Thu giữ hàng chục nghìn hộp thực phẩm chức năng kém chất lượng
Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đã thu giữ hàng chục nghìn hộp thực phẩm chức năng nghi kém chất lượng. Kết quả kiểm nghiệm cho thấy tỉ lệ cao không đạt tiêu chuẩn như công bố, thậm chí có sản phẩm, hoạt chất chính không phát hiện.
Giá trên trời, chất lượng bằng 0!
Ngày 25/6, PGS.TS Phạm Xuân Đà, Viện trưởng Viện kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia cho biết, kết quả kiểm nghiệm mới nhất với nhiều loại thực phẩm chức năng (TPCN) cho thấy thực trạng rất đáng ngại về chất lượng các loại TPCN đang lưu hành trên thị trường. Nhóm sản phẩm có tỉ lệ vi phạm rất cao, thậm chí có những sản phẩm không phát hiện hoạt chất mà nhà nhập khẩu công bố tiêu chuẩn về sản phẩm.
Mới đây nhất, trong 18 mẫu TPCN (Công ty Cổ phần Thế giới khoa học và tự nhiên nhập khẩu, phân phối) Chi cục Quản lý thị trường TP Hồ Chí Minh gửi đến Viện kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia, đến chiều 25/6, trong 12 mẫu có kết quả thì đến 10 mẫu sản phẩm không đạt về chỉ tiêu chất lượng.
Cụ thể, mẫu Complebiol 4 Joints xuất xứ Mỹ, số lô 31370, hộp nguyên niêm phong hàm lượng Glucosamin chỉ đạt 214mg/viên (công bố 250mg/viên); mẫu Complebiol 4 Joints số lô 31369 hàm lượng này đạt 215mg/viên.
Mẫu kiểm nghiệm sản phẩm GENKI 9 Quee’s Secrect, xuất xứ Nhật do Chi cục quản lý thị trường TP Hồ Chí Minh lấy mẫu cũng cho kết quả kiểm nghiệm hàm lượng sâm Ginseng noisde không phát hiện như nhà nhập khẩu đã công bố. Tương tự, sản phẩm GENKI 6 dành cho nữ giới số lô 254323 nguyên hộp, hàm lượng sâm Ginseng noisde cũng không được tìm thấy trong sản phẩm này.
Mẫu kiểm nghiệm Genki 6 cho thấy không phát hiện hàm lượng sâm như công bố của nhà nhập khẩu. Ngoài thị trường, sản phẩm này vẫn được bán với giá 560 – 600 ngàn/hộp.
Tại Hà Nội, trong 4 mẫu sản phẩm do Chi cục quản lý thị trường Hà Nội lấy mẫu gửi đến Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia và Viện Khoa học hình sự (Bộ Công an), kết quả các mẫu đều không đạt chất lượng.
Video đang HOT
Theo ông Vương Trí Dũng, Phó Cục trưởng Chi cục quản lý thị trường Hà Nội, 2 mẫu TPCN năng Complebiol 4 Joints loại hộp 30 viên, số lô 31460, ngày sản xuất; không có, HSD: 12/2016 do Công ty Cổ phần thế giới Khoa học và tự nhiên nhập khẩu, phân phối kết quả kiểm nghiệm của Viện An toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia cho thấy hiện hàm lượng Glucosamin chỉ đạt 156,6mg/viên (đạt trên 60% so với công bố). Hàm lượng VitaminD3 nhà nhập khẩu công bố 950 UV/viên nhưng thực tế kiểm nghiệm chỉ đạt 6,0 UV/viên, thấp hơn rất nhiều so với hàm lượng công bố.
Mẫu TPCN GENKI 9 King’s Secrets, hộp 30 viên, NSX: 10/2013, HSD 10/2015 hàm lượng chiết xuất sâm Hàn Quốc cũng không phát hiện trong mẫu sản phẩm.
Kết quả kiểm nghiệm mẫu sản phẩm này do Chi Cục Quản lý thị trường Hà Nội gửi đến Viện khoa học hình sự cũng cho kết quả tương tự, với hàm lượng sâm là không phát hiện, trong khi trong sản phẩm được công bố là 10mg/viên
Tương tự, mẫu TPCN mang nhãn Complebiol 4 Joints loại 30 viên cho thấy hàm lượng chính Glucosamin chỉ đạt gần 60% so với hàm lượng công bố, 157,2mg/viên (công bố 250mg.viên).
