết luận nội dung tố cáo đối với ông Hoàng Xuân Quế, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân.

Theo nội dung tố cáo, ông Hoàng Xuân Quế, Phó Viện trưởng Viện Ngân hàng – Tài chính, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, tác giả luận án tiến sỹ bảo vệ năm 2003 với đề tài “Giải pháp hoàn thiện các công cụ chủ yếu của chính sách tiền tệ ở Việt Nam” đã “đạo văn” tới 30% dung lượng luận án tiến sỹ bảo vệ năm 2002 của TS. Mai Thanh Quế, Học viện Ngân hàng với đề tài “Các giải pháp hoàn thiện việc cung ứng và kiểm soát khối lượng tiền lưu thông của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong nền kinh tế thị trường”. Hội đồng chức danh giáo sư ngành Kinh tế học đã thành lập Hội đồng xác minh luận án để đánh giá mức độ sao chép và đề xuất việc xử lý.

Hội đồng chấm luận án khẳng định luận án của ông Hoàng Xuân Quế sao chép một phần từ luận án của ông Mai Thanh Quế. Các sao chép trong nội dung luận án của ông Hoàng Xuân Quế là không hợp pháp vì các nội dung sao chép không có chú dẫn nguồn trích và việc sao chép không đúng quy định. Mức độ sao chép lên đến 52,5/159 trang của luận án (khoảng 30,02%).

Được biết, ông Hoàng Xuân Quế đã có các bản giải trình về nội dung tố cáo và đã cung cấp tài liệu minh chứng kèm theo. Theo đó, ông Hoàng Xuân Quế khẳng định, luận án tiến sĩ của ông không sao chép nội dung luận án tiến sĩ của ông Mai Thanh Quế. Ông Quế nghi ngờ bản luận án tiến sĩ mang tên ông hiện đang lưu giữ tại Thư viện Quốc gia không phải là luận án của ông bảo vệ chính thức tại Hội đồng chấm luận án tiến sỹ cấp nhà nước vào ngày 26/10/2003 vì bản luận án này không có chữ ký của ông tại phần “Lời cam đoan”. Ông Quế nghi ngờ cuốn luận án mang tên ông trên Thư viện Quốc gia là bản đã bị đánh tráo hoặc là bản nộp nhầm do ông đã nhờ người cháu đi nộp hộ. Vì vậy, ông Hoàng Xuân Quế cho là bản luận án mang tên ông hiện đang lưu trữ tại Thư viện Quốc gia không có tính pháp lý và không thể dùng bản luận án này làm cơ sở xác định các nội dung sao chép với luận án của ông Mai Thanh Quế.

Sau khi kiểm tra, xem xét tài liệu, biên bản làm việc của A83 với các thành viên Hội đồng chấm luận án cấp nhà nước… và kết quả giám định kỹ thuật của Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an, Bộ GD-ĐT kết luận báo cáo giải trình của ông Hoàng Xuân Quế là không có cơ sở, không đúng quy định và không có đồng nhất. Việc ông Quế “xin lại” luận án ở một số thành viên Hội đồng chấm luận án cấp nhà nước có dấu hiệu không khách quan.

Bộ GD-ĐT giao cho Vụ Giáo dục Đại học tham mưu cho Bộ trưởng Bộ GD-ĐT tiến hành thu hồi bằng tiến sĩ của ông Hoàng Xuân Quế. Giao cho Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục tham mưu cho Bộ trưởng Bộ GD-ĐT có văn bản đề nghị Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước xem xét thu hồi quyết định công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Phó Giáo sư đối với ông Hoàng Xuân Quế; Giao cho Hiệu trưởng ĐH Kinh tế Quốc dân xem xét, xử lý vi phạm của ông Hoàng Xuân Quế theo quy định của pháp luật.

Ông Hoàng Xuân Quế: Luận án của tôi bị nộp nhầm hoặc đánh tráo?

Trao đổi với PV Dân trí qua điện thoại, ông Hoàng Xuân Quế cho biết: “Tôi đã giải trình cũng như nộp các minh chứng cho tổ công tác của Bộ. Luận án của tôi được thực hiện theo đúng quy trình chặt chẽ của Bộ GD-ĐT. Tất cả hồ sơ vẫn còn đấy, các nhà khoa học trong hội đồng, các nhà khoa học liên quan đến luận án của tôi cũng như tập thể giáo viên hướng dẫn vẫn còn đấy và cũng đã có văn bản xác nhận và khẳng định luận án của tôi không có sao chép luận án của Mai Thanh Quế”.

