Thử đoán đoạn kết chuyện tình của ba cô con gái nhà ông Sơn trong “Về nhà đi con” từ bản gốc
“ Về nhà đi con” lấy cảm hứng từ bộ phim ăn khách năm 2012 “ Khi đàn ông góa vợ bật khóc”. Vậy thử soi xem nếu đúng theo bản gốc thì những chuyện tình hấp dẫn đang phát sóng sẽ kết thúc như thế nào.
Huệ tha thứ bao lầm lỗi trở về bên Khải
Nếu theo bản gốc Khi đàn ông góa vợ bật khóc, cô chị cả Quỳnh Trang cũng trải qua nhiều sóng gió với bạn trai nhưng rồi cô đã tha thứ tất cả mọi lỗi lầm để cả hai ở bên nhau. Điều này nếu giữ nguyên thì Huệ và Khải cũng sẽ trở về với nhau sau bao đau khổ.
Bản gốc cô chị cả Quỳnh Trang tha thứ cho bạn trai mọi lỗi lầm
Liệu Huệ có tha thứ cho Khải sau cuộc hôn nhân đẫm nước mắt này không?
Nhưng với bản gốc, chị cả Quỳnh Trang may mắn hơn Huệ. Cô lấy được một người chồng làm cảnh sát, hết mực yêu thương mình nhưng lại quá gia trưởng và bận rộn với công việc. Trong khi đó, cuộc hôn nhân của Huệ như là địa ngục với những lần Khải cờ bạc và ghen tuông vô cớ. Huệ từng nhiều lần tha thứ nhưng tính xấu của Khải chỉ có nhiều thêm chứ không bớt đi nhưng nhiều khán giả mong muốn rằng Huệ nên tìm một người nào khác xứng đáng với mình hơn trong phiên bản này.
Thư và Vũ nhận ra mình không thể sống thiếu nhau
Chuyện của Thư và Vũ diễn ra hoàn toàn tương tự như đám cưới “chạy bầu” của cô nàng Thủy Tiên bản gốc với một gã “bad boy”. Quá trình sống chung với nhau không hề có tình yêu cũng khá hài hước và mọi chuyện chỉ bắt đầu rắc rối khi bản hợp đồng hôn nhân bị phát hiện và có người thứ ba xen vào giữa hai người.
Thủy Tiên và chồng nhận ra mình yêu nhau sau những ngày sống chung dưới danh nghĩa vợ chồng hờ.
Liệu giữa Thư và Vũ có xảy ra điều tương tự?
Nhưng cuối cùng, họ vẫn nhận ra mình yêu nhau và không thể sống thiếu nhau. Chỉ tiếc là chuyện của cả hai khá bất hạnh khi Tiên gặp một tai nạn và không giữ được đứa con trong bụng.
Ánh Dương nên duyên với một gã “oan gia ngõ hẹp”
Chuyện của Ánh Dương vô cùng khó đoán trong Về nhà đi con vì hình tượng Ánh Dương đã bị thay đổi hoàn toàn so với cô em út Tường Vi của bản gốc. Không có cô nàng tomboy cá tính đến thế cũng không có cậu bạn thân “quốc dân” và ông bố xì tin, Tường Vi cuối cùng sẽ kết hôn với một đồng nghiệp “oan gia ngõ hẹp” ở cơ quan sau những ngày đầu tưởng không đội trời chung.
Cô em út Tường Vi cưới người đồng nghiệp “oan gia” của mình
Nhưng chuyện của Ánh Dương khá phức tạp
Preview tập 38
Như biên kịch của bộ phim cũng đã thừa nhận Về nhà đi con chỉ lấy cảm hứng từ bộ phim ăn khách Khi đàn ông góa vợ bật khóc thôi nên chuyện tình của Ánh Dương và cả Huệ, Thư đều có thể thay đổi. Tiếp tục đón xem Về nhà đi con lúc 21h từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần trên VTV1 để biết đoạn kết của những chuyện tình này có giống như bản gốc không nhé!
