Thứ gì đó trong lòng Trái Đất đang ‘kéo giãn’ độ dài ngày
Những ‘ thế lực ngầm’ đang liên tục kéo giãn hay làm co lại thời gian một ngày trên Trái Đất theo những chu kỳ khác nhau.
Một khảo sát mới từ Viện Công nghệ liên bang Thụy Sĩ (ETH Zrich) chỉ ra một thứ gì đó ẩn trong lõi Trái Đất đang làm thay đổi độ dài của ngày.
Từ lâu, các nhà khoa học đã chỉ ra một ngày thực ra không phải lúc nào cũng đúng 24 giờ, mà bị kéo giãn rồi làm co lại liên tục bởi nhiều “thế lực ngầm” và chỉ ra 3 chu kỳ.
Thứ gì đó sâu bên trong Trái Đất, ngay ranh giới lõi và lớp phủ, đang kéo giãn hoặc làm co lại độ dài ngày
Theo Science Alert, biến động thứ nhất là sự tăng/giảm khoảng 1,72 mili giây mỗi thế kỷ, do sự kết hợp giữa sự phồng lên của vỏ Trái Đất sau khi lớp băng dày từng nén nó từ thời cổ đại mỏng dần đi, cộng với tác động từ Mặt Trăng.
Ở quy mô thập kỷ, sự dao động 2-3 mili giây có liên quan đến các dòng chảy quy mô lớn trong lõi chất lỏng của Trái Đất .
Nhưng có một biến động khác khoảng 3-4 mili giây sau mỗi ngày và nguyên nhân của nó vẫn còn bí ẩn.
Video đang HOT
Thời điểm biến động phù hợp với chuyển động tại ranh giới lõi – lớp phủ. Vì vậy, nhóm khoa học Thụy Sĩ đã lập một mô hình kết hợp công nghệ “mạng thần kinh nhân tạo” với các phép đo cổ từ trên các loại đá cổ, cũng như các phép đo từ trường hiện đại.
Họ cũng sử dụng tư liệu có sẵn về sự quay của Trái Đất dựa trên dữ liệu nhật thực và hiện tượng che khuất Mặt Trăng – khi Mặt trăng che khuất một hành tinh hoặc ngôi sao trong tầm nhìn từ Trái Đất – có niên đại từ năm 720 trước Công nguyên.
Kết quả cho thấy ảnh hưởng của sự thay đổi khối lượng băng và nước của Trái Đất nhỏ hơn nhiều so với suy nghĩ trước đây.
Hơn nữa, các biến động trên thang thời gian thiên niên kỷ phù hợp với mô hình đơn giản hóa về từ thủy động lực học của lõi ngoài Trái Đất.
Nói chung, điều này có nghĩa là có một “thế lực thứ 3″ đang tồn tại ở khu vực ranh giới giữa lõi và lớp phủ của Trái Đất.
Viết trên Geophysical Research Letters, các nhà nghiên cứu cho biết họ chưa thể chứng minh đích xác đó là cái gì, nhưng kết quả này cho thấy tầm quan trọng của địa động lực học bên trong hành tinh đối với chu kỳ ngày.
Để tìm câu trả lời cuối cùng, mô hình hiện có về lõi Trái Đất cần được cải thiện.
Thứ chưa từng thấy trong vũ trụ hiện ra giữa Tinh vân Chân Mèo
Tinh vân Chân Mèo là một "vườn ươm sao" bí ẩn cách Trái Đất 5.500 năm ánh sáng.
Theo Live Science, các nhà nghiên cứu đã xác định được một phân tử mới, lớn bất thường và chưa từng được ghi nhận trong vũ trụ trước đây, gọi là 2-methoxyetanol, tồn tại giữa Tinh vân Chân Mèo.
Tinh vân Chân Mèo (Cat's Paw Nebula - NGC 63341) là một đám mây khí bụi khổng lồ, đóng vai trò một "vườn ươm sao" của vũ trụ, nơi sản sinh thứ có thể là trung tâm của các hệ hành tinh mới.