Ông Quế cho rằng, căn cứ để Bộ GD-ĐT ra kết luận là bản luận án không có chữ ký cam đoan của tôi và không có bất kỳ dấu tích nào của tôi. Bản luận án lưu tại Thư viện Quốc gia còn không có 3 tài liệu quan trọng mà tôi đã nộp kèm theo quyển luận án: Quyết định thành lập hội đồng, các bản nhận xét phản biện, Quyết nghị của hội đồng mà khi nhận luận án, họ đã viết giấy biên nhận đầy đủ. Giấy biên nhận này vẫn còn lưu tại Bộ GD-ĐT. Luận án của nghiên cứu sinh (NCS) bảo vệ, được chấm và được công bố kết quả công khai ngay tại hội đồng. Sau đó, NCS phải chỉnh sửa lại luận án nếu hội đồng yêu cầu và NCS phải mang luận án cùng các tài liệu kèm theo đi nộp (có thể nhờ người nộp hộ hoặc nộp qua đường bưu điện). Vì thế, khả năng các NCS nộp nhầm quyển luận án là hoàn toàn có thể xảy ra.

Hơn nữa, thư viện quốc gia là nơi lưu giữ luận án để phục vụ cho người đọc chứ không phải nơi lưu giữ hồ sơ gốc của NCS. Vì thế, luận án hoàn toàn có thể bị đánh tráo nếu ai đó có ý đồ xấu.

Ông Quế cho biết, ngày 3/10, ông đã gửi Văn bản đề nghị khẩn cấp lên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT về việc phản đối chính thức bằng văn bản của tôi về dự thảo kết luận. Trong văn bản này tôi cũng nhắc lại đề nghị tiếp tục xác minh để tìm ra sự thật. Tuy nhiên, ngày 4/10/2013, Bộ đã ký kết luận và thông báo ngay lên website của Bộ GD-ĐT.

Video đang HOT

Ông Hoàng Xuân Quế khẳng định: “Sự việc liên quan đến luận án tiến sỹ không chỉ là danh dự của tôi, mà còn là danh dự và uy tín của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, của Bộ GD-ĐT. Tôi sẽ bảo vệ đến cùng danh dự đó”.

Hồng Hạnh

Theo Dantri

GS Trần Hồng Quân: Đổi mới giáo dục phải xóa bỏ cầm tay chỉ việc!

Đổi mới giáo dục phải xóa bỏ cơ chế chủ quản, xóa bỏ cơ chế xin cho, xóa bỏ cầm tay chỉ việc; học phải trả tiền... trong trường hợp đó đòi hỏi chúng ta phải có tư duy mới - GS Trần Hồng Quân khẳng định.

GS Trần Hồng Quân - nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập (NCL) đã có cuộc trao đổi với PV Dân trívề bản dự thảo Đề án Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục mới nhất mà Bộ GD-ĐT đưa ra.

GS Trần Hồng Quân: Đổi mới giáo dục phải xóa bỏ cầm tay chỉ việc! - Hình 1

GS Trần Hồng Quân.

Đề án có tiến bộ nhưng tư duy chưa dứt khoát!

Từng là người đứng đầu ngành giáo dục, GS nhận định Dự thảo Đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo lần này thế nào?

Tôi đánh giá cao dự thảo Đề án lần này so với dự thảo trước đây, đề án tiến bộ hơn nhiều nhưng tư duy chưa dứt khoát. Ví dụ: Đề án nêu phát triển song song loại hình trường công lập và ngoài công lập; tăng cường vai trò trường ngoài công lập... tuy có chú trọng tới vai trò trường ngoài công lập hơn trước nhưng cũng chỉ nói đến chừng đó thôi chứ đề án không coi phát triển hệ thống ngoài công lập như giải pháp đột phá phát triển giáo dục đại học như các nước khác. Ở Hàn Quốc, sinh viên học ở các trường NCL chiếm đến 67%, ở Malaysia còn cao hơn, trong khi đó ở Việt Nam chỉ có 12,7% rất thấp, thậm chí thấp hơn cả Lào và Campuchia.