“Với các sản phẩm TPCN, hàm lượng mỗi thành phần rất quan trọng bởi hàm lượng được tính toán chi tiết và quyết định chất lượng sản phẩm. bởi khi hàm lượng không đạt thì sản phẩm sẽ không mang lại tác dụng không mong muốn và cũng là một hình thức đánh lừa người tiêu dùng. Người tiêu dùng tin tưởng bỏ tiền ra mua sản phẩm bởi được quảng cáo có những chất tốt cho sức khỏe nhưng thực tế kiểm nghiệm các hoạt chất đó lại bằng 0, hoặc không phát hiện, như vậy là lừa dối người tiêu dùng, người tiêu dùng bỏ rất nhiều tiền để sử dụng sản phẩm nhưng không mang lại hiệu quả”, TS Đà đánh giá.
Sẽ tiếp tục rà soát, kiểm tra mặt hàng TPCN
Theo ông Vương Trí Dũng, Phó cục trưởng Chi cục quản lý thị trường Hà Nội, kết quả kiểm nghiệm này cho thấy nhiều vấn đề bất bình thường bởi tỉ lệ sai phạm về chất lượng là khá cao.
“Đây chỉ là một số mẫu chúng tôi chọn ngẫu nhiên trong nhóm các sản phẩm bị Cục ATTP xử phạt hành chính vi phạm quảng cáo, dán nhãn trong thời gian vừa qua, tỉ lệ phát hiện sai phạm về chất lượng là rất cao. Theo chỉ đạo của TP, chúng tôi coi TPCN là mặt hàng nóng trên địa bàn, ngay sau đợt này sẽ tiến hành kiểm tra thêm nhiều đơn vị, tiến hành rà soát một số nhóm hàng nổi cộm có liên quan trực tiếp đến sức khỏe, trong đó có nhóm hàng có lượng tiêu thụ mạnh gồm các sản phẩm dành cho khớp, tim mạch, giảm cân, sinh lý cho nam và nữ…”, ông Dũng nói.
Theo TS Đà, việc quá nhiều sản phẩm các chỉ tiêu hàm lượng các chất không đạt như công bố, thậm chí không phát hiện hoạt chất chính được công bố trong sản phẩm vấn đề rất đáng quan tâm. Vì theo luật ATTP, TPCN khi đưa ra thị trường phải thử nghiệm công dụng của thực phẩm, nhưng đến nay chưa triển khai.
Hơn nữa, doanh nghiệp sẽ phải có chứng nhận hợp quy và thường do một đơn vị thứ 3 thực hiện mới cho kết quả khách quan. Thế nhưng tại Việt Nam, doanh nghiệp lại được quyền tự công bố chất lượng sản phẩm và sau khi được cơ quan quản lý công bố là sản phẩm được lưu hành.
“Ví dụ như nói sản phẩm có thành phần nhưng hàm lượng bao nhiêu có tác dụng? Ngay cả công bố tỉ lệ, khi sản xuất đại trà có đúng như thế không. Đây là vấn đề rất quan trọng bởi khi hàm lượng không đạt thì sản phẩm sẽ không mang lại tác dụng không mong muốn và cũng là một hình thức đánh lừa người tiêu dùng”, ông Đà nói.
Vì thế, vấn đề hậu kiểm vô cùng quan trọng trong kiểm soát chất lượng các sản phẩm này. Việc quản lý về ATTP phải dựa trên bằng chứng, trên cơ sở hệ thống kiểm nghiệm, nhất là với nhóm TPCN hiện nay được người dân dùng rất phổ biến, thường xuyên, như một thực phẩm nhưng lại có hiệu quả gần như thuốc nên việc quản lý đòi hỏi phải tăng cường công tác quản lý.
“Những sản phẩm mới lần đầu đưa ra thị trường phải có chứng minh hiệu quả. Về chuyên môn, phải kiểm soát chặt sản phẩm mới ra đời, nếu giao toàn bộ cho doanh nghiệp rất khó kiểm soát. Bởi có thể xảy ra tình huống hàng mẫu có thể làm rất chuẩn, sau khi kiểm nghiệm, doanh nghiệp công bố nhưng khi đưa vào sản xuất đại trà có thể lại không đạt được chất lượng như đã công bố. Vì thế, nếu giao cho doanh nghiệp tự công bố chất lượng thì phải chỉ định các đơn vị nào có năng lực làm các chỉ tiêu chất lượng và bắt buộc sản phẩm trong quá trình lưu hành ít nhất được cơ quan chức năng lấy mẫu ngẫu nhiên kiểm nghiệm một lần”, TS Đà phân tích.
Trước đó, Chi cục quản lý thị trường TP Hồ Chí Minh đã kiểm tra, tạm giữ hàng chục nghìm hộp TPCN ngoại nhập, có dấu hiệu không đạt tiêu chuẩn chất lượng, vi phạm quya định ghi nhãn hàng hóa của các sản phẩm do Công ty cổ phần Thế giới khoa học và tự nhiên nhập khẩu, phân phối. Trong đó có hơn 20 nghìn hộp Complebiol 4 Joints, xuất xứ Mĩ, hơn 400 hộp Genki 6 Queen’s Secrect xuất xứ Nhật…
Hiện cơ quan chức năng đang tiếp tục thu giữ các sản phẩm có dấu hiệu kém chất lượng, tiếp tục làm rõ về chất lượng sản phẩm, vi phạm nhãn mác… đảm bảo vì sức khỏe, quyền lợi người tiêu dùng.
