Thu hoạch hồng vành khuyên trên núi
Những quả hồng bắt đầu ngả vàng cũng là lúc người dân huyện Văn Lãng bước vào mùa thu hoạch.
Hồng Vành khuyên là giống hồng ngâm bản địa của huyện biên giới Văn Lãng. Toàn huyện có gần 800 ha, phân bố ở các xã Tân Mỹ, Hoàng Việt, Hồng Thái và Hoàng Văn Thụ; mỗi năm một vụ thu khoảng 2.400 tấn.
Cây hồng sống trên đồi núi dốc, mùa đông rụng lá, mùa xuân đâm chồi nảy lộc, người trồng chỉ phải dọn cỏ gốc. Thời điểm thu hoạch từ tháng 7 đến đầu tháng 9 Âm lịch hàng năm.
Ông Lăng Văn Chín (ngụ thôn Nà Pục, xã Hoàng Văn Thụ) sử dụng sào tre có buộc túi vải để tiện hái quả trên cao.
Hàng ngày người dân bắt đầu hái từ lúc 5h sáng để quả đạt độ tươi, ngọt.
Hồng được trồng bằng rễ của cây mẹ, trong quá trình phát triển thường bị bệnh đốm lá đốm thân, cây lụi và chết nên không thể tái sinh được. Cây trồng được ba năm sẽ cho thu hoạch quả, đến năm thứ 5 sẽ cho sản lượng cao nhất.
Cách đó khoảng 10 km, ông Lăng Văn Vảng, thôn Pò Cại, xã Tân Mỹ cũng tất bật hái quả. “Gia đình tôi trồng 3 ha với hơn 1.000 gốc, nhiều cây có tuổi thọ gần 20 năm. Hồng năm nay được mùa, có thể đạt khoảng 15 tấn, bán ra từ 15.000 đồng/kg”, ông Vảng nói.
Cũng theo ông Vảng, đặc trưng của hồng Vành khuyên (trái) là phần đài hoa hằn trên núm, tạo nên vành rộng, quả to tròn, không hạt, ăn giòn, ngọt. Khi quả càng già, vành khuyên càng hiện rõ. Đây cũng là đặc sản nổi tiếng của xã Tân Mỹ.
Người dân gánh quả xuống núi bằng giỏ tre.
Ông Trần Anh Dũng, Bí thư xã Tân Mỹ cho biết hiện toàn xã có là 284 ha trồng hồng, trong đó có 6 thôn đã đăng ký tiêu chuẩn VietGap . “Xã có 16 thôn nhưng chỉ 14 thôn trồng được hồng. Loài này phát triển tốt là do thổ nhưỡng. Năm nay dự báo bội thu nhưng sản lượng chỉ đủ cung cấp cho thị trường trong nước.”, ông Dũng nói.
“Mất rất nhiều thời gian hái nên gốc cây là nơi râm mát nhất đề tập kết, nghỉ ngơi trước khi chuyển xuống núi. Làm không nghỉ suốt 4 tiếng, vợ chồng tôi có thể hái gần 50 kg”, anh Hoàng Văn Minh, thôn Thống Nhất nói, khi cùng vợ gom quả vào bao tải.
Vườn thường cách xa nhà nên khi hái xong, người dân chỉ có cách gánh hoặc vác về nơi tập kết với quảng đường khoảng 500 m, sau đó dùng xe máy chở về.
Toàn cảnh huyện Văn Lãng nhìn từ trên cao. Những ngọn đồi núi nối tiếp nhau, phủ kín màu xanh bằng nhiều giống hồng đặc sản.
Theo người dân địa phương, hồng đạt chất lượng là vỏ phải bóng, màu xanh ngả vàng, vị ngọt không sắc.
Từ tháng 5/2018, hồng Vành khuyên đã được chứng nhận là Thương hiệu Vàng Nông nghiệp Việt Nam
Thời điểm này, các lái buôn từ Hà Nội, Bắc Giang, Quảng Ninh… tìm về đến tận thôn bản để đặt hàng thu gom. Những quả hồng sẽ được lái buôn chọn lọc, phân loại để định giá và ngâm nước trong 4 ngày để loại bỏ nhựa chát.
