Thứ gia vị thần thánh trong món cuốn tôm thịt quý giá như thế nào mà nhiều nơi nhận là đặc sản quê mình
Một số món canh, món om… và đặc biệt là món cuốn tôm thịt không thể thiếu thứ gia vị thần thánh này. Thứ gia vị trong món cuốn tôm thịt nhiều nơi nhận là đặc sản quê mình từng bị lãng quên, nay sống lại trong nhiều món ăn Việt.
Có rau mùi thì món cuốn tôm thịt mới ngon
Món cuốn tôm thịt là đặc sản quê nội tôi – làng ven thị trấn Vân Đình (huyện Ứng Hòa, xưa thuộc Hà Tây, nay thuộc Hà Nội). Một món ăn thanh mát, đơn giản nhưng lạ là nhiều vùng quê Bắc Bộ cũng có đặc sản này, và đều nhận là đặc sản riêng có của quê mình.
Món cuốn tôm thịt phải có rau mùi mới nổi vị. Ảnh minh họa.
Cha tôi rất mê món cuốn tôm, nhưng mẹ không chiều bởi món cuốn chỉ ngon khi vào đông – lúc những cánh rau mùi non lấm tấm bắt đầu xuất hiện trên các mẹt rau của của bà hàng rau Láng (ở chợ Hàng Bè) thì làm món cuốn tôm thịt mới ngon.
Không có rau mùi thì làm món cuốn tôm thịt cũng uổng công.
Thứ hai là rau diếp ngô – giờ không còn thấy ở các chợ Hà Nội, muốn ăn phải đặt các bà hàng rau Láng cả tháng mới có. Lá rau to như tàu cải Mơ, cuống rau có nhựa trắng, ăn rất đậm đà.
Món cuốn mà ăn rau xà lách sẽ nát và nhạt. Rau xà lách xoăn có thể thay rau diếp ngô nhưng dài tàu lá, vị nhần nhận đắng.
Thứ ba là rau răm giúp ấm bụng, gia tăng hương vị các loại rau.
Thứ tư là rau thơm Láng, mỗi miếng cuốn chỉ cần một ngọn, chớ ham nhiều mà cay và nồng.
Thứ năm là một nhánh hành củ tươi – giống hành Láng ngắn cây, nhỏ củ nhưng thơm (khác loại hành “dọc bằng đòn gánh, củ bằng bình vôi” tốt mã nhưng hôi, chần lên lại nhớt).
Giống hành tăm miền Trung trồng ở xã Tả Thanh Oai (Thanh Trì) có thể thay hành Láng đã mai một, nhưng cũng rất ít.
Video đang HOT
Cần nhất là tôm đồng. Xưa mẹ tôi ngày mấy bận đảo ra chợ Hàng Bè “săn” tôm đồng. Dù đã đặt trước các bà hàng quen nhưng có bận phải đi ba bốn lần mới gom được 1kg tôm đồng.
Có tôm là chị em tôi ngồi cắt râu tôm cho mẹ rang muối, rưới thêm chút rượu trắng, đợi khô thì cất vào chạn, để dành chờ ngày làm món cuốn tôm thịt.
Bỗng rượu – thứ gia vị thần thánh cho món cuốn tôm thịt từng mất đi giờ đã sống lại
Bỗng rượu (dấm bỗng, bã rượu – khác với mẻ cơm) làm được nhiều món nước chấm ngon và lạ, được coi là thứ gia vị thần thánh cho món cuốn tôm thịt của người Hà Nội (chúng tôi sẽ giới thiệu ở bài sau).
Nhưng trong món cuốn tôm thịt của người Hà Nội thì bỗng rượu lại không làm nước chấm, mà cho thẳng vào món cuốn để cuốn cùng tôm thịt, lấy hương vị thơm ngon độc đáo không phải vùng nào cũng có.
Nước chấm món cuốn tôm thịt thường nhạt hơn nước chấm nem, bún chả. Ảnh minh họa.
Món cuốn tôm thịt mẹ tôi hay làm vào dịp lễ hóa vàng – có nhiều họ hàng thân tộc cùng dự cỗ nên ngày này nhà tôi đông vui lắm. Người nhặt rau, người rửa hành, người đun nước chần, rồi xắt bún, pha giò, thái ớt… rất vui.
Dì Hai tôi chuyên luộc thịt, tráng trứng rất khéo. Thịt dì luộc đủ chín, ngâm một lát rồi lấy ra rửa sạch bằng nước lọc, dùng dao bén lọc bỏ rìa cạnh rồi thái những miếng be bé xinh xinh.
Món trứng tráng dì Hai đánh với chút muối và thìa rượu trắng cho thơm, dì đành đánh kỹ cho nổi bọt rồi tráng trên chảo vừa độ nóng non non, trên lửa nhỏ.
Dì cho ít mỡ láng qua mặt chảo rồi nhanh tay nghiêng chảo cho trứng phẳng đều (không bị nổ rỗ mặt trứng), rồi để nguội bớt mới thái nhỏ như miếng giò.
Rồi các dì ngồi hai đầu mâm nhôm dạy chị em tôi cách cuốn tôm thịt.
Đầu tiên trải tàu rau diếp ngô, đặt miếng bún nhỏ chưng 2 đốt ngón tay, rồi 1 miếng thịt dọi, 1 con tôm, 1 nhánh rau mùi, 1 nhánh rau thơm, 1 nhánh rau răm, rồi mới xúc 1 thìa con xíu bỗng rượu chưng mật mía sột sệt bỏ vào giữa rồi cuốn tàu rau lại. Sau đó mới lấy một nhánh hành củ chần tái quấn quanh, xếp lên đĩa.