Lâu nay chúng ta ít khi bàn rốt ráo về giải pháp, nhất là cơ chế. Có đi sâu vào giải pháp mới thấy hết những khó khăn để đạt được mục tiêu, có khi phải có những giải pháp phi truyền thống mới giải quyết được vấn đề. Và, trong trường hợp đó đòi hỏi chúng ta phải có tư duy mới, không có cách nào khác.

Điều mà nhiều nhà giáo dục băn khoăn nhất là nếu Đề án được thông qua thì sẽ đổi mới ngay phương thức tuyển sinh là chấm dứt thi đại học nhưng liệu lúc đó chất lượng giáo dục phổ thông có đảm bảo được không hay phải chờ đổi mới phổ thông xong mới đổi mới đại học. Ý kiến của GS thế nào?

Nếu đề án được thông qua là điều tốt, chúng ta phải chờ đợi xem triển khai như thế nào vì kinh nghiệm của tôi thấy từ một văn bản tốt vận dụng nó thông qua nhận thức tư duy của người quản lý trực tiếp. Giống như xã hội hóa, Đảng và Nhà nước có quyết định từ lâu nhưng mãi chưa làm được, vấn đề chính là người điều hành cụ thể.

Không nên chờ đổi mới giáo dục phổ thông xong mới đổi mới giáo dục đại học mà trao ngay quyền tự chủ cho các trường. Thực ra, hiện nay , chúng ta đã cho các trường quốc tế tại Việt Nam tuyển sinh trên kết quả phổ thông chứ không phụ thuộc vào "3 chung" mà họ vẫn đào tạo tốt tại sao các trường Việt Nam không được thực hiện như vậy.

Luật Giáo dục đại học đã quy định cho các trường quyền tự chủ và Bộ GD-ĐT đã để cho các trường quyền tự chủ?

Trong quyền tự chủ nói chung nhưng rất tiếc trong Luật Giáo dục đại học lại có câu: "Tự chủ theo quy định của Bộ GD-ĐT trên cơ sở đánh giá và xếp hạng". Cái đó không đúng, Bộ vẫn nắm quyền.

Theo tôi đã là trường đại học phải được tự chủ toàn diện vì khi cho phép mở trường đại học có nghĩa đã thừa nhận quyền tự chủ đầy đủ của nhà trường, chỉ khi nào có sai phạm thì có chế tài xử lý một số quyền tự chủ. Phải xây dựng pháp luật và pháp quy không gò bó, tạo ra một hành lang nghiêm mà rộng để các trường hoạt động tự cảm thấy tự do. Phải xóa bỏ cơ chế chủ quản, xóa bỏ cơ chế xin cho, xóa bỏ cầm tay chỉ việc. Khuyến khích sáng tạo. Khuyến khích tăng cường hợp tác quốc tế, đó là giải pháp đi tắt công nghệ đào tạo tiên tiến.

GS Trần Hồng Quân: Đổi mới giáo dục phải xóa bỏ cầm tay chỉ việc! - Hình 2

Sinh viên được vay vốn để học tập trong toàn khóa học.

Học phải trả tiền!

Ngân sách chi cho giáo dục nước ta lên đến 20% nhưng chi phí bình quân trên đầu người về giáo dục thuộc loại thấp nhất trong khu vực. Trong khung tài chính eo hẹp đó, nhiều người khuyên nên giảm quy mô đào tạo để nâng cao chất lượng, GS nghĩ sao?

Khuynh hướng đó dường như đang trở lại việc đào tạo đại học tinh hoa. Nhưng thiếu một trong hai hoặc quy mô hoặc chất lượng đều không thể tạo ra được sức mạnh trí tuệ của quốc gia để phát triển đất nước, để bảo vệ chủ quyền, để duy trì và phát triển nền văn hóa có bản sắc dân tộc. Dứt khoát chúng ta không thể hy sinh một trong hai vấn đề trên.

Vậy bài toán này phải giải thế nào thưa GS?

Bài toán tài chính giáo dục phải được đặt trên bàn của Quốc hội, không thể né tránh. Trước đây cũng có lúc ta nêu vấn đề này nhưng vấp phải 2 trở ngại lớn: một là hạn chế của ngân sách nhà nước, hai là, phát sinh ra những vấn đề xã hội. Do đó phải dừng, không suy nghĩ để có thể đổi mới tư duy để giải quyết vấn đề này và giáo dục phổ thông về cơ bản phải do nhà nước chăm lo để đào tạo ra các lớp công dân tốt cho xã hội.

