Thủ Đức House: Nguyên nhân nào khiến cổ phiếu TDH chưa tăng?
“ TDH là dòng midcap của cổ phiếu bất động sản, có P/E hiện tại là 5.5 kể ra cũng đáng để ý, nhưng hình như đang muốn xuống nữa thì phải?” – một nhà đầu tư tỏ ra băn khoăn về diễn biến giá cổ phiếu của CTCP Phát triển Nhà Thủ Đức (Thủ Đức House – Mã CK: TDH) thời gian qua. Cùng ngày (9/7), TDH cũng công bố về kết quả phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu.
Ảnh minh họa (Nguồn: TDH)
Theo đó, TDH đã phát hành thành công 12.243.568 cổ phiếu cho 4.974 cổ đông để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu. Ngày giao dịch dự kiến của số cổ phiếu phát hành mới được cho biết là trong tháng 8/2019. Sau đợt phát hành này, số lượng cổ phiếu TDH đang lưu hành là hơn 93,87 triệu cổ phần.
Ngày 26/7/2019 sắp tới, các cổ đông của TDH (theo danh sách chốt ngày 27/6/2019) sẽ tiếp tục được công ty thanh toán cổ tức bằng tiền mặt của năm 2018 với tỷ lệ chi trả là 10% mệnh giá, tương đương với 1.000 đồng/cổ phiếu.
TDH đang được định giá rẻ?
Trong một báo cáo công bố sau phiên họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2019 (ĐHĐCĐ) của TDH, các chuyên gia của CTCP Chứng khoán Bảo Việt ( BVSC) đánh giá tỷ lệ chi trả cổ tức của TDH được đánh giá là khá hấp dẫn so với mức thị giá đang giao dịch (được “chốt” tại ngày 3/5/2019 ở mức 12.000 đồng/cổ phần).
Bên cạnh đó, mức P/B trượt – theo tính toán của BVSC – cũng chỉ ở mức 0,57 lần, tương đối thấp hơn ngành và các doanh nghiệp khác trong ngành (bất động sản).
Mặt khác, TDH cũng được công ty chứng khoán này đánh giá cao về tình hình sức khỏe tài chính, khi tỷ lệ đòn bầy (tính đến cuối năm 2018) ở mức thấp, ít bị ảnh hưởng biến động lãi vay trong bối cảnh thắt chặt tín dụng bất động sản với hệ số D/E (nợ trên vốn chủ sở hữu) là 0,39 lần và D/A (nợ trên tổng tài sản) là 0,21 lần.
Một số chỉ số định giá của TDH (Nguồn: Báo cáo thường niên 2018)
Dựa trên số lượng cổ đông được phân phối cổ phần phát hành thêm, những đánh giá tích cực của BVSC hẳn cũng là quan điểm của nhiều nhà đầu tư đang đặt niềm tin vào doanh nghiệp này.
Được biết, TDH tiền thân là Công ty Quản lý và Phát triển Nhà huyện Thủ Đức, được thành lập theo Quyết định số 57/QĐ-UB cấp ngày 2/2/1990 của UBND TP.HCM. Tới năm 2001, TDH đã được cổ phần hóa với quy mô vốn điều lệ ban đầu là 15 tỷ đồng.
Trong quá trình phát triển, quy mô vốn của TDH đã không ngừng được cải thiện, tính tới tháng 7/2017 đạt 916,34 tỷ đồng và sau đợt phát hành cổ phần nêu trên, quy mô vốn được nâng lên mức 938,7 tỷ đồng.
Báo cáo thường niên năm 2018 của TDH ghi nhận cơ cấu sở hữu có sự góp mặt của các cổ đông lớn như: Kwe Beteiligungen AG (10,04%), Yurie Vietnam Group (6,13%) và Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước Tp. HCM (6%).
Video đang HOT
Dù có vị thế là một nhà phát triển bất động sản dân dụng lâu năm tại Việt Nam với mức định giá rẻ, cổ phiếu TDH nhiều năm liền vẫn chưa thể sánh tầm với những doanh nghiệp bất động sản cùng quy mô khác.
Thị trường hẳn có cái lý riêng của mình (!?)
Diễn biến giá cổ phiếu TDH từ năm 2017 – nay (Nguồn: VNDS)
Sự cố hụt lãi hậu kiểm toán
Trong số các thông tin được công bố từ đầu năm 2019 tới nay, việc TDH bất ngờ công bố kết quả kinh doanh hợp nhất năm 2018 sau kiểm toán sụt giảm mạnh so với báo cáo tự lập có phần đáng chú ý hơn cả. Những điều chỉnh lớn trong báo cáo tài chính hậu kiểm toán khiến nhà đầu tư trở nên thận trọng hơn khi đánh giá về doanh nghiệp này.
Cụ thể, Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2018 sau kiểm toán của TDH cho thấy, mức lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp này chỉ còn 115,12 tỷ đồng, giảm tới 42,63% so với mức 200,7 tỷ đồng trước kiểm toán. Điều này khiến cho mức lợi nhuận sau thuế giảm gần một nửa, từ 172,8 tỷ đồng trước kiểm toán xuống mức 92,93 tỷ đồng.
