Thứ hạt nhà nào cũng cần mà giá vẫn thấp, diêm dân Bà Rịa – Vũng Tàu hụt hơi giữ nghề
Vụ muối đầu năm 2022 ở Bà Rịa – Vũng Tàu đang bắt đầu. Giá muối vẫn ở mức thấp trong khi lao động ngày càng khan hiếm, hàng loạt chi phí khác tăng cao.
Thông thường, vụ sản xuất muối bắt đầu từ cuối năm trước. Năm 2021, do mùa mưa kết thúc muộn, người làm muối Bà Rịa-Vũng Tàu cũng bắt đầu vụ muối đầu năm 2022 chậm hơn gần một tháng.
Giá muối Bà Rịa – Vũng Tàu vẫn ở mức thấp
Xã An Ngãi (huyện Long Điền) là một trong những vùng sản xuất muối lớn ở Bà Rịa-Vũng Tàu. Đã vào chính vụ nhưng không khí sản xuất muối ở xã An Ngãi vẫn khá ảm đạm.
Năm 2021, giá muối Bà Rịa – Vũng Tàu chỉ đạt 800 – 900 đồng/kg với muối trải bạt; 650-750 đồng/kg với muối đất. Mức giá này đã giảm hơn mọi năm từ 200 – 300 đồng/kg.
Vụ năm nay, giá muối trải bạt đạt 1.000 đồng/kg; 850 – 900 đồng/kg với muối đất.
Cánh đồng muối ở xã An Ngãi (huyện Long Điền). Ảnh: Trần Khánh
Diêm dân Trần Ngọc Huy ở xã An Ngãi cho biết, tuy có nhích lên nhưng giá muối vẫn ở mức thấp.
Ông Huy nhẩm tính, với giá bán 1.000 đồng/kg, 1.000m2 đất làm muối trải bạt có thể cho thu nhập khoảng 8 triệu đồng.
Thế nhưng với những diêm dân phải thuê đất để làm muối thì sau khi trừ chi phí, tiền lãi chẳng còn lại là bao.
“Trong khi giá xăng dầu, giá nhân công cùng nhiều loại chi phí khác tăng cao; nhiều người làm muối không còn mặn mà sản xuất muối nữa”, ông Huy nói.
Giữa trời nắng gắt, diêm dân Huỳnh Văn Điền ở xã An Ngãi đang nhanh tay dùng chiếc bồ cào gom muối lại thành từng ụ nhỏ.
Hơi nóng bốc lên nghi ngút cả cánh đồng. Hơi nóng phả vào mặt, làm bốc hơi nhưng giọt mồ hôi trên gò má đen xạm còn chưa kịp lăn xuống cằm.
Video đang HOT
20 mùa nắng khắc nghiệt đi qua, chưa bao giờ ông thử đo nhiệt độ trên đồng muối. Chỉ biết rằng, lúc nắng nóng nhất cũng là lúc diêm dân làm việc cật lực nhất. Nắng càng gắt thì càng thu hoạch muối được nhiều hơn.
Trong ký ức của ông Điền, nghề muối ở địa phương có từ thời cha ông. Bao lớp diêm dân ngày trước đã biết cô đặc nước biển để làm muối, rồi hình thành các vùng làm muối nổi tiếng ở Bà Rịa – Vũng Tàu ngày nay.
Diêm dân ở xã An Ngãi thu hoạch muối. Ảnh: Trần Khánh
Hạt muối Bà Rịa – Vũng Tàu được tiêu thụ ở hầu khắp thị trường phía Nam, là lựa chọn số một của nghề làm nước mắm ở Phú Quốc (Kiên Giang).
Những năm 1990, nghề làm muối rất phát đạt vì giá muối cao. Nhưng khoảng 10 gần đây, giá muối giảm mạnh.
Theo ông Điền, 2 năm qua, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, các nhà thùng sản xuất nước mắm truyền thống ở Kiên Giang hoạt động không hết công suất.
Các tàu khai thác thủy sản phải nằm bờ trong thời gian dài cách ly. “Sản lượng cá không phục vụ sản xuất nước mắm sụt giảm, dẫn đến sản lượng muối tiêu thụ chậm”, ông Điền giải thích.
Không những giá muối giảm còn thiếu công lao động
Không chỉ tiêu thụ chậm, giá muối ở mức thấp, điều mà ông Điền và nhiều diêm dân Bà Rịa – Vũng Tàu lo lắng hơn là tình trạng thiếu lao động.
Mỗi năm, giá thuê nhân công lao động được tăng khoảng 20%. Vào đầu năm nay, giá thuê công lao động đã tăng lên đến 250.000 đồng/công.
Nghề làm muối vất vả, người làm muối không chỉ trông trời, trông nắng mà còn trông giá cả thị trường. Ảnh: Trần Khánh
Ở ruộng muối kế bên, ông Phạm Văn Thơm cũng có thâm niên hàng chục năm làm muối.
Ruộng muối mà ông đang làm là do thuê lại gần 7 sào đất mà chính ông đã bán cho người khác. “Làm muối bây giờ không được bao nhiêu tiền”, ông Thơm nói.
Đồng muối không thể mang lại cuộc sống sung túc như trước, lao động trẻ không còn cam phận gắn bó với ruộng muối.