Theo yeah1
Đặt lên bàn cân dàn cast 'Về nhà đi con' với bộ phim được lấy cảm hứng 'Khi đàn ông góa vợ bật khóc'
'Về nhà đi con' là bộ phim lấy cảm hứng từ bộ phim 'Khi đàn ông góa vợ bật khóc'. Cả hai bộ phim đều chứng tỏ sức hấp dẫn của mình với dàn diễn viên thực lực, diễn xuất tròn trịa.
Khi Về nhà đi con mới lên sóng, nhiều khán giả thắc mắc vì thấy phim 'na ná' với Khi đàn ông góa vợ bật khóc cũng từng gây sốt cách đây 6 năm. Thực ra nếu để ý kỹ, trong phần giới thiệu phim Về nhà đi con cũng có dòng giới thiệu bộ phim được lấy cảm hứng từ phim Khi đàn ông góa vợ bật khóc.
Được biết, ban đầu nhà sản xuất định làm lại phim Khi đàn ông góa vợ bật khóc,nhưng cuối cùng nhóm biên kịch chỉ giữ lại mô típ người đàn ông góa vợ nuôi ba cô con gái và một số tình tiết từ bộ phim trước, còn lại là những tình tiết mới cho phù hợp hơn với nhịp sống hiện tại.
Bộ phim Khi đàn ông góa vợ bật khóc lên sóng năm 2013 và trở thành bộ phim 'nhỉnh' nhất trong giai đoạn ảm đạm của phim truyền hình Việt. Đến năm 2019, khi Về nhà đi con lên sóng những tập đầu đã lập tức gây sốt, thậm chí còn hơn cả phiên bản gốc trước đó.
Cả hai bộ phim đều được khán giả yêu mến.
Ngoài nội dung được phản ánh chân thực, nhân văn, cảm động, làm nên thành công của Về nhà đi con và Khi đàn ông góa vợ bật khóc phải kể đến việc 2 bộ phim đều sở hữu dàn diễn viên thực lực.
Vai ông bố gà trống nuôi con: ông Lâm (NSƯT Công Lý) và ông Sơn (NSƯT Trung Anh)
Trong hai bộ phim, NSƯT Công Lý và NSƯT Trung Anh đều vào vai người đàn ông góa vợ, ở vậy nuôi ba cô con gái. Vai ông Lâm của NSƯT Công Lý đánh dấu sự lột xác của anh sau những vai hài đóng đinh với tên tuổi của mình.
Diễn xuất của Công Lý đã khiến công chúng bất ngờ vì 'cô Đẩu' không chỉ biết pha trò diễn hài mà vào vai ông bố gà trống nuôi con cũng rất ngọt, rất đi vào lòng người.
Trong khi đó vai ông Sơn của NSƯT Trung Anh lại đánh dấu sự 'hoàn lương' sau vai Lương Bổng đậm chất giang hồ trong Người phán xử. Không còn sự 'ngầu' của Lương Bổng, NSƯT Trung Anh đã mang lại cho ông Sơn một sự khắc khổ và nhiều tâm tư.
NSƯT Công Lý và NSƯT Trung Anh đều thuộc dạng gạo cội trong làng sân khấu - điện ảnh Việt, về diễn xuất không có gì phải bàn, cả hai đều hóa thân xuất sắc vào hình tượng một ông bố tuy nghiêm khắc nhưng rất thương con, gây ấn tượng sâu sắc trong lòng khán giả.
Hai ông bố trong phim.
Xét về tạo hình thì nhân vật của NSƯT Trung Anh có phần 'dừ' hơn một chút vì xét về tuổi đời, NSƯT Trung Anh cũng hơn NSƯT Công Lý đến cả một con giáp. Nhưng chính những nếp nhăn hằn sâu trên khuôn mặt gầy gầy xương xương của ông Sơn lại góp phần khắc họa thêm sự khắc khổ, lo toan của nhân vật này.
