Thủ đô Iraq đang như “cá nằm trên thớt”
Hàng loạt vụ tấn công dữ dội của phiến quân ISIS xung quanh thủ đô Baghdad đang đe dọa số phận của thành phố này.
Ngày 18/6, lực lượng không quân non trẻ của Iraq đã thực hiện những vụ không kích nhắm vào các chiến binh Hồi giáo thuộc phong trào Quốc gia Hồi giáo Iraq và Syria (ISIS) đang bao vây và tấn công dữ dội vào thủ đô Baghdad.
Phiến quân Hồi giáo đã tấn công bằng súng máy và đạn cối từ hai hướng khác nhau vào nhà máy lọc dầu lớn nhất của Iraq chỉ cách thủ đô Baghdad 210 km về phía bắc.
Phiến quân ISIS ào ạt tiến về thủ đô Baghdad
Vụ tấn công diễn ra vào lúc 4 giờ sáng bên ngoài 2 trong số 3 lối vào chính tại nhà máy lọc dầu. Phiến quân đã phá hủy một số kho chứa sau khi đột nhập vào bên trong nhà máy bất chấp sự kháng cự của quân chính phủ.
Hiện lực lượng quân đội chính phủ Iraq đang nỗ lực phản công để đẩy lui ISIS tại các tỉnh Diyala và Salahuddin sau khi thành phố Mosul rơi vào tay phiến quân.
Với sự yểm trợ của lực lượng không quân và pháo binh, quân đội Iraq tuyên bố họ đã giành lại quyền kiểm soát thành phố chiến lược Tal Afar từ tay phiến quân sau một chiến dịch phản công.
Hôm qua, Thủ tướng Iraq Nouri al-Maliki đã xuất hiện trên truyền hình cùng các lãnh đạo Hồi giáo dòng Sunni và người Kurd để kêu gọi quốc gia đoàn kết chống lại ISIS.
Các thành phố rơi vào tay phiến quân ở Syria và Iraq
Video đang HOT
Ông này cũng đã cách chức 4 sĩ quan quân đội vì đã không ngăn chặn được bước tiến như vũ bão của phiến quân, trong đó có chỉ huy trưởng ở Nineveh, tỉnh đầu tiên bị ISIS tấn công và chiếm giữ.
Trong bài phát biểu này, ông Maliki đã cáo buộc Arập Xê-út hậu thuẫn cho các chiến binh người Sunni thuộc phong trào ISIS, đồng thời yêu cầu các phiến quân hạ vũ khí.
Tuy nhiên, những lời kêu gọi suông như vậy gần như không có tác dụng, khiến ông Maliki phải công khai ủng hộ việc thành lập các đội dân quân người Shia để chiến đấu cùng quân đội chính quy chống lại phiến quân.
Dân quân người Shia tuần hành trên đường phố Baghdad
Tuy nhiên, hành động này của chính phủ Iraq đang tiềm ẩn một hiểm họa khó lường. Các dân quân người Shia trong quá trình chiến đấu có thể coi dân thường người Sunni là kẻ thù và tàn sát vô tội vạ, khiến người Sunni lại càng tin rằng ISIS là lực lượng duy nhất có thể bảo vệ họ.
Nói cách khác, cuộc khủng hoảng hiện nay ở Iraq có nguy cơ trở thành một cuộc chiến tranh tôn giáo với những vụ “thanh trừng” hàng loạt dân thường ở quy mô lớn.
Sống giữa cảnh giao tranh và bom đạn ngày càng ác liệt, người dân thủ đô Baghdad ngày càng hoảng sợ và có cảm giác như họ đang bị vây hãm. Các gia đình giàu có đã bắt đầu tung tiền để tích trữ các nhu yếu phẩm, khiến giá cả các mặt hàng đột nhiên tăng vọt.
Các chiến binh ISIS trên đường tiến về Baghdad
Niềm tin này của họ không phải là không có căn cứ. Hiện nay, phiến quân ISIS đang tấn công vô cùng mãnh liệt vào thành phố Baquba, cách thủ đô Baghdad chưa đầy 65 km.
Hiện lực lượng chính phủ ở Baquba vẫn đang trụ vững trước các đợt tấn công dữ dội của ISIS nhưng họ đang ngày càng yếu thế hơn. Nếu thành phố Baquba sụp đổ, số phận của thủ đô Iraq sẽ được định đoạt trong ngày một ngày hai.
Theo Khampha
Iraq: Phiến quân ào ạt chiếm thêm 1 thành phố
Quân đội Iraq không thể cản được bước tiến như vũ bão của phiến quân và để mất quyền kiểm soát thêm một thành phố.
Ngày 15/6, phiến quân người Sunni đã ào ạt tấn công và chiếm được một thành phố lớn khác ở phía tây bắc Iraq sau những trận giao tranh quyết liệt. Với thắng lợi này, phiến quân đã củng cố quyền lực của họ ở phía bắc Iraq sau một chiến dịch tấn công chớp nhoáng đang đe dọa sẽ làm đất nước Iraq tan rã.
