Thủ đoạn mới của Trung Quốc
Trung Quốc lại vừa có thêm việc làm cho thấy sự ngày càng ngang ngược, tuyên bố chủ quyền phi lý đối với gần như toàn bộ Biển Đông bằng “đường lưỡi bò” mà không dựa trên bất cứ quy định nào của luật pháp quốc tế.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc hôm 27/6 đã ban hành Luật Bảo vệ Cơ sở Quân sự, dự kiến sẽ có hiệu lực vào ngày 1/8 tới. Đạo luật này là phiên bản mới của một bộ luật ban hành hồi năm 1990, vốn không bao gồm quy định bảo vệ các sân bay, đài phát thanh và vùng biển cấm. Đạo luật bổ sung nghiêm cấm các hoạt động đánh bắt thủy hải sản và các công trình xây dựng dân sự tại “vùng biển cấm”. Đối với quy định về gián điệp ngoại quốc, đạo luật mới bổ sung thêm một số điều khoản siết chặt kiểm soát các cơ sở dân sự tọa lạc gần các khu vực phòng thủ ven biển, bao gồm quy định nghiêm cấm các chuyến bay thấp ngang qua các vùng cấm. Đạo luật mới cũng liệt kê các biện pháp khẩn cấp dùng để đối phó với đối tượng xâm nhập vào các khu quân sự hoặc đối với hành động chụp ảnh mà không xin phép.
Trang mạng Sina của Trung Quốc cho biết thêm rằng với đạo luật này, Trung Quốc sẽ thiết lập một khu vực cấm quanh các căn cứ quân sự của họ trên biển và cấm mọi tàu thuyền đi vào kể cả tàu đánh cá của ngư dân. Tính chất nguy hiểm của đạo luật này nằm ở chỗ với luật này, Trung Quốc sẽ đổ đất xây một đảo nhân tạo trên các bãi đá hoặc kéo một giàn khoan vào đâu đó rồi tuyên bố đó là căn cứ quân sự của họ và cấm ngư dân các nước xung quanh đánh bắt cá ở xung quanh.
Hành động mới này của Trung Quốc cho thấy, nước này ngày càng ngang ngược tuyên bố chủ quyền phi lý đối với gần như toàn bộ Biển Đông bằng “đường lưỡi bò” mà không dựa trên bất cứ quy định nào của luật pháp quốc tế.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose hôm 8/7 cho biết Philippines đang theo dõi sát sao và nghiên cứu xem đạo luật tăng cường an ninh quân sự trên biển của Trung Quốc sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với nước này.
Phản ứng trước thông tin này, báo chí Philippines dẫn lời các chuyên gia cảnh báo những leo thang căng thẳng mới tại Biển Đông bắt nguồn từ luật mới ban hành của Trung Quốc.
Tờ Rappler và Inquirer của Philippines dẫn lời nhà phân tích quốc phòng Rommel Banlaoi nhận định rằng những động thái như thế này có thể làm thay đổi nguyên trạng ở Biển Đông. Theo ông Banlaoi, nếu Trung Quốc áp dụng luật này trong phạm vi “đường lưỡi bò” (hiện đã trở thành đường 10 đoạn) – vùng mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền nuốt trọn gần hết Biển Đông, thì rất có nguy cơ dẫn đến xung đột bởi khi đó Trung Quốc có thể điều động quân đội để “thi hành luật”.
Video đang HOT
Trước đây, Trung Quốc từng ra những lệnh phi pháp cấm ngư dân Việt Nam đánh bắt cá trong những thời hạn nhất định ở vịnh Bắc Bộ và Biển Đông nói chung. Sau đó, họ đã bắt giữ và hành hung ngư dân Việt Nam. Mới đây nhất, Trung Quốc cũng đã bắt giữ trái phép một tàu đánh cá cùng 6 ngư dân Quảng Ngãi. Nhưng đó chỉ là những lệnh giới hạn một thời gian. Còn tới đây, với cái luật mà họ vừa “nặn” ra một cách phi pháp, chắc chắn họ sẽ duy trì thường xuyên lực lượng và phương tiện để đẩy mạnh việc hành hung bắt giữ ngư dân Việt Nam và các nước xung quanh. Âm mưu thâm sâu của Trung Quốc là nhằm tạo ra những vùng mà ngư dân không dám tới hoạt động. Khi ngư dân Việt Nam không dám đến đánh bắt, Trung Quốc sẽ dễ bề lấn chiếm để biến Biển Đông thành ao nhà.
Với việc đạo luật mới không nói rõ sẽ được áp dụng ở những vùng biển nào, giới phân tích dự báo chính sự mập mờ này sẽ càng đẩy các ngư dân của Việt Nam hay bất kỳ một nước thứ ba nào khác vào tình thế nguy hiểm khi đánh bắt trên Biển Đông. Giáo sư Zachary Abuza (Mỹ) nhận định: “Tôi dự báo là khi đạo luật này có hiệu lực, sẽ có thêm nhiều vụ quấy rối, giam giữ ngư dân Việt Nam hay bất kỳ một nước nào khác. Đây là những động thái được tính toán rất kỹ của Trung Quốc và họ cũng biết chắc rằng nếu có ngang nhiên hành động thì Mỹ cũng sẽ chẳng thể can thiệp”.