Đặc biệt ngoại hình già nua của ông Sơn còn thể hiện rõ nét sự chênh lệch về tuổi tác giữa ông và đứa con gái út (mới 19 tuổi), kèm theo đó là những mâu thuẫn về suy nghĩ, lối sống của hai thế hệ.
Cả hai ông bố trong hai bộ phim đều xứng đáng là thần tượng trong lòng những cô con gái. Ông Lâm lúc nào cũng săn sóc con hết lòng, con ho nhẹ cũng lo, thậm chí rửa bát hộ con vì thương con đi làm mệt, đêm muộn đi tìm con rồi ngã xe.
Trong khi đó ông Sơn đêm yêu thương nấu cả vào những nồi cháo, những đêm muộn ông thức đến bạc cả râu chờ trời sáng vì con chưa về nhà, tưởng con út có thai còn sốt sắng đi 'bắt đền', thấy con chơi game cũng tập tành chơi thử để gần với con hơn... Cảm động nhất là chi tiết khi biết con mang bầu, trái với những ông bố khác thường chửi mắng con, ông chỉ điềm đạm nói 'để bố nuôi'.
Vai chị cả: Ngọc Lan (Quỳnh Trang) và Thu Huệ (Thu Quỳnh)
Cả hai bộ phim đều xây dựng hình tượng chị cả thuộc tuýp phụ nữ truyền thống nhưng lấy phải anh chồng có tính cách gia trưởng. Vai chị cả Ngọc Lan trong Khi người đàn ông góa vợ bật khóc của diễn viên Quỳnh Trang được đông đảo khán giả yêu mến bởi tính cách hiền dịu, luôn nghĩ cho người khác.
Vai diễn này giúp Quỳnh Trang được chú ý hơn nhưng sau bộ phim Khi đàn ông góa vợ bật khóc và cô vẫn chưa có vai diễn nào gây được ấn tượng, bứt phá ra khỏi hình tượng cô chị cả Ngọc Lan năm nào.
Hai cô chị cả hiền lành trong phim.
Trong khi đó, vai Thu Huệ trong Về nhà đi con đánh dấu sự trở lại và 'phục thù' của Thu Quỳnh sau vai My sói trong Quỳnh Búp bê nổi đình nổi đám năm vừa rồi. Gọi là phục thù bởi lẽ trước đó cô đã từng diễn những vai có tính cách tương tự vai 'chị Huệ' nhưng không thành công, phải đến khi đóng vai ác nữ My Sói, tên tuổi Thu Quỳnh mới thật sự 'phất' lên.
Vai diễn của Thu Quỳnh trong Về nhà đi con chưa phải là vai diễn được chú ý nhất phim nhưng vẫn có dấu ấn riêng. Huệ hiền lành, nhẫn nhịn nhưng không cam chịu, cô như một chiếc lò xo đang bị đè nén để chờ ngày bung ra, bật lên mạnh mẽ. Vai diễn này đã khẳng định năng lực diễn xuất và tài biến hóa đa dạng vào các kiểu vai diễn khác nhau của Thu Quỳnh.
Vai chị thứ hai: Thủy Tiên (Trang Cherry) và Anh Thư (Bảo Thanh)
Hình tượng cô chị thứ hai trong cả hai bộ phim đều mê tiền, sống thực dụng nhưng lại yêu gia đình. Trong Khi đàn ông góa vợ bật khóc, diễn viên Trang Cherry được coi là có màn thể hiện tốt nhất trong ba chị em. Thủy Tiên là nhân vật có tính cách phức tạp, đanh đá, nhiều mưu mẹo nhưng lại giàu tình cảm, yêu thương gia đình. Trang Cherry đã thể hiện xuất thần nhân vật Thủy Tiên với nhiều bộ mặt khác nhau, khi thảo mai giả lả, lúc trầm lắng suy tư.
