Thu giữ 3 tấn thực phẩm chức năng không đạt tiêu chuẩn
Ngày 23/8, bà Phạm Khánh Phong Lan – Trưởng Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP Hồ Chí Minh cho biết, đơn vị vừa thu giữ 3 tấn thực phẩm chức năng không đảm bảo tiêu chuẩn lưu thông trên thị trường.
Trước đó, ngày 21/8, Đội Quản lý An toàn thực phẩm số 7 đã kiểm tra đột xuất tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Toàn cầu D2 Việt Nam đóng tại xã Phước Kiểng, huyện Nhà Bè (TP Hồ Chí Minh), phát hiện 234 thùng thực phẩm chức năng với hơn 8.000 hộp nhỏ dạng cốm được giới thiệu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe chuẩn bị tung ra thị trường tiêu thụ.
Cơ quan chức năng kiểm tra các sản ph ẩm thực phẩm chức năng. Ảnh: TTXVN
Điều đáng nói, dù công ty này sản xuất thực phẩm chức năng nhưng lại không xuất trình được giấy chứng nhận GMP – tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt nhằm đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn cho sản xuất đối với mặt hàng thực phẩm chức năng. Do đó, Đội Quản lý An toàn thực phẩm số 7 đã niêm phong, thu giữ toàn bộ số thực phẩm chức năng này. Tổng khối lượng thực phẩm chức năng thu giữ lên đến gần 3 tấn.
“Đây là những sản phẩm chức năng không có số đăng ký nên chúng tôi đang tiến hành các bước thủ tục hoàn tất hồ sơ xử phạt hành chính với mức xử phạt có thể từ 80 triệu đồng đến 90 triệu đồng theo Nghị định 15/2018 -NĐ/CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm”, bà Lan cho hay.
Video đang HOT
Cũng theo bà Lan, theo Nghị định 15, từ 1/7/2019, tất cả các cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng phải đạt chuẩn thực hành sản xuất tốt GMP. Điều này có nghĩa thực phẩm chức năng phải được sản xuất với những tiêu chuẩn nghiêm ngặt như thuốc mới được lưu thông trên thị trường. Tuy nhiên thực tế hiện nay trong tổng số hơn 4.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng trên cả nước có đến 90% không có chuẩn thực hành sản xuất tốt GMP.
Thời gian tới, Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP Hồ Chí Minh tiếp tục đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng nhằm chấn chỉnh hoạt động của loại hình sản phẩm bảo vệ sức khỏe này trên địa bàn Thành phố.
Theo Đinh Hằng (TTXVN)
Tăng tốc đưa yến sào, trái cây, sữa,... vào thị trường Trung Quốc
Đó là thông tin Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản đưa ra tại hội nghị công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm (ATTP), chế biến và phát triển nông lâm thủy sản do Bộ NNPTNT tổ chức tại Đà Nẵng, ngày 10/7.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến cho biết, năm 2019, công tác quản lý chất lượng an toàn thực phẩm (ATTP), chế biến và phát triển thị trường nông sản trong nước, quốc tế đứng trước những thuận lợi và thách thức đan xen.
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến cho biết, Việt Nam-EU vừa chính thức ký hiệp định thương mại tự do (FTA), nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam như thủy sản, rau quả, đồ gỗ có triển vọng đẩy mạnh...
"Việt Nam-EU vừa chính thức ký kết Hiệp định thương mại tự do (FTA). Nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam như thủy sản, rau quả, đồ gỗ có triển vọng đẩy mạnh; cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ, tác động đồng bộ đến khâu sản xuất và chế biến nông sản. Nhu cầu tiêu dùng trên thế giới ngày càng khắt khe hơn, bên cạnh lộ trình cắt giảm thuế quan của các FTA song phương và đa phương đã ký kết; các FTA sắp có hiệu lực sẽ gia tốc tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới của nước ta.
Tiến trình này gia tăng sự cạnh tranh và rủi ro nhưng cũng là cơ hội để nông nghiệp nước ta thực hiện cơ cấu lại đồng bộ hơn, nhất là gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm nông sản..."- ông Tiến nhấn mạnh.
Theo Bộ NNPTNT, dù ngành nông nghiệp đối mặt nhiều khó khăn thách thức, 6 tháng đầu năm giá trị sản xuất toàn ngành nông lâm ngư nghiệp ước tăng 2,7-2,9% so cùng kỳ năm 2018. Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 19,75 tỷ USD, tăng 2,1 %.
Hiện hàng hóa nông nghiệp của Việt Nam đang được xuất khẩu sang 180 nước và vùng lãnh thổ, đứng thứ 2 khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 15 trên thế giới, với 10 mặt hàng xuất khẩu trên 1 tỷ USD, 6 mặt hàng đạt trên 3 tỷ USD như tôm, gỗ và sản phẩm gỗ, hàng rau quả, hạt điều, cà phê, gạo.
Trong khi đó, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cho biết, đang tháo gỡ khó khăn vướng mắc, rào cản thương mại từ phía Trung Quốc và đề xuất thúc đẩy các mặt hàng yến sào, trái cây, sữa, sản phẩm sữa...vào thị trường này.
Đồng thời, mở cửa các thị trường mới đối với nhiều sản phẩm xuất khẩu như xoài vào Mỹ, Anh, Úc; chuẩn bị hồ sơ đề nghị xuất khẩu một số sản phẩm trái cây sang Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc; xuất khẩu nông thủy sản sang Hoa Kỳ, châu Âu, Trung Quốc; triển khai Nghị định thư về yêu cầu thú y và sức khỏe cộng đồng để sớm xuất khẩu lô sữa đầu tiên của Việt Nam sang Trung Quốc.
Ông Nguyễn Như Tiệp - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản cho biết thêm, 6 tháng đầu năm, toàn ngành đã kiểm tra 34.220 cơ sở, xử phạt hành chính 1.947 cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp, ATTP nông lâm thủy sản (chiếm 5,68%), giảm 6,36% so cùng kỳ năm 2018, với số tiền phạt 9,63 tỉ đồng tăng 3,3 tỷ đồng.
Tổ chức kiểm tra chặt chẽ chất lượng vật tư nông nghiệp và ATTP nông lâm thủy sản nhập khẩu vào Việt Nam như kiểm tra 31.118 lô có tổng trọng lượng 2.292.996,966 tấn với hơn 110 loại mặt hàng nhập khẩu trên 40 quốc gia, xử lý 552 vụ vi phạm. Kiểm soát 198 lô muối nhập khẩu, tương ứng với 321.784 tấn muối và đáp ứng yêu cầu chất lượng, ATTP muối nhập khẩu...
"Việc phát hiện, xử lý nghiêm và công khai các hành vi vi phạm đã củng cố niềm tin của người tiêu dùng vào hàng nông lâm thủy sản nội địa. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế như việc thực thi pháp luật tại các địa phương chưa đạt, việc giám sát thanh kiểm tra chưa đầy đủ, nghiêm túc...", ông Tiệp nói thêm.
Theo Danviet
Khai trừ Đảng cựu Bí thư Chi bộ Công ty Tân Thuận Trần Công Thiện Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh vừa thi hành kỷ luật bằng các hình thức đối với nhiều nguyên lãnh đạo Công ty TNHH MTV Đầu tư và Xây dựng Tân Thuận: Khu đất tại xã Phước Kiểng huyện Nhà Bè được Công ty Tân Thuận bán cho Quốc Cường Gia Lai với giá bèo (ảnh IT)....