Thu giữ thêm 5 tấn mỹ phẩm Trung Quốc dán mác ngoại
Hôm qua 16.7, Phòng CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ ( PC46) Công an TP.HCM cho biết trinh sát Đội 7 (PC46) đã khám xét 1 kho hàng khác của Công ty mỹ phẩm Huyền Trang (trên đường Phạm Văn Chí, P.7, Q.6), thu giữ thêm 5 tấn mỹ phẩm không rõ nguồn gốc.
Nhiều tấn mỹ phẩm giả bị thu giữ – Ảnh: Nguyên Bảo
Ngày 9.7, Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 quốc gia) phối hợp Cục Điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan và PC46, Công an TP.HCM kiểm tra thu giữ hàng tấn mỹ phẩm giả của cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm Huyền Trang (Công ty mỹ phẩm Huyền Trang) tại hẻm 55 Trần Đình Xu, Q.1 và cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm (Công ty mỹ phẩm Linh Trang) ở hẻm 35 Trần Đình Xu, Q.1. Trong ngày 9.7, lực lượng phối hợp khám xét 2 kho hàng ở đường Trần Hưng Đạo (Q.1), đường Phạm Hùng (H.Bình Chánh) của hai công ty này thu giữ hàng tấn mỹ phẩm và thực phẩm chức năng giả dán nhãn mác Đức, Pháp, Nhật, Hàn Quốc, Úc. Qua điều tra, Cơ quan CSĐT xác định ông Thành Ngọc Tuấn là Giám đốc Công ty mỹ phẩm Linh Trang; còn Công ty mỹ phẩm Huyền Trang do bà Phạm Huyền Trang (46 tuổi, ngụ hẻm 457 Trần Hưng Đạo, P.Cầu Kho, Q.1) điều hành.
Mở rộng điều tra, ngày 15.7, trinh sát PC46 phát hiện, khám xét thêm 1 kho hàng lớn của Công ty mỹ phẩm Huyền Trang nằm trên đường Phạm Văn Chí, P.7, Q.6, thu giữ 5 tấn mỹ phẩm mang các nhãn hiệu Sasaki, Hikato, Puroz… Các nhãn hiệu này được Công ty mỹ phẩm Huyền Trang đăng ký nhưng không sản xuất mà nhập hàng từ Trung Quốc về dán nhãn mác đề xuất xứ Nhật, Hàn Quốc, Pháp… tung ra thị trường tiêu thụ với giá hàng trăm ngàn đến hàng triệu đồng/sản phẩm.
Video đang HOT
Chế biến kem dưỡng da bằng… nồi lẩu điện
Ngoài ra, trinh sát còn phát hiện bà Trang bán kem làm trắng da, kem dưỡng da ngoại giả. Theo lời khai của bà Trang, bà đặt hàng kem làm trắng da, kem dưỡng da mang nhãn hiệu của Nhật, Hàn Quốc do Công ty TNHH sản xuất thương mại mỹ phẩm Phú Thịnh (trụ sở xã Đa Phước, H.Bình Chánh) cung cấp. Kiểm tra cơ sở sản xuất của Công ty Phú Thịnh trên đường Võ Văn Kiệt (P.7, Q.6), cơ quan chức năng không thấy dây chuyền máy móc sản xuất mỹ phẩm mà chỉ phát hiện 1 nồi nấu lẩu bằng điện, máy sấy tóc cùng một số nguyên vật liệu để sản xuất mỹ phẩm. Tại trụ sở công an, bước đầu bà Đỗ Thị Thân (47 tuổi, Giám đốc Công ty Phú Thịnh) thừa nhận nguyên liệu được mua từ chợ Kim Biên hoặc trôi nổi trên thị trường về sản xuất các loại kem nói trên. Quy trình sản xuất kem khá đơn giản, sau khi mua nguyên liệu về, bà Thân cho vào nồi lẩu điện nấu, sau đó cho hương liệu vào trộn đều rồi chiết kem giả vào lọ của công ty đặt mua hoặc do hai công ty mỹ phẩm Huyền Trang, Linh Trang cung cấp. Công đoạn cuối cùng là dán nhãn mác, dùng máy sấy tóc ép màng co thành thành phẩm rồi đưa đi tiêu thụ. Giá gia công sản phẩm từ 40.000 – 60.000 đồng/sản phẩm.