Và 1 thìa bỗng rượu chưng mật mía nhỏ xíu được cẩn thận cho vào giữa cái cuốn – trở thành gia vị tâm điểm tạo hương vị lạ lẫm, khiến món cuốn tôm thịt Hà Nội không giống các vùng khác.
Bỗng rượu – thứ gia vị thần thánh một thời đã mất nay đã trở lại với nhiều món ẩm thực Việt. Ảnh minh họa.
Bỗng rượu làm gia vị cho món cuốn tôm thịt phải để nguyên hạt, vắt khô (cho bớt chua) rồi chưng lên với một muôi mật mía vàng hạng tốt thì cả bếp và nhà đều có mùi thơm ngất ngây rất lâu.
Một thời tới mấy chục năm dài nhà nước cấm nấu rượu thì bỗng rượu chỉ để nuôi lợn ở làng nghề – thứ gia vị thần thánh cho một số món ăn cũng mất theo.
Nhưng người Hà Nội gốc đã sáng tạo ra bỗng rượu bằng cách lấy hạt cơm rượu nếp (loại cơm rượu Tết Đoan Ngọ) để chua nhằm thay thế bỗng rượu cho vào các món ăn.
Ngày nay các làng nghề nấu rượu đã hoạt động trở lại, và món bỗng rượu – thứ gia vị thần thánh của ẩm thực đã trở lại cuộc sống, mua được dễ dàng hơn, tạo hương vị đặc biệt thơm ngon cho món cuốn tôm thịt và nhiều món ẩm thực Việt khác.
Ngay nay món cuốn tôm thịt Hà Nội làm cũng dễ hơn xưa rất nhiều.
Nhưng mỗi lần làm món này tôi lại nhớ bà, nhớ mẹ, nhớ các dì với mảnh sân cũ trong ngôi nhà phố cổ rộn vang tiếng nói cười khi chuẩn bị món cuốn tôm thịt.
3 quán ăn trong hẻm nổi tiếng ở Đà Lạt mà bạn chưa biết
Đà Lạt không chỉ hấp dẫn bởi cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp mà còn thu hút du khách bởi những món ăn ngon. Dưới đây là 3 quán ăn trong hẻm nổi tiếng mà bạn không nên bỏ qua.
Bánh căn Lệ: Quán nằm trong một con hẻm nhỏ, nên khá khó tìm. Hương vị đậm đà khó cưỡng là lý do bánh căn Lệ từ lâu trở thành địa điểm quen thuộc của thực khách khi đến Đà Lạt. Quán thường mở cửa hàng cả ngày, chỉ nghỉ trưa từ 10h30-15h30. Ảnh: Ninheating, Hetmydiscovery.
Bánh ở đây có nhiều loại nhân như bò băm, nhân trứng cút, hải sản... Nếu bánh căn Vũng Tàu hay Quy Nhơn được chiên giòn, ăn chung với nước mắm và gỏi đu đủ, cà rốt, điểm riêng tạo nên thức ngon Đà Lạt lại là nướng trong khuôn đất nung cho cháy sém, dậy mùi. Bánh căn Lệ cũng như nhiều quán ăn khác có 2 loại nước chấm là nước mắm và mắm nêm, cho thêm vài viên xíu mại đặc trưng. Địa chỉ: Hẻm 44, Yersin, phường 10, Đà Lạt. Ảnh: Gogofindfood.
Bánh tráng nướng cô Hoa là gợi ý tuyệt vời của tín đồ ăn vặt. Quán nhỏ nằm trong hẻm nhưng lúc nào cũng đông người ra vào. Thực khách ấn tượng với bánh tráng nướng ở đây bởi lớp vỏ bánh dày giòn tan, nhiều trứng và hành thơm nức mũi. Phần nhân thịt bò hoặc gà được rắc nhiều đều khắp mặt bánh, quyện với lớp phô mai dẻo quánh. Ảnh: Maitrangggg.
Ngoài bánh tráng nướng, quán còn phục vụ các món như bia, bò bía, bánh tráng trộn, bánh bèo... Quán thường chỉ bán vào buổi chiều tầm 14h trở đi. Bánh tráng cô Hoa khá đông nên thường phải chờ hơi lâu mới được thưởng thức. Địa chỉ: Hẻm 3/56 Thông Thiên Học, Đà Lạt. Ảnh: Miusfoodmaps.
Quán Long - Bánh ướt lòng gà: Quán nằm trên con hẻm ở đường Phan Đình Phùng, cách chợ Đà Lạt 2 km. Quán thu hút du khách bởi hương vị đậm đà, cách bày trí cũng như phần bánh ướt đầy đặn, thịt gà mềm, không bị bở. Đặc biệt, nước chấm quán Long được pha theo bí quyết riêng không nơi nào có được. Ảnh: Tastydarling.
Bánh được tráng sau khi thực khách gọi món, vì vậy bạn có thể thưởng thức hương vị nóng hổi, phù hợp với thời tiết se lạnh ở Đà Lạt. Quán Long không quá rộng, chỉ có sức chứa khoảng 30 người, nhưng có điểm cộng lớn là không gian khá thoáng đãng và sạch sẽ. Địa chỉ: Hẻm 202, Phan Đình Phùng, phường 2, Đà Lạt. Ảnh: Bachuaviahe.
Bốn món ăn Việt được CNN bình chọn ngon nhất thế giới Bánh cam, bánh mỳ, bánh bột lọc, phở bò được các chuyên gia ẩm thực CNN nhắc đến trong danh sách và khuyến khích du khách nên thử trong năm 2022.