Theo Dân Trí
Nhân viên hàng không cũng phải biết "4 xin" và "4 luôn"
Dù có máy bay hiện đại, cơ sở hạ tầng tốt nhưng văn hóa ứng xử của nhân viên không tốt, thái độ thiếu thân thiện thì mọi dịch vụ hàng không sẽ không còn giá trị, du khách nước ngoài sẽ không có thiện cảm về con người và đất nước Việt Nam.
Hoạt động check in tại sân bay Nội Bài
Trong lễ phát động phong trào "4 xin" và "4 luôn" (xin chào, xin lỗi, xin phép, xin cảm ơn và luôn mỉm cười, luôn nhẹ nhàng, luôn thấu hiểu, luôn giúp đỡ) tại Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài chiều 5/6, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Phạm Quý Tiêu nhấn mạnh, đây là Cảng Hàng không quốc tế lớn nhất nhì cả nước với vai trò là cửa ngõ giao thương quan thương của Thủ đô, là nơi du khách quốc tế có những sự nhìn nhận đầu tiên về đất nước và con người Việt Nam.
Vì thế, Thứ trưởng Phạm Quý Tiêu nhắc nhở nhân viên hàng không làm việc tại sân bay quốc tế Nội Bài phải nhận thức đầy đủ và rõ ràng về việc nâng cao văn hóa ứng xử với hành khách là một yêu cầu cấp thiết, để mỗi hành khách có thể hài lòng vì "một lần bay qua, nụ cười còn mãi".
"Hàng không là loại hình vận chuyển hiện đại, hàng không Việt Nam đang phát triển và hội nhập với thế giới, vì thế không thể chấp nhận một hình ảnh con người hàng không thiếu thân thiện, văn hóa ứng xử kém. Ngành nghề này đòi hỏi hoạt động giao tiếp ứng xử cao và chất lượng dịch vụ tốt. Làm dịch vụ thì phải biết nói lời xin chào, xin lỗi, xin cảm ơn, xin phép, cùng với đó là luôn mỉm cười, luôn nhẹ nhàng, luôn thấu hiểu, luôn giúp đỡ" - Thứ trưởng Phạm Quý Tiêu lưu ý.
Trước yêu cầu cấp thiết này, việc nâng cao văn hóa giao tiếp, ứng xử và chất lượng dịch vụ đã được cam kết thực hiện bởi 11 đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp hàng không-khu vực sân bay Nội Bài, gồm: Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài, Công ty CP Dịch vụ hàng không sân bay Nội Bài, Cảng vụ Hàng không miền Bắc, Trung tâm khai thác Nội Bài, Xí Nghiệp Thương mại mặt đất Nội Bài, Công ty CP Dịch vụ hàng hóa Nội Bài, Xí nghiệm Xăng dầu hàng không miền Bắc, Công ty TNHH Kỹ thuật máy bay, Công ty CP Suất ăn hàng không Nội Bài, Công ty Phục vụ mặt đất Hà Nội và Công an sân bay quốc tế Nội Bài.
Các đơn vị, doanh nghiệp cam kết sẽ tạo sự chuyển biến mạnh mẽ và sâu rộng trong nhận thức, tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao ý thức, đạo đức nghề nghiệp theo phương châm "4 xin" và "4 luôn" góp phần xây dựng hình ảnh con người sân bay Nội Bài văn minh, lịch sự, chuyên nghiệp và trách nhiệm;
Tích cực, chủ động nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu và sự mong đợi của hành khách. Đẩy mạnh phong trào thi đua, phát huy sức mạnh đoàn kết của các tổ chức, cá nhân, tiếp tục thực hiện việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh bằng những việc làm cụ thể. Nâng cao kỹ năng giao tiếp, ứng xử có văn hóa, lịch sự nhẹ nhàng, thành thạo kỹ năng mềm trong giải quyết công việc và thực hiện nhiệm vụ được giao với những chuẩn mực nhất định...
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Dừng lưu hành sản phẩm tăng cường khả năng tình dục Cục An toàn thực phẩm vừa ra quyết định thu hồi hiệu lực giấy Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm của Cục An toàn thực phẩm đã cấp cho các sản phẩm thực phẩm chức năng của Công ty cổ phần CVS Việt Nam. Đó là các sản phẩm được quảng cáo tăng cường sức khỏe tình...