Người dân nhận tiền từ lái buôn tại nơi tập kết trong thôn.
Vùng đất biên giới Văn Lãng chủ yếu là người dân tộc Nùng và Tày, ngoài nghề trồng lúa, hoa màu thì hồng Vành khuyên là cây trồng mang lại thu nhập chính cho người dân nơi đây.
Người dân Lạng Sơn thu hoạch hồng vành khuyên. Video: Ngọc Thành
Hồng ngâm - món quà mùa thu
Gọi là hồng ngâm bởi quả hồng khi hái xuống phải ngâm nước nhiều ngày và dùng kỹ thuật, bí quyết riêng để cho ra sạch nhựa, khi ăn có vị ngọt đậm và nhiều bột mịn, vỏ quả cứng, thịt hồng lại rất chắc và giòn.
Trong những món quà của mùa thu, quả hồng ngâm ngon, ngọt, giòn tan, là món quà ngọt ngào của miền non nước Cao Bằng. Nếu bạn đã ăn một lần sẽ ngóng mùa thu sau được thưởng thức lại.
Cao Bằng có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thích hợp trồng hồng ngâm. Quả hồng ngâm của Cao Bằng ngọt và thơm, sờ vào mát tay và có hương thơm tự nhiên. Quả hồng có kích cỡ chỉ bằng quả trứng gà ta, vỏ có màu xanh pha vàng, bóng mượt.
Gọi là hồng ngâm bởi quả hồng khi hái xuống phải ngâm nước nhiều ngày và dùng kỹ thuật, bí quyết riêng để cho ra sạch nhựa, khi ăn có vị ngọt đậm và nhiều bột mịn, vỏ quả cứng, thịt hồng lại rất chắc và giòn.
Điều làm nên hương vị riêng của hồng ngâm Cao Bằng đó chính là nước để ngâm hồng luôn là nước ở những con suối, con sông trong vắt, chưa bị ô nhiễm. Nếu ngâm ở nguồn nước khác, hồng rất nhanh bị rụng đài, thâm dần rồi ủng không thể ăn được.
Nếu đến các phiên chợ đều thấy nhiều người dân bày bán hồng ngâm trong những chậu lớn, chậu bé. Khi mua nên chọn những quả hồng già có màu cam đậm, không bị dập nát hoặc có vết thâm nhũn. Quả hồng xanh là những quả còn non ăn có vị chát và không ngọt.
Tại Cao Bằng, hồng ngâm được trồng từ rất lâu nhưng sản lượng chưa cao. Những năm gần đây, hồng ngâm đã trở thành cây nông sản mang lại hiệu quả kinh tế, là thứ quà đặc sản cho nhiều du khách mỗi khi dừng chân đến miền non nước Cao Bằng vào mùa thu.
Vào mùa thu, đặc biệt vào ngày Tết Trung thu truyền thống, quả hồng ngâm không thể thiếu trên bàn phá cỗ đón trăng của các gia đình và thường được dùng làm quà biếu cho bạn bè và người thân. Vị ngọt đậm, giòn, thơm khiến những người từng thưởng thức thứ đặc sản vùng sơn cước này lưu luyến.
Hồng giòn thì ai cũng thích, nhưng để chọn được loại vừa ngọt vừa giòn thì không phải ai cũng biết: Đây là tuyệt chiêu chọn trăm quả ngon cả trăm Và nếu lỡ mua phải hồng chát thì bạn hãy tham khảo thêm vài mẹo để khử vị chát cho những quả hồng mình đã mua nhé! Quả hồng là loại trái cây có vị ngọt, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, bổ phổi, dưỡng huyết, thông kinh lạc, làm dịu cơn khát, có tác dụng trị ho... Quả hồng chứa đường...