Thư giãn cuối tuần dung tục: NSƯT Trần Hạnh trải lòng
Quanh những ý kiến cho rằng tiểu phẩm hài của Thư giãn cuối tuần số 92 quá dung tục, NSƯT Trần Hạnh cho biết: “Chỉ là chuyện đùa tếu thôi, không có gì nghiêm trọng cả vì quan trọng là thông điệp truyền tải đến người xem”.
Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận ngôn ngữ trong tiểu phẩm này nói riêng và trong hài nói chung hiện nay nhiều chỗ quá đà.
Phóng viên VTC News có cuộc trò chuyện với NSƯT Trần Hạnh nhân sự kiện dư luận nóng xung quanh tiểu phẩm hài trên Thư giãn cuối tuần có sự góp mặt của ông.
NSƯT Trần Hạnh
Nếu biết là hài tôi đã không nhận vai…
- Mấy ngày gần đây dư luận tỏ ra khá bức xúc khi tiểu phẩm ở mục “Copy và Bơm vá” của chương trình số 92 Thư giãn cuối tuần có tình huống con đánh bố rất phản cảm, mà NSƯT Trần Hạnh lại vào vai người bố đó, tại sao nghệ sĩ lại đồng ý nhận vai diễn này?
- Trước hết về tiểu phẩm này tôi hoàn toàn không biết về kịch bản, chỉ khi anh em gọi lên tới trường quay tôi mới đọc, thì cũng có thắc mắc nhưng nghĩ nó cũng không quá nghiêm trọng vì quan trọng là thông điệp truyền tải đến người xem. Làm diễn viên thì phải chấp nhận pháp lệnh thôi, kịch bản là pháp lệnh mà (cười).
Nếu như biết đó là kịch bản hài thì không bao giờ tôi nhận cả, vì khuôn mặt tôi sinh ra không phải để đóng hài. Trước kia tôi làm ở đoàn kịch, sau này đi đóng phim, nhưng suốt mấy chục năm tôi chỉ có khoảng 3, 4 vai diễn hài thôi, mà chẳng vai nào tôi ưng ý.
Chỉ có vai ông nông dân nào, vai cán bộ khổ khổ về hưu… thì tôi tham gia ngay, tôi vui vẻ nhận. Còn ai mời diễn hài thì thôi, không bao giờ tôi nhận cả.
Chắc khán giả tỏ ra bức xúc tôi khi vào vai diễn có vẻ ngược đời đó, nhưng chuyện này là chuyện vui đùa tếu thôi chứ không có ý gì cả, chứ giờ chắc cũng không có chuyện bố nằm cho con đánh đâu. Câu chuyện là để truyền tải một thông điệp khác, truyền tải cái việc giờ trẻ con nó cứ nói bừa ra, ngôn ngữ nó không thuần nữa mà tạp nham nhiều thứ rồi, chứ tác giả kịch bản cũng không có ý gì cả.
- Vậy còn ngôn ngữ trong tiểu phẩm được cho là dung tục?
- Đúng là nhiều khi nó cũng hơi quá thật, khiến người xem bức xúc, khó chịu. Tối qua tôi có xem một tiểu phẩm hài trên tivi, cũng thấy dung tục quá.
Video đang HOT
Chưa bao giờ tôi đóng phim vì tiền
- Người ta nói nhiều về một NSƯT Trần Hạnh mang khuôn mặt hiền từ khắc khổ ngồi bán hàng ở ga Hàng Cỏ đã đi qua những năm tháng vất vả của cuộc đời, hình như những vai diễn trong phim đã vận vào đời ông?
- Có khi đời của tôi vận vào phim chứ không phải phim vận vào đời (cười), có khi đời tôi còn khổ hơn trong phim ấy chứ.
- Nhưng đúng là NSƯT Trần Hạnh vào những vai nông dân rất ngọt, không chê vào đâu được?