Theo giải trình của TDH, nguyên nhân xuất phát từ việc công ty này điều chỉnh giảm doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ nhiều hơn so với mức giảm giá vốn hàng bán. Điều này dẫn đến lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm.
Xét về hoạt động đầu tư vào cổ phiếu, danh mục của TDH tính đến cuối năm 2018 cũng không mấy khả quan. Trong đó, khoản đầu tư lớn nhất vào cổ phiếu PPI đã lỗ tới 57% và có nguy cơ hủy niêm yết khiến TDH phải trích lập dự phòng.
Một số khoản đầu tư cổ phiếu của TDH (Nguồn: TDH)
Quay trở lại với hoạt động kinh doanh, TDH vẫn tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tốt trong năm 2018 với doanh thu đạt tới 2.540,9 tỷ đồng, hoàn thành 11,6% kế hoạch năm và tăng 32,1% so với năm 2017.
Nhưng cần lưu ý rằng, động lực tăng trưởng năm 2018 của TDH chưa có sự đóng góp nhiều của mảng bất động sản, mà thay vào đó là nguồn doanh thu đến từ xuất khẩu hàng nông sản, linh kiện điện tử với giá trị ghi nhận đạt 2.102 tỷ đồng (tăng 38% so với năm trước). Mảng kinh doanh này được đánh giá có biên lợi nhuận mỏng, chỉ ở mức 1,6%.
Trong khi đó, mảng kinh doanh bất động sản được xem là có biên lợi nhuận cao hơn nhưng tỷ trọng trong cơ cấu doanh thu của TDH vẫn ở mức thấp. Năm 2018, doanh thu từ bất động sản đầu tư của TDH chỉ đạt 38 tỷ đồng (dù tăng gấp đôi so với năm 2017).
Bước sang năm 2019, thực trạng này dự báo sẽ có thay đổi đáng kể khi một số dự án bất động sản được TDH đẩy mạnh bán hàng và có đủ điều kiện để ghi nhận vào kết quả kinh doanh.
“Danh mục” loạt dự án bất động sản mà TDH đang triển khai (Nguồn: TDH)
Trên báo cáo tài chính năm 2018 đã kiểm toán, TDH cũng ghi nhận chi phí dở dang tại nhiều dự án bất động sản với giá trị tăng gần gấp 2 lần so với năm 2017. Trong đó, có thể kể tới dự án “Khu nhà ở 6,5 ha Phường Bình An, Quận 2″ với giá trị đầu tư được TDH ghi nhận đạt 21,3 tỷ đồng.
Liên quan tới dự án này, ngày 4/9/2018, Phó Chủ tịch UBND Tp. HCM đã có Quyết định số 3775-3776/QĐ-XPVPHC xử phạt TDH về vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng tại thửa đất số 105-9 và 105-10 (nền số A9, A10) tờ bản đồ số 27, phường Bình An, Quận 2 thuộc dự án Khu nhà ở tại phường Bình An, Quận 2.
Theo cơ quan chức năng, TDH được giao thực hiện dự án và chỉ được phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất sau khi đầu tư xây dựng nhà ở theo quy định. Tuy nhiên, TDH đã ký kết hợp đồng góp vốn và bàn giao nền, thừa nhận cho phép cá nhân tự tổ chức thi công xây dựng.
Mới đây, Phó Chủ tịch UBND Tp. HCM Trần Vĩnh Tuyến đã có chỉ đạo giao Sở Xây dựng tổ chức kiểm tra tiến độ thực hiện dự án, làm rõ các dấu hiệu vi phạm và kiến nghị xử lý theo quy định; báo cáo kết quả thực hiện cho UBND Thành phố./.
Theo viettimes.vn
Khối tài sản vô đối, chú lùn' mới xuất hiện lập tức vượt mặt ông lớn
Kỷ lục mới được thiết lập trong phiên giao dịch sáng 3/7 với việc một cổ phiếu "chú lùn" - nhờ sở hữu đất vàng và độ đặc quánh của cổ phiếu, đã giúp công ty này vượt kỷ lục của nhiều ông lớn như Vingroup, Sabeco, Yeah1,...
Theo Sở GDCK Hà Nội, hơn 38,4 ngàn cổ phiếu IPH của Công ty TNHH MTV In và Phát hành biểu mẫu thống kê được đăng ký giao dịch trên Upcom bắt đầu từ 3/7/2019 với mức giá khởi điểm cao kỷ lục: 411.000 đồng/cp.
Đây là mức giá chào sàn cao hơn nhiều so với các kỷ lục và của các "ông lớn" trước đó như Yeah1 của ông Nguyễn Ảnh Nhượng Tống, Sabeco hay Vingroup, Vinhomes,... của ông Phạm Nhật Vượng.