Theo Nguyễn Chiến
Chinhphu.vn
Philippines chỉ trích dữ dội bản đồ mới của Trung Quốc
Philippines hôm nay (26/6) đã phản ứng mạnh mẽ trước việc Trung Quốc công bố bản đồ mới với tuyên bố chủ quyền ngang ngược trên hầu như toàn bộ Biển Đông. Trong khi đó, đại diện Bộ ngoại giao Mỹ khẳng định Bắc Kinh đang tự hủy hoại vị thế quốc tế của mình.
Tuyên bố trên được đưa ra sau khi Bắc Kinh hôm 25/6 cho xuất bản một bản đồ mới khổ dọc, với những chú thích và 10 đường đứt đoạn bao gần hết Biển Đông, trong đó có các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Ông Lei Yixun, chủ biên nhà xuất bản Hồ Nam công bố bản đồ mới phi pháp
Tờ bản đồ do một nhà xuất bản tại Hồ Nam in ấn và được hãng thông tấn Tân Hoa Xã của Trung Quốc công bố, với phần đường "lưỡi bò" có cùng tỷ lệ như phần đất liền đại lục, thay vì chỉ thu nhỏ vào một góc như các bản đồ khổ ngang trước đây.
Người phát ngôn Bộ ngoại giao Philippines Charles Jose đã khẳng định, động thái mới nhất của Trung Quốc để tuyên bố chủ quyền trên biển một cách gây tranh cãi thông qua tờ bản đồ là "chủ nghĩa bành trướng đầy tham vọng".
Ông Jose khẳng định việc in ra tờ bản đồ mới không thể giúp Trung Quốc hợp pháp hóa tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với vùng biển mà Philippine đã khẳng định chủ quyền.
"Chúng ta cũng cần lưu ý rằng không quốc gia nào công nhận tuyên bố về đường 9 đoạn trước đây của Trung Quốc. Do đó, việc xuất bản một tờ bản đồ mới không đem lại chủ quyền như họ tuyên bố", vị quan chức ngoại giao khẳng định trong cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình ANC tối 25/6.
Văn phòng truyền thông phủ tổng thống Philippines hôm nay thì gọi bản đồ mới của Trung Quốc chỉ là một bức vẽ đã bị phủ quyết bởi Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển (UNCLOS).
Ông Herminio Coloma Jr, người đứng đầu văn phòng trên cũng chỉ ra sự thiếu nhất quán của Trung Quốc trong việc xuất bản bản đồ, khi bản đồ mới có đường "lưỡi bò" phi pháp gồm 10 đoạn, thay vì 9 đoạn như trước đây.
"Ở những thời kỳ trước tại Trung Quốc, họ đưa ra đường 11 đoạn. Rồi 11 đoạn đó còn 9 đoạn. Giờ thì 10 đoạn. Tóm lại là đó chỉ là những bản vẽ không có ý nghĩa", Coloma nói.
Lối hành xử hung hăng, ép buộc và hiếu chiến của Trung Quốc trên biển đang bị quốc tế chỉ trích
Mỹ chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc
Cùng lúc đó, lối hành xử mang nặng tính khiêu khích, đe dọa và ép buộc của Trung Quốc trên Biển Đông và Hoa Đông tiếp tục vấp phải chỉ trích gay gắt từ Mỹ.
Phát biểu trước Ủy ban đối ngoại thượng viện ngày 25/6 theo giờ địa phương, nhà phụ trách đối ngoại của Mỹ tại khu vực Đông Á Daniel Russel đã chỉ trích những hành động gần đây của Bắc Kinh trên Biển Đông và Hoa Đông, mà ông cho rằng dễ hiểu vì sao nó khiến các nước giáng giềng của Trung Quốc "cảm thấy lo lắng".
"Một loạt những hành động đơn phương của Trung Quốc trong khu vực nhạy cảm và nhiều tranh chấp đang làm gia tăng căng thẳng, và hủy hoại vị thế quốc tế của Trung Quốc", ông Russel nói.
"Trung Quốc, với tư cách một cường quốc đang lên, cần phải tuân thủ những chuẩn mực cao về ứng xử. Việc cố tình phớt lờ các biện pháp ngoại giao cũng như các biện pháp hòa bình khác trong giải quyết bất đồng và tranh chấp, vì lợi ích kinh tế, hoặc thông qua ép buộc thô bạo đang gây bất ổn và nguy hiểm", nhà ngoại giao này khẳng định.
Thanh Tùng
Tổng hợp
Theo Dantri
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản: Trung Quốc cần xem xét lại việc tuyên bố chủ quyền Đó là phát biểu của ông Itsunori Onodera trong phiên thảo luận tại Hội nghị an ninh châu Á. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera ngày 31/5, trong khi tham gia vào buổi thảo luận của Hội nghị an ninh châu Á đang được tiến hành tại Singapore đã nhấn mạnh rằng việc tiếp tục giải quyết những căng thẳng thông...