- Ai cũng nói tôi là người Hà Nội gốc mà lại vào những vai người nông dân rất ngọt, mà toàn những vai khổ hạnh chứ chẳng có vai nào được sướng. Tôi thấy mình vác cái cày hay cái cuốc nó cứ nhẹ như không. Thì hồi bé đi theo kháng chiến, ra nông thôn làm nhiều chứ, năm 1954 quay về Hà Nội, năm 1959 vào đoàn kịch, năm 1989 về hưu, về hưu rồi đi làm phim, thế thôi.
Người nghệ sĩ hài bán hàng ở ga Hà Nội
- Có khi nào ông rớt nước mắt vì vai diễn nào trong phim giống mình ngoài đời quá không?
- Đó là vai ông già trong phim Cuốn sổ ghi đời. Vai diễn kể về ông già nhà chật quá không có chỗ lấy vợ cho con trai, ông đi nhặt vỏ bia, thuốc lá với hy vọng kiếm tiền mua nhà cho con trai, nhưng sau đó ông ấy chết mà vẫn chưa mua được nhà. Đó là vai tôi rất thích, nó có chút gì đó giống tôi ngoài đời.
Nói thế thôi chứ ông trời cho như thế này là nhiều lắm rồi, qua ba cuộc chiến tranh, đánh Pháp, đánh Mỹ, đánh Tàu mà vẫn khỏe mạnh, vẫn được đóng phim, thế là vui lắm rồi.
- Đã có khi nào NSƯT Trần Hạnh ân hận vì nhận lời đóng vai nào đó chưa?
- Đó là mấy vai diễn hài đó, tôi sợ lắm, vì mình đóng không được, lần này là vì tôi trót nhận lời nên mới tham gia.
- Ông có bao giờ mong muốn đạo diễn giao cho mình những vai phản diện, khác hẳn cái dáng vẻ hiền lành và hình ảnh người nông dân Trần Hạnh trên màn ảnh?
- Có chứ, đó là điều tôi mong ước suốt bao nhiêu năm nay. Tôi mong ước như thế mà không được vì cái mặt tôi sinh ra là để đóng những vai hiền lành, vai nông dân, vai khổ rồi… Chẳng có đạo diễn nào lại dũng cảm đi mời tôi vào những vai phản diện, phản trắc cả. Trừ khi đó là Trương Nghệ Mưu thì may ra… (cười) .
Theo VTC
Nghệ sĩ hài Tự Long: Kịch bản hài còn "ăn đong"
Khi quay tiểu phẩm số 92, anh nghĩ saoing câu từ vẻ không được hay lắm khi cứ nhắc đi nhắc lại chuyện nhạy cảm?
- Đúng là khi quay tiểu phẩm này, tất cả đều lăn tăn, đắn đo nhưng sau đó vẫn thống nhất vẫn làm theo kịch bản. Còn đứng về góc độ của người diễn viên, đôi khi tôi cũngng ý kiến,ng góp ý rằng vấn đề đó nghe vẻ không được ổn lắm. Tất nhiên bây giờ sự việc xảy ra rồi thì không nên đổ lỗi cho nhau. Diễn viên không nên đổ lỗi cho ông đạo diễn, ông đạo diễn không nên đổ cho tổ biên tập vì như thế là nói quẩn, nói quanh.
Tự Long (trái) và bạn diễn thân thiết Công Lý.
Theo anh, khi một tiểu phẩm không hay được đưa lên, thì người chịu trách nhiệm đầu tiên và bị chỉ trích nhiều nhất phải là diễn viên?
- Đấy là điều đương nhiên rồi. Người diễn viên luôn phải hứng chịung búa rìu dư luận, bởi khán giả sẽ không cần biết đến ai làm đạo diễn, không biết ông biên tập là ai... Khán giả chỉ cần nhìn thấyng khuôn mặt như Công Lý, Tự Long, Trần Hạnh là chỉ trích rằng các ông làm như thế là không được, nói như thế là phản cảm, phản giáo dục.
Rất nhiều khán giả chê trách về chương trình đang ngàng "đói kịch bản, là người trực tiếp tham gia làm, anh nghĩ sao về điều này?
- Kịch bản đang là một vấn nạn đốiing người làm truyền hình, kể cả làm sân khấu. Còn ở chương trình n hiện nay giống như kiểu đi ăn đong. Cóng sản phẩm khi được làm nhanh thì khó thể mang lại một chất lượng tốt.