Đàm Huy
Theo Thanhnien
Thêm 7 người bị khởi tố vì liên quan vỡ đường ống nước sông Đà
Nhóm nghi can là cán bộ quản lý bị cáo buộc đã thiếu trách nhiệm trong kiểm tra, nghiệm thu dẫn đến việc đưa vật liệu composite cốt sợi thủy tinh không đảm bảo chất lượng vào lắp đặt tại các dự án cấp nước sông Đà - Hà Nội.
Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế (PC46, Bộ Công an) vừa ra quyết định khởi tố bị can, khám xét, cấm đi khỏi nơi cư trú với Vũ Thanh Hải (quản đốc phân xưởng, trưởng phòng quản lý giai đoạn thuộc Công ty cổ phần ống sợi thủy sinh Vinaconex), Nguyễn Văn Hải (Phó giám đốc thuộcBan quản lý dự án cấp nước sông Đà), Trương Trần Hiền (Trưởng phòng vật tư, Ban quản lý dự án cấp nước sông Đà), Đỗ Đình Trình (Trưởng đoàn giai đoạn, thuộc đoàn Tư vấn giám sát thi công tuyến ống) cùng Nguyễn Biên Hùng, Hoàng Quốc Thống, Nguyễn Minh Quân đều là giám sát viên giai đoạn thuộc đoàn Tư vấn giám sát.
7 người bị khởi tố về tội Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng.
Trong 6 năm hoạt động, đường ống nước đã 10 lần vỡ hoặc gặp sự cố, gây ảnh hưởng đến 70.000 hộ dân ở Hà Nội, ước tính thiệt hại cả chục tỷ đồng. Ảnh: Bá Đô
Nhà chức trách cáo buộc, với trách nhiệm được giao, 7 nghi can đã không tuân thủ các quy định về quản lý, kiểm tra, nghiệm thu dẫn đến việc đưa vật liệu composite cốt sợi thủy tinh không đảm bảo chất lượng vào lắp đặt tại các dự án cấp nước sông Đà - Hà Nội. Điều này dẫn đến việc đường ống liên tục bị vỡ và xảy ra sự cố khi vận hành.
Theo cơ quan điều tra, số tiền khắc phục hậu quả hiện ước tính 9,3 tỷ đồng. Trong thời gian gần 280 giờ đường ống bị vỡ đã khiến hơn 1,2 triệu m3 nước không được cung cấp, ảnh hưởng lớn đến đời sống hơn 70.000 người dân thủ đô.
Sau một năm công an vào cuộc, hiện 9 người liên quan trách nhiệm đã bị khởi tố. Trong số này có ông Hoàng Thế Trung (nguyên giám đốc Ban quản lý dự án), Trần Cao Bằng (nguyên giám đốc Công ty Cổ phần ống sợi thủy tinh Vinaconex).
Tuyến đường ống nước sông Đà do Tổng công ty cổ phần Vinaconex làm chủ đầu tư với số vốn khoảng 1.500 tỷ đồng, đưa vào hoạt động từ năm 2008 với công suất 300.000 m3 nước mỗi ngày đêm. Trong 6 năm hoạt động, đường ống nước đã 10 lần vỡ hoặc gặp sự cố.
Bá Đô
Theo VNE
Vận chuyển trái phép 75.500 bao thuốc lá Phòng CSĐT tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ (PC46) Công an TP.Hải Phòng tạm giữ hình sự Nguyễn Thế Lực (33 tuổi) và vợ là Phạm Thị Hương (31 tuổi, cùng trú xã Kiền Bái, H.Thủy Nguyên, Hải Phòng) về hành vi vận chuyển trái phép 75.500 bao thuốc lá không rõ nguồn gốc. Thuốc lá lậu bị phát...