Riêng về giáo dục nghề nghiệp bao gồm từ dạy nghề đến đại học được coi là thứ dịch vụ cung ứng sự đầu tư cá nhân để nâng cao năng lực của từng người, chuẩn bị bước vào thị trường lao động sau này. Như vậy, học phải trả tiền, phải trả đầy đủ chi phí đào tạo. Chúng ta rất khó thừa nhận đây như một dịch vụ. Trong khi đó Nhà nước đã kí hiệp định WTO, trong đó coi dịch vụ đào tạo như là một sản phẩm.

Mặt khác trên thực tế ở Việt Nam đang có tồn tại cái tương tự như là thị trường dịch vụ giáo dục. Vấn đề ở chỗ làm thế nào để ta quản lý một cách hợp lý, đúng đắn để nó phát triển đúng quỹ đạo.

Trong trường hợp đó thì ngân sách nhà nước phải đảm đương điều gì, thưa GS?

Như trên tôi đã nói, trước hết ngân sách nhà nước đảm đương về giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông. Nhà nước còn phải gánh việc đào tạo nhân tài ở các trường trọng điểm chất lượng cao.

Trong trường hợp ngân sách dồi dào, nhà nước có thể gánh một phần chi phí đào tạo cho các sinh viên ở các ngành học đại trà khác. Hiện nay ở nước ta số trường phục vụ cho đào tạo công ích, công quyền cũng không phải là nhỏ chiếm 1/5 trên tổng số hơn 500 trường ĐH, CĐ ở Việt Nam. Trong đó, chỉ có 83 trường ĐH, CĐ NCL. Cho đến nay, nhà nước không chi đồng nào, thậm chí kể cả đầu tư mồi cũng không có. Nhà nước đang đầu tư dàn trải cả một hệ thống trường công rộng lớn như vậy cho nên khó đủ sức đầu tư thỏa đáng cho từng trường.

Theo tôi, cần phải sắp xếp lại hệ thống các trường ĐH, CĐ, trên cơ sở sứ mạng, đồng thời phải làm rõ vấn đề tài chính của từng loại trường này. Trong trường hợp như vậy gánh nặng trên vai ngân sách nhà nước sẽ giảm đi.

Khi xây dựng hệ thống như vậy và chấp nhận một cơ chế dịch vụ đào tạo có trả tiền thi vấn đề xã hội được đặt ra là những người nghèo làm thế nào để học được?

Dân ta còn nghèo, nhiều nơi, nhất là ở nông thôn khó có điều kiện để trả chi phí ấy cho nên Nhà nước phải cho vay. Lâu nay Nhà nước đã mở rộng cho vay nhưng số lượng cho vay, số người được vay cần phải nhiều hơn mới thỏa mãn được yêu cầu.

GS cho biết, trong 20 năm qua, hệ thống các trường ĐH, CĐ NCL làm được những gì?

Tài sản mà các trường ngoài công lập đem lại cho xã hội khoảng chừng 40.000 nghìn tỷ về cở vật chất,chưa tính đến đội ngũ giáo viên sinh viên, trong khi đó nhà nước không tốn đồng xu nào.

Nhưng rất tiếc, đến nay các trường này vẫn chưa được cơ quan quản lý vui vẻ thừa nhận, xã hội chưa vui vẻ hoan nghênh.

Trong tổng số 83 trường ĐH, CĐ NCL chỉ có khoảng 15 trường đã mang lại tiếng xấu cho hệ thống NCL như xảy ra mâu thuẫn về quyền lợi nảy sinh mất đoàn kết... Đó là vì nhiều lý do, lý do chủ yếu nhất là vì mô hình chưa rõ ràng ngay trong văn bản pháp quy lẫn sự chỉ đạo định hướng hình thành trong thực tế.

Tuy nhiên, những trường bị "tiếng xấu"này lại bị nói đi nói lại mãi, tạo ra cách nhìn xã hội về hệ thống các trường ĐH NCL giống các trường đó. Cái đó không đúng. Tôi khẳng định, nhiều trường ĐH NCL hiện nay rất năng động thành công khi nhà nước không hỗ trợ và không cổ vũ, mặc dù tỷ lệ không lớn nhưng đó là sự cố gắng cần phải ghi nhận.