Ngày xưa khi làm Gặp nhau cuốn hay Gặp nhau cuối năm luôn một bộ phận phục vụ riêng,ng cây bút chuyên để phục vụ chong chương trìnhi đó. Nhưng bây giờ không còn được như thế, nên khâu kịch bản trở nên khan hiếm.
Tuy nhiên, nói đi cũng phải nói lại ở chương trình n sản xuất liên tục, mỗn một số nên khâu chuẩn bị kịch bản quá gấp rút. Cóng đề tài mang tính thời sự xem rất hay khi đưa lên được khán giả đón nhận nồng nhiệt, nhưngng đề tài vì ăn đong mà không tránh khỏing thiếu sót,ng hạt sạn trong tiểu phẩm đó.
Như anh nói thì vì thời lượng phát sóng liên tục nên dẫn đến thiếu kịch bản hay. Vậy nên chăng rút bớt thời lượng phát sóng?
- Đấy cũng là điều tôi nghĩ và chính VTV cũng nhìn thấy điều đó và đang trong quá trình đổi mới format, tìm hướng đi khác cho n. Như đ nói ở trên, trước đây mỗi đạo diễn chịu trách nhiệm một mảng màu, một đề tài khác nhau. Nhưng bây giờ dồn lại cho một đến hai đạo diễn làm nênng hạn chế về mặt chương trình, kém phong phú, đa dạng về mặt nội dung.
Một điều nữa là mỗi tiểu phẩm được đưa vào quá nhiều vấn đề của x hội, khiến kịch bản trở nên nặng nề. Hoặcng sự kiện nóng, đang nổi của x hội vừa xảy ra khi đưa vào kịch bản nếu được phát sóng ngay giống như bài báo đưa lên luôn thì không gì phải bàn, nhưng đốii truyền hình han sau mới phát sóng thì sự việc thể xảy ra theo chiều hướng khác mất rồi.
Xin cảm ơn anh!
Diễn viêni Trà My: Kịch bản quá non
Kịch bản thiếu sự hấp dẫn rất nhiều nguyên nhân, đầu tiên phải nói đến là tác giả của kịch bản viết quá nhiều, một câu chuyện của tiểu phẩm này thể lại được tác giả gắp sang tiểu phẩm khác...
Bên cạnh đó, kinh nghiệm của người viết đôi khi không nhiều,ng câu chuyện cười ngoài đời kểi nhau thì cười như nắc nẻ nhưng khi vào kịch bản đôi khi nặn mi mà diễn cũng không thể cười được, vì thế mà dẫn đến sự nhàm chán và lặp lại, ví dụ như n.
Nghệ Minh Vượng: Không chạy theo tiếng cười rẻ tiền
Đây là một nghề làm dâu trăm họ, mỗi nghệ phải chịu trách nhiệm trước công chúng tác phẩm của mình đ làm mà không đơn thuần chỉ vì tiền. Bản thân tôi nếu nhận được kịch bản bao giờ tôi cũng đọc rất kỹ.
Kịch bản ngắn hay dài, vui hay buồn, tôi đều đưa tinh thần trách nhiệm của người nghệ lênng đầu để làm sao thể lấy đượcng giọt nước mắt, nụ cười phấn khởi của khán giả. Tôi quan niệm mình như một người nấu ăn, phảing món ăn tinh thần thật trong sạch, chứ tôi không thể chạy theo tiếng cười rẻ tiền.
Theo Dât
Cây hài Chiến Thắng: 'Khóa quần tự tụt, không phải cố tình' Tiểu phẩm hài mang tên "Giữa hai chiến tuyến" đang tạo ra những ý kiến trái chiều. Nhiều người ủng hộ, nhưng cũng không ít người tỏ ra bức xúc bởi sự thậm xưng quá về hình ảnh người cán bộ dân phòng. Để rộng đường dư luận, phóng viên Giaoduc.net.vn đã có cuộc trao đổi ngắn với nghệ sĩ hài Chiến Thắng...