Thứ hạt tưởng vứt đi, ai ngờ quý như ‘nhân sâm’ có bao nhiêu thương lái cũng ‘chốt’
Có một loại hạt mà nhiều gia đình vứt đi không ngờ thương lái đang tìm mua từng cân. Nó có thể coi là một loại ‘dược liệu’ quý hiếm nên có trong mọi gia đình.
Trong y học cổ truyền Việt Nam hạt gấc được coi là một dược liệu có thể thay thế cho mật gấu để điều trị các trường hợp chấn thương, sưng đau, bệnh quai bị…
Như đã biết, quả gấc là loại thực phẩm có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe vì chứa nhiều nguồn vitamin và khoáng chất dồi dào đặc biệt trong đó là chất lycopene và beta- carotene – chất chống oxy hóa cao có tác dụng ngăn ngừa và điều trị ung thư. Trong đó, nhân của hạt gấc đều chứa các loại chất khoáng, lipit béo, đường, nước,…và một số các chất invedaxa, men photphotoba tất cả đều rất có lợi cho sức khỏe và có thể ứng dụng trong làm đẹp. Tuy nhiên hạc gấc công dụng cũng không kém cạnh.
Hạt gấc tốt cho sức khỏe.
Lương y Vũ Quốc Trung từng cho biết hạt gấc là một vị thuốc quý trong Đông Y. Nó có thể coi là một loại “tiên dược” nên có trong mọi gia đình. Đông y gọi hạt gấc là mộc miết tử. Hạt gấc dẹt, vỏ cứng, mép có răng cưa, hai mặt có những đường vân lõm xuống. Nhân hạt gấc có vị đắng, hơi ngọt, tính ôn, có tác dụng chữa mụn nhọt.
- Chữa chai chân: Nhân hạt gấc (giữ cả màng hạt) đem giã nát, thêm một ít rượu trắng 35-40 độ, bọc trong một cái túi polyethylen, dán kín miệng túi, đục một lỗ nhỏ rộng gần bằng chỗ chai chân, buộc vào nơi tổn thương, 2 ngày thay thuốc một lần.
- Chữa trĩ: Hạt gấc giã nát, thêm một ít giấm thanh, đắp vào hậu môn, cố định bằng vải gạc và băng dính. Để qua đêm. Sau mỗi đêm lại thay thuốc một lần.
- Chữa răng lợi sưng đau chảy máu: Hạt gấc nướng chín, giã nhỏ hòa nước ngậm khoảng 30 phút rồi nhổ đi.
- Chữa quai bị: Khi trẻ nhỏ bị quai bị, bạn có thể sử dụng 3 – 4 hạt gấc. Sau đó đốt thành than cùng quai bị cói hoặc chiếu rách 5g đốt thành than. Cứ thế, trộn đều 2 thứ trên với nhau rồi hòa với dầu vừng bôi vào chỗ viêm sưng chỉ vài hôm là khỏi.
- Chữa sưng đau: Khi bị sưng đau, để giảm bớt tình trạng này, bạn nên dùng 2-3 hạt gấc đem mài nhỏ. Sau đó, cho hạt gấc vào giấm hay rượu bôi nhiều lần vào chỗ sưng đau.
- Làm đẹp da: Rửa sạch mặt, cho một chút dầu gấc (khoảng 5ml) ra tay sau đó thoa đều lên mặt và xoa đều nhẹ nhàng từ 15 – 20 phút cho thấm đều vào da. Tránh các vùng mắt và miệng. Đợi khoảng 30 phút, sau đó rửa lại mặt với nước ấm.
Hạt gấc ngâm rượu rất cho sức khỏe.
Mặc dù gấc tốt cho sức khỏe nhưng nhiều người thường chỉ lấy ruột gấc để chế biến, còn phần hạt gấc đem vứt bỏ mà không ngờ là nó cũng có thể bán được.
Video đang HOT
“Tôi thu mua quanh năm, ai có hạt gấc gửi cho tôi là tôi mua hết. Nếu ở gần, tôi sẽ đến tận nơi để thu mua. Tôi bắt đầu thu mua hạt gấc từ năm ngoái vì có thương lái bên Trung Quốc có nhu cầu mua”, chị Mai Thanh – đầu mối thu mua hạt gấc ở Ngọc Lặc, Thanh Hóa, chia sẻ với Nông Thôn Việt.