Trang Cherry vốn được đào tạo bài bản về âm nhạc nhưng cái duyên xô đẩy cô chạm ngõ với điện ảnh và được giao ngay vai quan trọng. Sau thành công của Khi đàn ông góa vợ bật khóc, Trang Cherry tiếp tục khi dấu ấn với vai Thảo Mai phù thủy trong sitcom 5s Online. Tiếp đến cô gây ấn tượng khi hóa thân vào vai nàng dâu đanh đá, tai quái trong Sống chung với mẹ chồng.
Thủy Tiên cho Khánh (Anh Dũng) vào tròng.
Trước khi đến với vai Anh Thư trong Về nhà đi con, Bảo Thanh cứng cả về chuyên môn lẫn kinh nghiệm diễn xuất. Cô đã khẳng định tên tuổi của mình từ những bộ phim đình đám trước đó như Sống chung với mẹ chồng, Ngày ấy mình đã yêu. Diễn xuất chân thật, cảm động của Bảo Thanh trong Về nhà đi con khiến khán giả yêu mến và cảm thông với nhân vật này.
Dù ban đầu theo ý đồ của biên kịch, Bảo Thanh phải diễn cho ra hình tượng một cô nàng thảo mai, thực dụng, ham tiền sao cho khán giả ghét. Nhưng trái với suy đoán ban đầu, khán giả lại hết mực yêu thương nhân vật này.
Anh Thư trong phim đúng là mê tiền, thích lấy chồng giàu nhưng luôn nghĩ cho bố và các chị em, cô không bao giờ xin tiền của bố dù khó khăn, nợ nần chồng chất. Anh Thư cũng rất biết giữ mình, 26 tuổi mà vẫn còn con gái trước khi mất 'cái ngàn vàng' vào tay một gã công tử ăn chơi sau sự cố tình một đêm. Chính vì những nét đáng yếu của Anh Thư nên bao nhiêu tính xấu của cô cũng được khán giả tha thứ hết.
Anh Thư trói Vũ (Quốc Trường) bằng một đám cưới.
Vai em út: Tường Vi (Trang Moon) và Ánh Dương (Bảo Hân)
So với hình tượng hai cô chị được giữ nguyên so với phiên bản phim gốc, hình tượng cô em út trong Về nhà đi con có sự thay đổi 180 độ cả về tính cách và tạo hình. Nếu như Tường Vi có ngoại hình mũm mĩm, đáng yêu, tính cách hồn nhiên vô tư chuẩn 'bánh bèo' thì Ánh Dương lại ngầu ngầu và đầu gấu đúng kiểu 'tomboy loi choi'.
Tường Vi là cô gái 22 tuổi, làm nhân viên văn phòng ở một công ty kiến trúc, tính tình vui vẻ, dễ thương nhưng lúc nào cũng tự ti vì ngoại hình hơi 'bụ bẫm' của mình. Tường Vi thích mơ mộng, luôn mong ước có cuộc tình lãng mạn như phim. Cô yêu đơn phương Khôi (Kiên Hoàng) - một hotboy cùng trường từ cấp ba. Sau đó định mệnh đưa đẩy cả hai làm cùng một công ty. Hai người thường xuyên đụng độ, mặc dù thích Khôi lắm rồi nhưng Vi lúc nào cũng tỏ ra ghét cay ghét đắng anh.
Sau khi hoàn thành bộ phim, Trang Moon đã giảm cân thành công và trở thành hotgirl được giới trẻ yêu mến. Sau đó, cô ghi thêm dấu ấn của mình trong lĩnh vực phim ảnh với vai cô em chồng trong Sống chung với mẹ chồng.
Em út mũm mĩm Tường Vi.