Ông Thơm kể, làm nghề muối trải bạt bây giờ đa số tận dụng nguồn công lao động từ trong gia đình. Còn làm muối đất phải thuê mướn nhân công bên ngoài.
Nhưng hiện nay, nhân công ngày càng thiếu, giá nhân công tăng cao. Nếu chủ ruộng mướn nhân công làm hết các khâu thì thu nhập chẳng còn bao nhiêu.
Ông Thơm cũng không thể thuyết phục con cháu giữ gìn nghề cha ông để lại. Ông có 3 người con, lần lượt, từng người một đều đã rời bỏ những ô ruộng muối để… lên bờ.
Lao động nông thôn ngày càng ít, nhiều người trẻ không còn mặn mà gắn bó với nghề làm muối. Trong ảnh: một diêm dân ở xã An Ngãi (Long Điền) đang chăm sóc ruộng muối. Ảnh: Văn Phúc
Nghề muối được sản xuất tập trung ở huyện Long Điền, thành phố Bà Rịa và thành phố Vũng Tàu. Theo Sở NNPTNT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, thời gian qua, nghề muối Bà Rịa – Vũng Tàu gặp không ít khó khăn vì giá thấp, thị trường tiêu thụ chưa đa dạng.
Việc phụ thuộc nhiều vào đánh bắt thủy hải sản, khiến khâu tiêu thụ muối của bà con bị động, giá muối bất ổn.
Thu nhập từ nghề làm muối còn thấp, đời sống còn khó khăn dẫn đến vốn đầu tư cho tái sản xuất ít.
Đa số diêm dân phải vay mượn thương lái và bán muối với giá thấp hơn thị trường. Vì thế, giá muối dù có nhích lên, diêm dân vẫn ở thế thua thiệt.
Hiện nay diện tích muối tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh đang dần bị thu hẹp, do quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa.
Sản lượng muối niên vụ 2020 – 2021 là 31.470 tấn, chỉ đạt 54% so với kế hoạch đề ra. Niên vụ muối năm năm nay, toàn tỉnh sản xuất trên 580ha muối; giảm gần giảm 118ha so với niên vụ 2019 – 2020.
Ngành nông nghiệp tỉnh đang khuyến khích diêm dân sản xuất, chế biến các loại muối sạch, chất lượng cao để nâng giá trị sản phẩm, tạo thêm cơ hội đầu ra cho muối Bà Rịa-Vũng Tàu
Đồng thời, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cũng xây dựng các chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào chế biến, tiêu thụ muối để duy trì và phát triển nghề muối địa phương.
Bà Rịa - Vũng Tàu bắt đầu tiêm vắc xin Covid-19 cho học sinh
Ngày 12.11, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu bắt đầu tổ chức tiêm vắc xin phòng Covid-19 của hãng Pfizer (Mỹ) cho học sinh khối THPT.
Trong ngày đầu tiên triên khai, chỉ có 3 địa phương thực hiện tiêm chủng cho học sinh THPT là TP.Bà Rịa, H.Xuyên Mộc và H.Long Điền.
Từ ngày mai (13.11), tất cả học sinh ở các địa phương còn lại sẽ được tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho đến hết ngày 14.11.
Bà Rịa - Vũng Tàu có gần 120.000 học sinh trong độ tuổi từ 12 - 17 được tiêm vắc xin phòng Covid-19, trong đó nhóm tuổi 16 - 17 là hơn 40.000 em.
Học sinh THPT xếp hàng chờ tiêm vắc xin Covid-19 - NGUYỄN LONG
Địa điểm tiêm chủng là các trường học, cơ sở giáo dục và Trung tâm y tế của các địa phương.
Phụ huynh và học sinh khai báo thông tin cá nhân trước khi tiêm vắc xin Covid-19 - NGUYỄN LONG
Để bảo đảm an toàn và giãn cách, những điểm tiêm chủng đều được bố trí theo nguyên tắc "một chiều", gồm 6 khu vực: khu vực sàng lọc Covid-19 và chờ trước tiêm chủng; bàn đón tiếp, hướng dẫn; bàn khám sàng lọc và tư vấn trước tiêm chủng; bàn tiêm vắc xin; bàn nhập liệu hệ thống tiêm chủng; khu vực ngồi theo dõi sau tiêm và trả giấy xác nhận đã tiêm mũi 1.
Nhân viên y tế tiêm vắc xin Covid-19 cho học sinh - NGUYỄN LONG
Bàn tiêm vắc xin được bố trí trong phòng riêng biệt. Các điểm tiêm còn bố trí phòng cấp cứu gần với khu vực ngồi chờ theo dõi sau tiêm để xe cấp cứu dễ dàng tiếp cận khi có tình huống xảy ra. Các em học sinh đều được tư vấn, kiểm tra sức khỏe, khám sàng lọc trước tiêm và theo dõi 30 phút sau tiêm.
Kiên Giang đầu tư nâng cấp các cảng cá Hiện nay, tỉnh Kiên Giang đang tập trung đầu tư nâng cấp các cảng cá này trên địa bàn, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của nghề cá trước mắt cũng như về lâu dài. Tàu khai thác thủy sản tại Cảng cá Tắc Cậu, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang. Ảnh minh họa: Lê Sen/TTXVN Tỉnh Kiên Giang hiện có 5...