Hạt gấc phải là loại mới thu hoạch và hạt mẩy chị mới thu mua. Giá thu mua hiện tại là 20.000 đồng/kg. Đáng chú ý thời điểm đắt lên đến 35.000 đồng/kg
Lưu ý: Các chuyên gia lưu ý khi sử dụng thấy có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào nên hỏi ý kiến của bác sĩ để được tư vấn sử dụng thuốc cho hiệu quả.
Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh quai bị
Quai bị là căn bệnh phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Bệnh có tỷ lệ mắc cao ở những vùng dân cư đông đúc, điều kiện sống kém và nơi có khí hậu lạnh.
Tại Việt Nam, bệnh quai bị phát tán quanh năm, nhưng thường tập trung vào những tháng thu - đông ở các tỉnh miền Bắc và Tây Nguyên.
1. Đông y có chữa được bệnh quai bị không?
Quai bị là một bệnh lý truyền nhiễm cấp tính gây ra bởi sự xâm nhập của virus quai bị (Mumps virus), thường xảy ra ở trẻ trên 2 tuổi và thanh thiếu niên.
Bệnh quai bị hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị. Các phương pháp điều trị hiện có đều dựa trên nguyên tắc tập trung điều trị các triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng. Vì vậy, bệnh quai bị có thể dùng đông tây y kết hợp.
Việc dùng thuốc kháng sinh không có tác dụng mà chỉ điều trị theo triệu chứng. Bệnh nhân có thể chườm nóng, dùng thuốc an thần, giảm đau, vitamin, có thể dùng chống viêm theo tư vấn của bác sĩ. Súc miệng nước muối thường xuyên sau khi ăn. Những ngày đầu bệnh nhân quai bị nên ăn nhẹ, ăn lỏng.
2. Xử trí khi bị quai bị
Trường hợp quai bị không biến chứng, bệnh nhân có thể được chăm sóc tại nhà:
Giảm đau, hạ sốt bằng Paracetamol.
Uống nhiều nước, ăn thức ăn lỏng, dễ nuốt.
Nghỉ ngơi, có thể chườm trên vùng má bị sưng đau.
Chỉ dùng thuốc kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ.
Không tự ý áp dụng các phương pháp điều trị dân gian như dùng mực tàu, nhọ nồi hay đắp lá thuốc lên vùng sưng. Các phương pháp này không được khoa học chứng minh hiệu quả, có thể khiến tình trạng viêm trầm trọng hơn, thậm chí gây nhiễm trùng, chảy máu.
Cần cho bệnh nhân nghỉ ngơi từ 7 - 10 ngày tại nhà để vùng mang tai hồi phục hoàn toàn và tránh lây cho người khác.
Đến ngay bệnh viện gần nhất nếu người bệnh xuất hiệu triệu chứng nôn ói, đau bụng, đau đầu. Hoặc khi thấy bệnh nhân có những biểu hiện nặng, bất thường.
3. Một số lưu ý khi điều trị quai bị tại nhà
Cho người bệnh kiêng gió trời để tránh nhiễm khuẩn, bệnh nhân cần được tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ bằng nước ấm với thời gian ngắn hơn bình thường để ngăn ngừa vi khuẩn.
Nên kiêng các hoạt động mạnh, nghỉ ngơi nhiều để sức khỏe mau hồi phục. Lưu ý đến thể trạng người bệnh, đặc biệt là khi quan sát thấy tinh hoàn sưng đau thì cần đến ngay bác sĩ để ngăn ngừa biến chứng.
Quai bị dễ lây lan nên người bệnh cần tránh tiếp xúc với người xung quanh. Cho bệnh nhân sử dụng riêng các vật dụng cá nhân, người thân đeo khẩu trang khi mang đồ ăn cho người bệnh.
Quai bị là một bệnh lý truyền nhiễm cấp tính.
4. Bệnh quai bị có chữa khỏi được không?
Đa số các trường hợp thường sốt rất nhẹ và kéo dài 1 đến 2 ngày. Thông thường trẻ lớn hay người lớn thì các triệu chứng thường nặng hơn trẻ nhỏ. Bệnh sẽ tự khỏi dần sau một tuần đến 10 ngày nếu không có biến chứng.