Xin trân trọng cảm ơn GS!

GS Trần Hồng Quân: "38 năm giải phóng mà nền giáo dục đại học của chúng ta mới phát triển thế này là quá thấp so với sứ mạng của nó, quá thấp so với yêu cầu xây dựng đất nước, so với yêu cầu và điều kiện hội nhập. Do vậy, phải giải quyết nhận thức về sứ mạng giáo dục, phải khẳng định trên thực tế "giáo dục là quốc sách hàng đầu", phải xây dựng một kế hoạch chiến lược quốc gia, phải có sự chỉ đạo ở tầm cao, tầm vĩ mô, tầm Bộ Chính trị, Quốc hội. Phải xây dựng Bộ tư lệnh tiền phương đủ mạnh và thực sự có tư duy mới; Cần có Hội đồng giáo dục quốc gia có quyền lực và không nên chỉ bao gồm các thành viên của Chính phủ. Phải xây dựng các quyết tâm của các cấp ủy Đảng từ Trung ương đến địa phương và sự đồng thuận của toàn xã hội".

Hồng Hạnh ( thực hiện)

Theo Dantri

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Điều tra vụ 2 người nước ngoài tử vong trong biệt thự du lịch tại Hội AnĐiều tra vụ 2 người nước ngoài tử vong trong biệt thự du lịch tại Hội An
14:48:08 30/12/2024
10 nhà xưởng bị thiêu rụi trong vụ cháy ở làng nghề Liên Hà10 nhà xưởng bị thiêu rụi trong vụ cháy ở làng nghề Liên Hà
11:12:55 30/12/2024
'Biển người' trải nghiệm metro số 1 TPHCM trong ngày chủ nhật cuối cùng của năm'Biển người' trải nghiệm metro số 1 TPHCM trong ngày chủ nhật cuối cùng của năm
16:14:21 29/12/2024
Tỷ phú Bill Gates, tay vợt Roger Federer đến Đà Nẵng mang lại giá trị gì?Tỷ phú Bill Gates, tay vợt Roger Federer đến Đà Nẵng mang lại giá trị gì?
15:41:55 29/12/2024
Ô tô tải bị nước cuốn khi qua ngầm tràn, 2 người được giải cứuÔ tô tải bị nước cuốn khi qua ngầm tràn, 2 người được giải cứu
15:21:36 29/12/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm Tổng Bí thư Lê Hồng PhongTổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm Tổng Bí thư Lê Hồng Phong
12:17:22 29/12/2024
Hàng chục người trục vớt tàu cá bị chìm chưa rõ nguyên nhân ở Quảng TrịHàng chục người trục vớt tàu cá bị chìm chưa rõ nguyên nhân ở Quảng Trị
13:06:02 29/12/2024
Nghị quyết 57: Xung lực rất mạnh tác động đến toàn bộ nền kinh tế xã hộiNghị quyết 57: Xung lực rất mạnh tác động đến toàn bộ nền kinh tế xã hội
19:44:42 29/12/2024