Công ty TNHH MTV In và Phát hành biểu mẫu thống kê tiền thân là Phòng phát hành trực thuộc văn phòng Tổng cục Thống kê thành lập từ 1976 sau đó chuyển thành công ty TNHH MTV từ 2012 với vốn điều lệ 2,05 tỷ đồng.
Sở dĩ IPH có giá khởi điểm cao bởi suốt đó đến nay doanh nghiệp này vẫn giữ số lượng cổ phần không đổi ở mức 205.495 đơn vị và cũng không tăng vốn điều lệ trước thời điểm lên sàn giống như đại đa số các doanh nghiệp khác.
Nhiều cổ phiếu có giá khởi điểm cao.
Trong phiên đấu giá ngày 15/5/2019, toàn bộ 138.231 cổ phần của IPH đã được các nhà đầu tư mua hết với giá trúng thầu bình quân tới 410.960 cổ phần, cao gấp 15 lần so với mức giá khởi điểm 27.200 đồng/cp.
Ngoài lịch sử hoạt động kinh doanh lâu đời sức hấp dẫn của IPH đến từ việc sau cổ phần hóa doanh nghiệp được phê duyệt quản lý, sử dụng lô đất tại số 47-55 ngõ 54 Nguyễn Chí Thanh, quận Đống Đa, Hà Nội với tổng diện tích khuôn viên đất 828m2. Đất có thời hạn 50 năm tính từ 15/10/1993 với hình thức nhà nước cho thuê trả tiền hàng năm.
Theo kế hoạch, năm 2019, IPH ước tính doanh thu đạt 10 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 352 triệu đồng.
IPH là trường hợp hiếm hoi cổ phiếu có quy mô nhỏ nhưng lên sàn với giá cao ngất ngưởng.
Trước đó, 26/6/2018, Yeah (YEG) của ông Nguyễn Ảnh Nhượng Tống chào sàn ở mức giá khởi điểm cao kỷ lục 250.000 đồng/cp và tăng mạnh lên 300.000 đồng/cp ngay trong phiên đầu tiên. Tuy nhiện, hiện cổ phiếu này còn 74.000 đồng/cp.
Cổ phiếu Sabeco cũng có mức giá đóng cửa phiên đầu tiên hồi cuối 2016 ở mức khá cao 132.000 đồng/cp.
Techcombank của tỷ phú USD Hồ Hùng Anh niêm yết trên sàn HOSE hôm 23/5/2018 với giá khởi điểm 128.000 đồng/cp nhưng thiếu vắng người mua.
Cổ phiếu Vinhomes (VHM) của tỷ phú Phạm Nhật Vượng chào sàn ở mức giá 92.100 đồng/cp nhưng chỉ trong 5 phút đầu giao dịch tăng sát trần lên 110.500 đồng/cp giúp vốn hóa của doanh nghiệp này đạt trên 13 tỷ USD.
FPT Retail của ông Trương Gia Bình chào sàn hồi cuối tháng 4/2018 với giá khởi điểm 125.000 đồng/cp...
Trước đó, thị trường chứng khoán cũng chứng kiến nhiều cổ phiếu tăng giá lên mức rất cao, trên 300.000 đồng/cp nhưng sau đó giảm mạnh như: Khoáng sản Bình Định, Nhà Từ Liêm, Thủ Đức House, họ nhà Sông Đà,...
Trên thị trường chứng khoán (TTCK), giao dịch tiếp tục ảm đạm. Nhóm ngân hàng và dầu khí đồng loạt giảm mạnh. Nhóm dầu khí chịu áp lực từ giá dầu giảm. Đêm qua (giờ Việt Nam) giá dầu thô giảm 4%.
Nhiều cổ phiếu blue-chips như Masan, Sabeco, Vietcombank, Vingroup,... đều giảm giá.
Một số công ty chứng khoán (CTCK) vẫn có những cái nhìn thận trọng trong các dự báo.
Theo CTCK Rồng Việt, thị trường cần điều chỉnh để tìm mức độ cân bằng, xu hướng điều chỉnh hiện tại vẫn chưa kết thúc và dấu hiệu tích lũy chưa đủ để nhà đầu tư có thể giải ngân mạnh trong khoảng thời gian này.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 2/7, VN-Index giảm 3,63 điểm xuống 961,98 điểm; HNX-Index giảm 0,63 điểm xuống 103,46 điểm và Upcom-Index giảm 0,21 điểm xuống 54,96 điểm. Thanh khoản đạt 170 triệu đơn vị, trị giá 4,9 ngàn tỷ đồng.
V. Minh
Theo vietnamnet.vn
Vụ 110 căn biệt thự xây trái phép ở Quận 7 (TPHCM): Chủ đầu tư nói dự án được miễn giấy phép xây dựng Thông cáo của chủ đầu tư nêu rõ theo điểm e, khoản 1, điều 89 của Luật Xây dựng Green Star Sky Garden được miễn giấy phép xây dựng. Đặc biệt, công ty cho biết đã nộp hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất tại Sở Tài nguyên và Môi trường. Ngày 12/6, thông tin từ UBND Quận 7 cho biết,...