Thu hồi 55.000 lọ thuốc remdesivir điều trị Covid-19 tại Mỹ
Hôm 4.12 (giờ Mỹ), Hãng Gilead Sciences công bố quyết định thu hồi 55.000 lọ thuốc remdesivir điều trị Covid-19 vì lý do “có sự hiện diện của các hạt thủy tinh” trong lọ thuốc.
Thuốc remdesivir tiêm bằng đường tĩnh mạch. Ảnh AFP
Gilead Sciences (trụ sở tại thành phố Foster, bang California) cho hay hai lô thuốc thu hồi chỉ giới hạn tại Mỹ và chưa có báo cáo nào ghi nhận phản ứng phụ liên quan số thuốc bị nhiễm bẩn, theo Hãng tin UPI.
Remdesivir dùng cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi, phải điều trị Covid-19 tại bệnh viện. Thuốc được truyền qua đường tĩnh mạch 1 lần/ngày và tối đa 10 ngày.
Video đang HOT
“Gilead Sciences tiếp nhận đơn khiếu nại của khách hàng và kết quả đã được xác nhận thông qua cuộc điều tra do chính công ty thực hiện”, theo thông báo từ hãng dược Mỹ.
“Một sản phẩm tiêm chứa hạt thủy tinh có thể gây kích ứng hoặc sưng tấy cục bộ do cơ thể phản ứng trước ngoại vật. Nếu các hạt thủy tinh di chuyển vào mạch máu, chúng có thể tiếp cận nhiều cơ quan nội tạng và gây thuyên tắc mạch máu ở tim, phổi hoặc não, từ đó gây nguy cơ đột quỵ và thậm chí dẫn đến tử vong”, Gilead Sciences cảnh báo.
Người phát ngôn Chris Ridley của Gilead Sciences cho hay đợt thu hồi lần này gồm 55.000 lọ thuốc, đủ để điều trị cho 11.000 bệnh nhân. Việc thu hồi không ảnh hưởng nguồn cung remdesivir vì hãng vẫn còn nhiều thuốc cho phép nhanh chóng bổ sung đơn hàng.
Remdesivir được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) phê chuẩn điều trị khẩn cấp từ tháng 5.2020. Đến tháng 10.2020, nó trở thành liệu pháp điều trị Covid-19 đầu tiên được FDA cấp phép đầy đủ.
Remdesivir cũng là thuốc được phê chuẩn nhiều nhất trên thế giới hiện nay. Tổng cộng khoảng 50 quốc gia và vùng lãnh thổ đã thông qua việc sử dụng loại thuốc này trong điều trị Covid-19. Đến nay, 9 triệu người được điều trị bằng remdesivir, trong đó có 6,5 triệu người ở 127 quốc gia thu nhập thấp và trung bình của thế giới.
Chuyên gia Singapore: Không nên hành động thái quá khi đối phó với COVID-19
"Không nên hành động thái quá khi đối phó với dịch bệnh COVID-19" là nhận định của Tiến sĩ Jayant Menon, chuyên gia Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS-Yusof Ishak Institute) khi trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN tại Singapore về tình hình dịch COVID-19 với sự xuất hiện của biến thể mới Omicron và những bài học rút ra từ các biện pháp đối phó của các chính phủ trong khu vực và trên thế giới.
Người dân được theo dõi sau khi tiêm vaccine phòng COVID-19 tại bệnh viện ở Singapore. Ảnh: AFP/TTXVN
Về Omicron, Tiến sĩ Menon lưu ý rằng chúng ta vẫn chưa biết hết về loại biến thể này và chúng ta vẫn đang tìm hiểu trong khi các dữ liệu vẫn đang được thu thập. Cần có thời gian để có được thông tin đầy đủ về tất cả các khía cạnh, về gene, về mức độ lây nhiễm và mức độ dẫn đến bệnh nghiêm trọng. Cho đến nay, chúng ta chưa thấy biến thể Omicron dẫn đến bệnh nghiêm trọng hơn, ít nhất là ở những dấu hiệu ban đầu.
Theo quan điểm của ông Menon, để đối phó với COVID-19, việc đóng cửa biên giới, đặc biệt là cấm đi lại có chọn lọc, là không có hiệu quả hay không thể có hiệu quả. Ông cho rằng sẽ phải mất thời gian rất dài mới có thể đưa ra được kết luận về mức độ nghiêm trọng của biến thể Omicron. Gần 3 tuần đã trôi qua kể từ khi Nam Phi thông báo về biến thể này và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xác nhận đây là biến thể đáng quan ngại. Giờ đây, chúng ta phát hiện ra rằng nó có thể đã lây lan ở châu Âu và Hà Lan trước đó đã lâu. Loại biến thể này cũng đã xuất hiện ở rất nhiều nước trong khi nhiều nước khác có thể không có xét nghiệm hiệu quả để phát hiện ra.