Tin đang nóng

Vợ Vũ Luân tuyên bố khởi kiệnVợ Vũ Luân tuyên bố khởi kiện
16:58:06 30/12/2024
Sao nữ Vbiz chuẩn bị cưới lần 3 với bạn trai hơn 10 tuổi?Sao nữ Vbiz chuẩn bị cưới lần 3 với bạn trai hơn 10 tuổi?
19:00:46 30/12/2024
Sao nữ Vbiz lên xe hoa: Danh tính chồng gây tò mò, Minh Tú và dàn sao đổ bộ đến đám cướiSao nữ Vbiz lên xe hoa: Danh tính chồng gây tò mò, Minh Tú và dàn sao đổ bộ đến đám cưới
17:00:20 30/12/2024
Các ngôi sao Hàn Quốc tưởng nhớ nạn nhân vụ tai nạn máy bay Jeju AirCác ngôi sao Hàn Quốc tưởng nhớ nạn nhân vụ tai nạn máy bay Jeju Air
17:03:08 30/12/2024
Người đàn ông ở Quảng Nam bắt hơn 400 con chuột mỗi đêm, được nhiều nơi săn đónNgười đàn ông ở Quảng Nam bắt hơn 400 con chuột mỗi đêm, được nhiều nơi săn đón
18:28:56 30/12/2024
Lý do khiến "én nhỏ" Triệu Vy công khai ly hôn sau nhiều năm im lặngLý do khiến "én nhỏ" Triệu Vy công khai ly hôn sau nhiều năm im lặng
17:45:34 30/12/2024
Người phụ nữ 1,24m lấy chồng kém 14 tuổi: Quả ngọt từ tình bạn hơn 10 nămNgười phụ nữ 1,24m lấy chồng kém 14 tuổi: Quả ngọt từ tình bạn hơn 10 năm
18:29:28 30/12/2024
CĐV Singapore duy nhất đến Việt Trì: "Tuyển Việt Nam sẽ vô địch AFF Cup, các bạn quá mạnh"CĐV Singapore duy nhất đến Việt Trì: "Tuyển Việt Nam sẽ vô địch AFF Cup, các bạn quá mạnh"
19:16:28 30/12/2024

Tin mới nhất

Xác minh vụ nữ hiệu trưởng trộm xí muội, hạt dẻ ở Bách hóa Xanh

Xác minh vụ nữ hiệu trưởng trộm xí muội, hạt dẻ ở Bách hóa Xanh

21:40:33 30/12/2024
Nữ hiệu trưởng thừa nhận đã trộm đồ ở Bách hóa Xanh và cho biết bản thân bị bệnh hoang tưởng, không kiềm chế được cảm xúc.
Hai thực tập sinh Việt Nam bị thương trong vụ nổ nhà máy sơn tại Osaka, Nhật Bản

Hai thực tập sinh Việt Nam bị thương trong vụ nổ nhà máy sơn tại Osaka, Nhật Bản

19:30:11 30/12/2024
Theo sở cứu hỏa và cảnh sát, vụ cháy đã khiến một tòa nhà khung thép hai tầng rộng khoảng 300 mét vuông gần như bị thiêu rụi hoàn toàn. Nhà máy đang được vệ sinh toàn diện vào thời điểm đó và vẫn chưa xác định được nguyên nhân vụ nổ.
Trừ tối đa 10 điểm giấy phép lái xe với mỗi vi phạm giao thông

Trừ tối đa 10 điểm giấy phép lái xe với mỗi vi phạm giao thông

14:58:01 30/12/2024
Theo Đại tá Nhật, tùy theo tính chất vi phạm, các lái xe sẽ bị trừ tối thiểu là 2 điểm và tối đa là 10 điểm đối với mỗi hành vi vi phạm giao thông.
Hiện trường vụ cháy 10 nhà xưởng gỗ làng mộc xã Liên Hà

Hiện trường vụ cháy 10 nhà xưởng gỗ làng mộc xã Liên Hà

13:04:44 30/12/2024
Lực lượng chức năng huyện Đan Phượng đang làm rõ vụ cháy khu xưởng gỗ ở làng nghề xã Liên Hà (huyện Đan Phượng, Hà Nội).
10 xưởng gỗ ở Hà Nội bốc cháy ngùn ngụt

10 xưởng gỗ ở Hà Nội bốc cháy ngùn ngụt

20:27:05 29/12/2024
Tối 29/12, trao đổi với phóng viên Dân trí, lãnh đạo UBND huyện Đan Phượng (TP Hà Nội) cho biết, lúc 18h30 cùng ngày, tại khu xưởng gỗ ở làng nghề xã Liên Hà xảy ra hỏa hoạn.
Vụ giá đỗ ủ chất cấm ở Bách Hóa Xanh: Khách hàng có được đòi bồi thường?

Vụ giá đỗ ủ chất cấm ở Bách Hóa Xanh: Khách hàng có được đòi bồi thường?

16:12:08 28/12/2024
Người dân đã mua giá đỗ ở siêu thị Bách hóa xanh có được quyền đòi bồi thường cho sức khỏe của bản thân khi bị đầu độc như thế này không? , câu hỏi của nhiều độc giả Dân trí.
Gần 3.000 tấn giá đỗ ủ chất cấm tuồn ra thị trường, làm thế nào nhận biết?