Hiện quai bị vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, cách chữa quai bị tại nhà và bệnh viện chủ yếu tập trung vào việc điều trị triệu chứng.
5. Lưu ý với người lớn, nam giới, nữ giới mắc bệnh quai bị
Trước đây người ta biết nhiều đến bệnh quai bị ở trẻ nhỏ, nhưng thực tế hiện nay cho thấy người lớn cũng có thể bị quai bị và thậm chí còn rất nhiều. Không những thế khi người lớn bị quai bị nếu không thận trọng trong xử trí có thể sẽ phải đối diện với nhiều biến chứng nguy hiểm như vô sinh, viêm màng não, viêm tụy...
Các yếu tố sau được xem là làm tăng nguy cơ mắc bệnh quai bị:
Người chưa có miễn dịch bảo vệ.
Người đang sống chung, tiếp xúc hoặc sinh hoạt tập thể, dùng chung đồ dùng với người bị quai bị.
Biến chứng bệnh quai bị ở nam giới:
Viêm sưng tinh hoàn và mào tinh hoàn: Biến chứng chiếm tỷ lệ 25 - 30% ở nam giới mắc bệnh quai bị. Biểu hiện tinh hoàn sưng to gấp đôi bình thường, mào tinh dày. Tình trạng viêm sưng kéo dài từ 3 - 7 ngày và khoảng 50% bệnh nhân bị teo tinh hoàn, làm giảm tỷ lệ sinh tinh và khả năng gây vô sinh khá cao.
Nhồi máu phổi: Sau khi bị viêm tinh hoàn do quai bị, có thể bị hoại tử mô phổi cho vùng phổi bị thiếu máu. Nguyên nhân là do huyết khối từ tĩnh mạch tuyến tiền liệt.
Viêm tụy: Gây đau bụng vùng thượng vị kèm buồn nôn.
Viêm màng não: Gây đau đầu, mệt mỏi, rối loạn thị giác.
Bị điếc: Người mắc bệnh này cũng có thể bị mất thính giác.
Viêm cơ tim.
Biến chứng bệnh quai bị ở phụ nữ:
Tương tự với biến chứng bệnh quai bị ở nam, bệnh cũng gây biến chứng ở nữ như:
Viêm buồng trứng với tỷ lệ khoảng 7%: Buồng trứng bị viêm sưng gây ra các cơn đau ở một bên hố chậu, gây ra khí hư có mùi khó chịu. Nếu không điều trị kịp thời có thể gây viêm, dính, u nang buồng trứng, dẫn đến ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.
Gây sảy thai hoặc dị dạng thai nhi ở 3 tháng đầu thai kỳ, gây sinh non hoặc thai chết lưu ở 3 tháng cuối thai kỳ.
Viêm tụy, viêm màng não... tương tự như đối với nam.
6. Chi phí khám chữa bệnh
Hiện nay, chưa có thuốc đặc hiệu điều trị bệnh quai bị, phương pháp điều trị hiện nay là điều trị theo triệu chứng, hỗ trợ chăm sóc người bệnh để phòng ngừa các biến chứng xấu xảy ra. Việc khám và chữa trị bệnh quai bị tùy ở từng bệnh nhân cụ thể.
Để xác định xác định tình trạng nhiễm, hay đang nhiễm bệnh quai bị khoảng 200.000 đến 299.000 VNĐ
Đối với vaccine phòng quai bị chứa trong vaccine 3 trong 1 Sởi - Quai bị - Rubella có giá từ 198.000 VNĐ/1 mũi tiêm đến 265.000 VNĐ/1 mũi tiêm.
TP.HCM phát hiện gần 1.500 ca tay chân miệng trong 3 tháng Gần 3 tháng đầu năm 2024, TP.HCM phát hiện 1.495 ca tay chân miệng đến khám và nhập viện, riêng tuần qua ghi nhận 107 ca, tăng 41% so với trung bình 4 tuần trước. Chiều 21/3, tại buổi họp báo kinh tế - xã hội TP.HCM, bà Lê Hồng Nga - Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC)...