Tinh vân Chân Mèo - Ảnh: NASA
Hiểu được cách các phân tử hữu cơ đơn giản như methan, ethanol và formaldehyde hình thành như thế nào giúp các nhà khoa học xây dựng được bức tranh không chỉ về cách các ngôi sao và thiên hà được sinh ra mà còn cả sự sống bắt đầu như thế nào.
Tuy nhiên, việc phát hiện những khối cơ bản này của sự sống không phải là điều dễ dàng. Mỗi phân tử sở hữu một "mã vạch" năng lượng duy nhất, tập hợp các bước sóng ánh sáng cụ thể mà phân tử có thể hấp thụ.
"Mã vạch" này có thể dễ dàng được ghi nhận đối với các mẫu trong phòng thí nghiệm nhưng sau đó các nhà hóa học thiên văn phải tìm ra dấu hiệu năng lượng tương tự này trong không gian.
Nhóm tác giả dẫn đầu bởi nhà hóa học thiên văn Zachary Fried từ Viện Công nghệ Massachusetts (MIT - Mỹ) đã có cuộc tìm kiếm tương tự bằng kính viễn vọng vô tuyến.
Khi xoay các công cụ về hướng Tinh vân Chân Mèo, họ đã phát hiện ra 2-methoxyethanol, một phân tử 13 nguyên tử.
Nó có cấu trúc cơ bản gần giống ethanol nhưng một trong các nguyên tử hydro của ethanol (C₂H₆O) được thay thế bằng một nhóm methoxy (O-CH 3) phức tạp hơn.
Mức độ phức tạp bất thường này là rất hiếm thấy bên ngoài hệ Mặt Trời. Trước đó, chỉ có 6 loại phân tử có nhiều hơn 13 nguyên tử từng được phát hiện.
Các phân tử sở hữu nhóm methoxyl đơn giản hơn cũng từng được phát hiện trong Tinh vân Chân Mèo và IRAS 16293 - một hệ thống nhị phân gồm ít nhất 2 tiền sao đang hình thành trong quần thể đám mây Rho Ophiuchi - nằm cách Trái Đất 457 năm ánh sáng.
Nhóm nghiên cứu hy vọng những phát hiện này có thể cung cấp thông tin cho các nghiên cứu trong tương lai để xác định các phân tử khác chưa được phát hiện trong không gian.
Việc phát hiện ra các phân tử hữu cơ rất phức tạp trong vũ trụ đóng vai trò lớn trong việc xây dựng nền tảng cho các cuộc tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh, cũng như giải thích nguồn gốc của chính chúng ta.
Dựa trên các bằng chứng gần đây nhất, các phân tử hữu cơ phức tạp - nhiều cái trong số đó có thể là những khối xây dựng sự sống sơ khai - hoàn toàn có thể hình thành trong không gian khắc nghiệt giữa các vì sao.
Điều này có nghĩa, chúng nằm sẵn trong các vườn ươm sao và luôn sẵn sàng được kết hợp vào nguyên liệu tạo nên những hệ sao mới.
Cuối cùng, khi một hành tinh thuận lợi cho sự sống ra đời, các phân tử lang thang này có thể theo các sao chổi, tiểu hành tinh hạ cánh xuống.
Rất có thể, sự sống trên Trái Đất đã bắt đầu như vậy.
Tiết lộ vật thể khủng khiếp có thể "cuốn bay" Trái Đất Một loại vật thể ma quái đến từ nơi khởi đầu của vũ trụ đã lao qua vùng lân cận chúng ta ít nhất 1 lần, mỗi thập kỷ. Một nghiên cứu mới từ Viện Công nghệ Massachusetts, Viện Vật lý hạt nhân Santa Cruz và Trường Đại học California ở Santa Cruz (Mỹ) cho thấy các lỗ đen nguyên thủy (PBH), vật...