Vì vậy, Tiến sĩ Menon nhấn mạnh Omicron đã tồn tại cùng với chúng ta và có thể đã lây lan ra nhiều nước, chỉ là chúng ta chưa biết mà thôi. Do đó, theo ông, việc cấm đi lại là không hiệu quả, mà chỉ làm tăng thêm gánh nặng cho nền kinh tế. Thay vào đó, chúng ta nên dành thời gian chuẩn bị cho hệ thống y tế để đối phó với sự gia tăng tiềm tàng số ca bệnh nặng hơn và các loại biến thể có khả năng lây lan mạnh hơn.
Chuyên gia này đánh giá các biện pháp phong tỏa kéo dài ở thời gian ban đầu đại dịch rõ ràng là hành động thái quá. Ông cho rằng các biện pháp phong tỏa này không hữu ích trong việc kiềm chế virus. Và một cách gián tiếp, chúng đã gây ra những tác động rất lớn đến kinh tế, xã hội và y tế. Vì vậy, theo ông nên học cách đối phó có tính toán, phải hướng về tương lai, chuẩn bị tốt hơn cho dịch bệnh tiếp theo.
Theo Tiến sĩ Menon, điều chúng ta cần làm là đảm bảo các mục tiêu phát triển bền vững không bị phớt lờ. Thực tế là chúng ta đã bỏ qua những mục tiêu này trước khi dịch bệnh xảy ra và làm cho những tác động của dịch bệnh trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy, nếu đạt được tiến bộ tốt hơn về các mục tiêu phát triển bền vững thì khi đó có thể có sự chuẩn bị tốt hơn để đối phó với đại dịch, đặc biệt là trong lĩnh vực y tế và về cơ sở hạ tầng khác nói chung.
Ông nhận định 5-10 năm nữa sẽ là khoảng thời gian rất khó khăn, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển, để điều chỉnh cho phù hợp với trạng thái bình thường mới sau dịch bệnh. Chúng ta phải đảm bảo rằng những hạn chế do đại dịch không kéo dài hơn mức cần thiết. Chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa bảo hộ đã gia tăng, và xu hướng này sẽ tiếp tục trong trạng thái bình thường mới. Ngoài ra, chúng ta cũng phải đảm bảo rằng những rào cản được dựng lên nhân danh đại dịch này không được tồn tại quá lâu. Và chúng ta cũng phải đối phó với sự trỗi dậy của tâm lý chống toàn cầu hóa.
Dự đoán về ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 trong năm 2022, Tiến sĩ Menon cho rằng biến thể Omicron vẫn còn là ẩn số. Vì vậy cần phải theo dõi cách thức các chính phủ đáp lại các dữ liệu thu thập được về mức độ lây nhiễm và gây bệnh nghiêm trọng của nó. Giả sử Omicron không phải là yếu tố làm thay đổi tình hình thì theo ông, sự phục hồi kinh tế đang diễn ra trên lộ trình thuận lợi và kinh tế năm 2022 sẽ tốt hơn rất nhiều.
Còn nếu Omicron là biến thể mới tồi tệ hơn so với biến thể Delta, khi đó rất khó để lạc quan, vì chính phủ các nước có thể sẽ phải phản ứng mạnh mẽ bằng những hạn chế đi lại và tăng trưởng sẽ chậm lại. Tuy nhiên, theo chuyên gia này, ngay cả trong kịch bản xấu nhất thì chúng ta cũng sẽ không quay lại mức tăng trưởng tồi tệ nhất trong năm 2020. Sự phục hồi sẽ không xấu như chúng ta lo ngại, tăng trưởng sẽ tiếp tục, và 2022 sẽ là một năm tốt đẹp về kinh tế.
Omicron lan ra 38 nước, chưa ghi nhận ca tử vong nào Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết biến thể Omicron đã có ở 38 quốc gia/vùng lãnh thổ, song chưa ghi nhận ca tử vong nào vì biến thể này. WHO kêu gọi mọi người không nên quá hoang mang. Xét nghiệm COVID-19 tại thành phố New York (Mỹ) vào ngày 3-12 - Ảnh: REUTERS WHO đưa ra thông tin đáng...