Gần 3.000 tấn giá đỗ ủ chất cấm tuồn ra thị trường, làm thế nào nhận biết?

14:49:57 28/12/2024
Cơ quan chức năng vừa phát hiện gần 3.000 tấn giá đỗ ủ chất cấm được đưa ra thị trường. Điều này khiến nhiều bà nội trợ lo lắng. Vậy làm thế nào để phân biệt được giá đỗ ủ hóa chất và giá đỗ sạch?
Cháy xe đầu kéo trên quốc lộ 1A, tài xế mở cửa thoát thân

Cháy xe đầu kéo trên quốc lộ 1A, tài xế mở cửa thoát thân

14:43:56 28/12/2024
Xe đầu kéo lưu thông hướng Bắc - Nam, đến địa phận huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi đã bốc cháy.Khoảng 1h20 ngày 27/12, trên quốc lộ 1A qua địa bàn huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi xảy ra vụ cháy xe đầu kéo.
Quảng Nam công bố tình huống khẩn cấp về sạt lở tại bờ biển Hội An

Quảng Nam công bố tình huống khẩn cấp về sạt lở tại bờ biển Hội An

12:37:26 28/12/2024
Thành phố Hội An theo dõi chặt chẽ tình hình thiên tai, diễn biến sạt lở; chủ động các phương án để kịp thời sơ tán người dân, du khách khi có tình huống xảy ra và các biện pháp để xử lý kịp thời sạt lở, báo cáo về UBND tỉnh Quảng Nam đ...
Cảnh sát Đồng Nai giải cứu tài xế mắc kẹt trong cabin

Cảnh sát Đồng Nai giải cứu tài xế mắc kẹt trong cabin

11:35:35 28/12/2024
Theo thông tin ban đầu, khoảng gần 2 giờ ngày 28-12, tài xế Hoàng Văn Hoan (43 tuổi, ngụ TP Biên Hòa, Đồng Nai) lái xe tải đi trên Tỉnh lộ 767 (xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom, Đồng Nai) thì lao vào ki ốt bên đường.
Chìm phà chở 14 người trên sông Trường Giang: Chủ tịch Quảng Nam chỉ đạo khẩn

Chìm phà chở 14 người trên sông Trường Giang: Chủ tịch Quảng Nam chỉ đạo khẩn

11:33:41 28/12/2024
UBND huyện Núi Thành phải xây dựng phương án bố trí phương tiện và người điều khiển đảm bảo đúng quy định pháp luật tại bến đò Bình Trung - Xuân Mỹ, xã Tam Hải để phục vụ nhu cầu đi lại của Nhân dân và học sinh được an toàn.
Phụ huynh "tố" cô giáo thể dục đạp cổ, kéo lê học sinh, trường xuất camera

Phụ huynh "tố" cô giáo thể dục đạp cổ, kéo lê học sinh, trường xuất camera

11:31:29 28/12/2024
Trường Tiểu học La Khê (Hà Đông, Hà Nội) cho biết đã tạm dừng giảng dạy 1 tuần với cô giáo thể dục bị phụ huynh tố có hành vi bạo lực với học sinh lớp 3 để tiếp tục xác minh, làm rõ sự việc.

Có thể bạn quan tâm

Bài tập nhẹ nhàng sau phẫu thuật tốt cho người ung thư vú

Bài tập nhẹ nhàng sau phẫu thuật tốt cho người ung thư vú

Sức khỏe

21:40:21 30/12/2024
Nhưng những nghiên cứu trên người, đặc biệt là với phụ nữ châu Á lại cho thấy tiêu thụ nhiều đậu nành sau khi mãn kinh giúp giảm nguy cơ ung thư vú.
Ca sĩ Lưu Bích: Tôi sốc vì mẹ và Anh Tú mất chỉ trong vòng 3 tháng

Ca sĩ Lưu Bích: Tôi sốc vì mẹ và Anh Tú mất chỉ trong vòng 3 tháng

Tv show

21:38:37 30/12/2024
Sự ra đi lần lượt của mẹ và anh trai Anh Tú khiến cả gia đình Lưu Bích bị sốc trong một thời gian dài. Thậm chí, chị gái của Lưu Bích là Thúy Anh không muốn đi hát nữa.
Giới trẻ Trung Quốc say mê trò giấu quà trong thành phố để người lạ tìm kiếm