Trong Về nhà đi con, biên kịch đã hạ tuổi của nhân vật em út xuống còn 19 tuổi, đang là sinh viên đại học. Nhân vật này chính là điểm nhấn vô cùng thú vị của bộ phim. Giữa ba cô con gái, xuất hiện một đứa 'tomboy loi choi' ngầu ngầu, nghịch nghịch khiến khán giả chết mê chết mệt.
Dương còn soái hơn cả bất cứ soái ca nào. Tuy đầu gấu và ham chơi nhưng Dương lại là đứa thông minh nhất nhà, sống độc lập và luôn âm thầm quan tâm đến mọi người. Chuyện lớn chuyện bé gì trong nhà, bố Sơn chưa biết, Dương đã biết cả.
Cũng giống như Tường Vi, Dương có một cậu bạn thân là Bảo (Quang Anh) nhưng tình cảm giữa hai người chỉ dừng lại ở mức độ bạn bè, hay có chăng chỉ là Bảo crush Dương. Còn Dương, thật tréo nghoe khi lại có tình cảm với... bố của Bảo.
Vai diễn Ánh Dương chính là vai chính đầu tiên của diễn viên Bảo Hân (hiện đang là sinh viên trường ĐH Sân khấu điện ảnh). Lần đầu được giao một vai diễn nặng ký, Bảo Hân đã vụt sáng thành hiện tượng, thậm chí còn được yêu mến hơn cả hai 'cô chị' trong phim.
Em út ngổ ngáo Ánh Dương.
Con rể đểu Toàn (Mạnh Hưng) và Khải (Trọng Hùng)
Trong Khi đàn ông góa vợ bật khóc, Toàn là người đàn ông gia trưởng và luôn muốn bạn gái làm theo ý mình. So với dàn diễn viên nổi bật trong phim, vai diễn của Mạnh Hưng không để lại quá nhiều ấn tượng. Sau bộ phim này, Mạnh Hưng có tham gia Hôn nhân trong ngõ hẹp. Hiện anh đang là diễn viên tại Nhà hát kịch Hà Nội và thỉnh thoảng tham gia diễn xuất trong một số MV và tiểu phẩm hài.
Chân dung con rể đểu của bố.
Đến Về nhà đi con, vai bạn trai của chị cả đã được nâng lên một 'level' mới thành 'con rể đểu'. Thôi thì có bao nhiêu cái xấu xa của một người đàn ông thì Khải lãnh trọn, cờ bạc, vũ phu, ghen tuông, cục súc, ít học, bần hàn. Huệ lấy Khải không khác gì 'Bông hoa nhài cắm bãi phân trâu'.
Hiện hai anh em Khải và Liễu (Thủy Tiên) đang là những nhân vật bị ghét nhất phim. Tuy nhiên, ghét thì ghét nhân vật thôi chứ năng lực diễn xuất của Trọng Hùng trong vai Khải luôn được khán giả khen ngợi.
Bad boy Khánh (Anh Dũng) và Vũ (Quốc Trường)
Đây là vai diễn 'ngược' nhất trong phim khi nhân vật nam luôn tỏ ra ghét bỏ nữ chính nhưng sâu thẳm bên trong lại yêu nữ chính từ lúc nào không hay. Mặc dù ngược tơi tả nhưng trong cả hai bộ phim, mối tình của cô chị thứ hai với chàng công tử đào hoa ăn chơi lại rất được lòng khán giả.
Khánh hay Vũ có hư đến đâu vẫn được khán giả ship lên ship xuống với nữ chính. Cặp đôi Khánh - Tiên hay Vũ - Thư đều bắt đầu bằng hiểu lầm, mâu thuẫn kiểu oan gia ngõ hẹp rồi cuối cùng duyên phận trói chặt họ lại lúc nào không hay.
Khánh có vẻ sành siệu hơn Vũ.
Xét về tạo hình, vai diễn của Anh Dũng có vẻ bảnh bao, bóng bẩy chuẩn trai nhà giàu hơn vai của Quốc Trường. Những tập đầu, Quốc Trường bị chê đầu tóc bù xù, quần áo, giày dép quê mùa không hợp với vai diễn. Tuy nhiên diễn xuất thuyết phục của nam diễn viên đã khiến khán giả xoay chiều từ ghét thành yêu lúc nào không hay.
