Thu hẹp 2 kho ngoại quan của doanh nghiệp tại Quảng Ninh và Hải Phòng
Tổng cục Hải quan quyết định thu hẹp kho ngoại quan của Công ty TNHH sản xuất Hoàng Thành tại Quảng Ninh và Công ty cổ phần dịch vụ cảng Hải Phòng trên cơ sở đề xuất của Cục Giám sát quản lý về hải quan.
Cán bộ Hải quan Quảng Ninh giám sát hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. Ảnh: Xuân Hương
Cụ thể, Tổng cục Hải quan ban hành quyết định thu hẹp kho ngoại quan của Công ty TNHH Kim Thành Phát Đạt (Công ty Kim Thành Phát Đạt) có địa chỉ tại phường Ninh Dương, TP. Móng Cái, Quảng Ninh.
Tổng diện tích kho ngoại quan của Công ty Kim Thành Phát Đạt sau khi thu hẹp còn 11.478 m2, trong đó bao gồm kho chứa hàng là hơn 4.830 m2 và diện tích bãi hơn 6.547 m2, diện tích còn lại là văn phòng hải quan và công trình phụ trợ, chịu sự quản lý, giám sát của Cục Hải quan Quảng Ninh.
Tiếp đến, Tổng cục Hải quan cũng quyết định thu hẹp kho ngoại quan của Công ty cổ phần dịch vụ cảng Hải Phòng, trên cơ sở xét hồ sơ đề nghị của doanh nghiệp và báo cáo kết quả kiểm tra của Cục Hải quan Hải Phòng.
Kho ngoại quan của Công ty cổ phần dịch vụ cảng Hải Phòng có địa chỉ tại Khu công nghiệp Nam Đình Vũ, phường Đông Hải 2, quận Hải An, TP. Hải Phòng, sau khi thu hẹp có diện tích là 49.200 m2, gồm 1 kho đông lạnh 8.000 m2, diện tích bãi là 41.200 m2, còn lại là văn phòng làm việc của hải quan.
2 quyết định nêu trên được cơ quan hải quan ban hành căn cứ Luật Hải quan, Nghị định 68/2016/NĐ-CP quy định điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan.
Hải Phòng: Sắp có thêm 2 bến cảng trị giá 6.425 tỷ đồng tại cảng Lạch Huyệ
TP Hải Phòng sẽ tiếp tục xây dựng thêm 2 bến số 5, số 6 khu bến cảng Lạch Huyện thuộc cảng Hải Phòng do Tập đoàn Hateco thực hiện.
Theo đó, dự án có quy mô 47 ha; đầu tư xây dựng 2 bến cập tàu tổng chiều dài tuyến mép bến là 750 m tiếp nhận cỡ tàu 100.000 DWT (8.000 Teus); 1 bến sà lan chiều dài tuyến mép bến 150 m, tiếp nhận sà lan 48 Teus; công trình bảo vệ cảng; hệ thống kho bãi; hạ tầng phục vụ cảng; khu nước đậu tàu và khu nước kết nối với luồng hàng hải công cộng Lạch Huyện.
Hải Phòng được biết là thành phố công nghiệp, cảng biển của cả nước.
Vốn đầu tư thực hiện Dự án (do nhà đầu tư đăng ký) là 6.425,212 tỷ đồng; giai đoạn 1 (từ năm 2020- 2025) là 6.072,9 tỷ đồng; giai đoạn 2 (từ năm 2030 và sau 2030) là 352,2 tỷ đồng, trong đó vốn chủ sở hữu chiếm 15%, vốn huy động hợp pháp chiếm 85%. Thời gian thực hiện Dự án là 70 năm. Địa điểm thực hiện Dự án thuộc vị trí bến số 5, số 6, khu bến cảng Lạch Huyện, khu vực đảo Cát Hải, thuộc Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải, TP. Hải Phòng.
Theo kế hoạch, giai đoạn 1 Dự án có thời gian xây dựng trong 4 năm kể từ khi phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư; giai đoạn 2 (2030 và sau 2030) dự kiến thời gian xây dựng trong 1 năm.
Trước đó, Bộ Kế hoạch và đầu tư kiến nghị Thủ tướng xem xét, quyết định chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng bến số 5, số 6 khu bến cảng Lạch Huyện thuộc TP Hải Phòng. Cụ thể, Dự án do Tập đoàn Hateco đầu tư (trụ sở tại tỉnh Thái Bình), có mục tiêu chính là xây dựng cảng hàng hóa hiện đại đưa hàng hóa xuất, nhập khẩu của khu vực phía Bắc tới thị trường Châu Âu, Châu Mỹ không phải trung chuyển qua các cảng tại khu vực như Singapore, Hong Kong; khai thác tối đa lợi thế điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý để phát triển Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải
Kiểm soát gian lận thương mại: Vấn đề sống còn của ngành gỗ Hiện nay, gỗ là một trong những nhóm mặt hàng có độ rủi ro rất lớn về gian lận thương mại. Một trong những giải pháp quan trọng để kiểm soát rủi ro là từ nguồn dữ liệu thống kê xuất nhập khẩu, cơ quan hải quan phối hợp với thông tin từ doanh nghiệp xác định các sản phẩm có dấu hiệu...