Giới trẻ Trung Quốc say mê trò giấu quà trong thành phố để người lạ tìm kiếm

Thế giới

21:33:59 30/12/2024
Bản thân Guo đã đi giấu các món quà để mọi người tìm kiếm. Guo kể lại: "Có một cô gái chia sẻ rằng việc tìm được món quà vào ngày hôm đó giúp cô ấy phấn chấn hơn. Điều đó khiến tôi cảm thấy mãn nguyện".
Duy Mạnh kể về giai đoạn trầm cảm, tiết lộ con gái là động lực thay đổi

Duy Mạnh kể về giai đoạn trầm cảm, tiết lộ con gái là động lực thay đổi

Nhạc việt

21:32:54 30/12/2024
Duy Mạnh chia sẻ khi trở lại với âm nhạc, con gái là động lực giúp anh thay đổi, mang đến những nguồn năng lượng mới cho các sản phẩm của mình.
Người phụ nữ chi 279 triệu mua vàng, 4 năm sau mang đi bán nhưng không được thu mua, chủ tiệm khẳng định: Vàng của cô là giả

Người phụ nữ chi 279 triệu mua vàng, 4 năm sau mang đi bán nhưng không được thu mua, chủ tiệm khẳng định: Vàng của cô là giả

Netizen

21:20:43 30/12/2024
Cô Châu có niềm yêu thích đặc biệt với vàng. Với cô Châu, vàng không chỉ có thể được đeo làm đồ trang trí, đồ trang sức mà còn có thể bán ngay lúc cần tiền gấp.
Ngân 98 bị nhiễm trùng nghiêm trọng, phải tháo mũi hậu phẫu thuật lần thứ 10

Ngân 98 bị nhiễm trùng nghiêm trọng, phải tháo mũi hậu phẫu thuật lần thứ 10

Sao việt

21:11:14 30/12/2024
Mới đây, bà xã Lương Bằng Quang - Ngân 98 cho biết chuẩn bị phải tiếp tục đi sửa vì mũi bị nhiễm trùng nghiêm trọng, chảy mủ và đau nhức.
"Điên nữ" Seo Ye Ji bị chỉ trích vì tươi như hoa giữa thảm kịch máy bay Hàn Quốc

"Điên nữ" Seo Ye Ji bị chỉ trích vì tươi như hoa giữa thảm kịch máy bay Hàn Quốc

Sao châu á

21:05:06 30/12/2024
Seo Ye Ji tươi rói trong fan meeting tối ngày 29/12, lúc cả đất nước Hàn Quốc đang chìm trong đau buồn vì thảm kịch máy bay Jeju Air.
Ém đạn, hạt nổ cùng ma tuý, chân gấu tại tư gia

Ém đạn, hạt nổ cùng ma tuý, chân gấu tại tư gia

Pháp luật

20:21:18 30/12/2024
Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng thu giữ 4 chân động vật có lông màu đen (nghi chân gấu), 1 ĐTDĐ cùng một số vật chứng có liên quan.
Nghệ có tác dụng gì với làn da?

Nghệ có tác dụng gì với làn da?

Làm đẹp

20:18:56 30/12/2024
Nghệ cũng ngăn chặn elastase, một loại enzyme tấn công khả năng sản xuất elastin của da. Nếu quá trình sản xuất elastin chậm lại, sẽ làm tăng khả năng xuất hiện các nếp nhăn, vết chân chim, da chảy xệ.
Thống kê toàn diện của Xuân Son

Thống kê toàn diện của Xuân Son

Sao thể thao

20:08:01 30/12/2024
Tiền đạo Nguyễn Xuân Son tiếp tục được chấm điểm cao nhất trong trận bán kết lượt về ASEAN Cup gặp Singapore tối 29/12 trên sân Việt Trì.
'Chị dâu' của Ngọc Trinh thu 70 tỷ vẫn thua phim của em gái Trấn Thành

'Chị dâu' của Ngọc Trinh thu 70 tỷ vẫn thua phim của em gái Trấn Thành

Hậu trường phim

20:01:29 30/12/2024
Tuy bị phim ma Thái của em gái Trấn Thành soán ngôi đầu bảng nhưng Chị dâu của Ngọc Trinh vẫn đạt doanh thu ấn tượng ở tuần thứ 2 công chiếu.