Vũ có khuôn mặt nhìn thôi đã thấy 'dâm' và đểu nhưng cũng có những khoảnh khắc anh bị giằng xé nội tâm trước Anh Thư, Quốc Trường đã thể hiện rất tốt điều này.
Vai 'trai hư' Khánh chính là vai nặng ký đầu tiên của diễn viên Anh Dũng, trong khi đó Quốc Trường đã có một 'filmography' khá dày dặn nhưng vai diễn trong Về nhà đi con đánh dấu lần đầu tiên anh Bắc tiến để tham gia một bộ phim của VFC.
'Rể út' Khôi (Hoàng Kiên) và Bảo (Quang Anh)
Cũng như vai Toàn (Mạnh Hưng), vai Khôi của Hoàng Kiên không để lại nhiều dấu ấn. Trong phim, Khôi có mối tình gà bông với cô em út mũm mĩm, cả hai có một tình bạn trải dài từ thời cấp ba đến khi trở thành đồng nghiệp cùng công ty.
Quang Anh đang là vựa muối của bộ phim.
Trong khi đó, rể út hụt của ông Sơn lại đáng yêu và rất nhiều muối. Bảo và Dương tạo thành một cặp đôi chim ri khiến khán giả vô cùng thích thú. Diễn xuất tự nhiên, đáng yêu của Quang Anh để lại dấu ấn đậm nét cho nhân vật này. Bên cạnh những nhân vật tỏa sáng, ai cũng có sức hút riêng, Bảo vẫn rất được lòng khán giả vì tính đáng yêu, ủy mị như con gái, đặc biệt vì quá thích Dương mà không ăn ốc cũng xung phong đổ vỏ.
Tạm kết
Khi đàn ông góa vợ bật khóc có vẻ mạnh tay khai thác dàn diễn viên trẻ, có thực lực nhưng chưa có tên tuổi. Về nhà đi con ngoài những nhân tố hoàn toàn mới như Bảo Hân, Quang Anh thì các vai quan trọng còn lại đều được giao cho những cái tên đã có tiếng tăm trước đó như Bảo Thanh (nổi như cồn sau Sống chung với mẹ chồng), Thu Quỳnh (nổi đình nổi đám với vai My sói trong Quỳnh búp bê).
Ở lớp diễn viên 'phụ huynh', cả hai bộ phim đều lựa chọn những cái tên gạo cội như NSƯT Công Lý, NSƯT Trần Nhượng, NSƯT Minh Hằng (phim Khi đàn ông góa vợ bật khóc), NSƯT Trung Anh, NSƯT Hoàng Dũng (phim Về nhà đi con). Thật khó để cân đo xem dàn cast phim nào hơn phim nào bởi cả hai bộ phim đều sở hữu dàn diễn viên thực lực, diễn xuất tròn vai, mang đến cảm xúc cho người xem.
Xem preview tập 27 Về nhà đi con
Về nhà đi con hiện đã phát sóng đến tập 26 (phim có 82 tập). Các tập tiếp theo của phim sẽ tiếp tục được lên sóng vào 21h từ thứ Hai đến thứ Sáu trong tuần.
Theo tiin.vn
Fan "Về nhà đi con" vào đây mà xem, "đám cưới vàng của làng cờ bạc" thành hiện thực rồi này! Thỏa mong ước của fan bộ phim bao ngày ghép đôi, Khải và Xinh đã "nên duyên" với nhau như thế này đây! Bộ phim truyền hình Về nhà đi con đang gây sốt khung giờ vàng VTV với những diễn biến hấp dẫn của bộ phim. Bên cạnh nội dung chính chỉ hé lộ mỗi ngày có 30 phút thì những thông...