Người dân thành phố Tal Afar thông báo qua điện thoại rằng thành phố này đã rơi vào tay lực lượng Nhà nước Hồi giáo Iraq và Cận Đông (ISIL) sau một trận chiến dữ dội khiến cả hai bên đều bị thiệt hại nặng nề.
Lực lượng an ninh Iraq phóng rocket vào phiến quân ISIL
Một quan chức giấu tên của thành phố cho biết: "Phiến quân đã tràn vào thành phố. Một số trận giao tranh các liệt nổ ra, và đã có rất nhiều người chết. Các gia đình người Shia bỏ chạy về phía tây, trong khi các gia đình người Sunni chạy sang phía đông."
Thành phố Tal Afar nằm cách không xa Mosul, thành phố lớn nhất ở phía bắc Iraq, nơi đã bị phiến quân ISIL chiếm giữ hồi tuần trước trong những ngày đầu tiên của một chiến dịch quy mô lớn đẩy Iraq vào cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ khi Mỹ rút quân khỏi đất nước này.
Lực lượng bảo vệ thành phố Tal Afar là một đơn vị an ninh Iraq do tướng Abu Walid chỉ huy. Binh sĩ của tướng Abu Walid chủ yếu là người Shia, và họ nằm trong số ít những người không chịu rời khỏi các cứ điểm xung quanh Mosul bất chấp bước tiến như vũ bão của ISIL.
Người dân ở Tal Afar cho biết trước khi phiến quân ISIL tiến vào thành phố, cảnh sát và quân đội người Shia đã phóng rocket và đạn cối xuống các khu dân cư của người Sunni để tránh bị tán công từ bên trong.
Ngay trước khi thành phố bị chiếm, một quan chức nói: "Tình hình ở Tal Afar rất khủng khiếp. Giao tranh quyết liệt đang nổ ra, và phần lớn người dân bị mắc kẹt trong nhà không thể chạy ra ngoài. Nếu giao tranh tiếp tục, một cuộc thảm sát dân thường quy mô lớn có thể xảy ra."
Một thành viên của đơn vị an ninh này cho biết các lực lượng chính phủ Iraq đã tấn công vào các vị trí của ISIL ở ngoại ô thành phố bằng trực thăng vũ trang. Tuy nhiên sau nhiều trận giao tranh dữ dội, ISIL cuối cùng cũng chiếm được thành phố này.
Phiến quân bắt giữ các binh sĩ quân đội Iraq
Sau khi càn quét qua các thành phố ở thung lũng Tigris phía bắc Baghdad và chiếm được Tal Afar, có vẻ như các chiến binh ISIL đã tạm dừng cuộc tấn công vào thủ đô để củng cố lực lượng ở phía bắc.
Mục tiêu của ISIL là thành lập một quốc gia Hồi giáo ở cả hai bên biên giới Syria-Iraq, và chiến dịch tấn công của họ nhận được sự hậu thuẫn của các tổ chức vũ trang người Sunni thiểu số ở Iraq.
Chiến dịch tấn công của ISIL đã khiến chính quyền của Thủ tướng Nuri al-Maliki và cả nước Mỹ chấn động. Ông Maliki là thủ tướng lên nắm quyền ở Iraq với sự hậu thuẫn của người Shia chiếm đa số sau khi Mỹ lật đổ Tổng thống Saddam Hussein năm 2003.
Tổng thống Mỹ Barack Obama cho biết quân đội Mỹ đang xem xét thực hiện chiến dịch không kích "chống khủng bố" ở Iraq, tuy nhiên ông bác bỏ khả năng Mỹ đưa quân trở lại nước này.
Ngoài ra, Mỹ cũng đã cho tăng cường an ninh tại đại sứ quán ở Baghdad và sơ tán một phần nhân viên làm việc trong sứ quán. Đại sứ quán Mỹ tại Iraq là tòa đại sứ lớn nhất, đắt nhất trên thế giới, dấu tích của thời kỳ Mỹ đổ 170.000 quân đến Iraq để lật đổ ông Hussein.
Còn bây giờ, binh sĩ Mỹ không thể có mặt ở đất nước này trong khi một cuộc chiến cũng không kém phần dữ dội đang diễn ra. Iraq hiện nay có thể tan vỡ bất cứ lúc nào, bởi một lực lượng quân đội do Mỹ huấn luyện và trang bị lại hoàn toàn bạc nhược và rã đám nhanh chóng trước sức ép quá lớn của phiến quân.
Theo Khampha
Mỹ-Anh lập đội "chống khủng bố" chuẩn bị không kích ở Iraq Mỹ và Anh đã thành lập đội "chống khủng bố" chung để chuẩn bị tiến hành các đợt không kích nhằm vào phiến quân Hồi giáo ở Iraq. "Lực lượng không quân đặc nhiệm (SAS) của quân đội Anh đã trên đường tới Iraq vào cuối tuần qua để chuẩn bị cho các cuộc không kích. Các nguồn tin quốc phòng Anh khẳng...