Thủ đô Hà Nội chính thức có thêm 2 quận Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký Nghị quyết số 132/NQ-CP chấp thuận điều chỉnh địa giới hành chính huyện Từ Liêm để thành lập 2 quận và 23 phường thuộc TP Hà Nội.
2 quận mới đã phát triển đô thị rất mạnh trong nhiều năm qua
Theo Nghị quyết số 132/NQ-CP, Chính phủ cho phép thành lập quận Bắc Từ Liêm trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các xã Thượng Cát, Liên Mạc, Tây Tựu, Thụy Phương, Minh Khai, Phú Diễn, Đông Ngạc, Xuân Đỉnh, cổ Nhuế; 9,30 ha diện tích tự nhiên và 596 nhân khẩu của xã Xuân Phương; 75,48 ha diện tích tự nhiên và 10.126 nhân khẩu của thị trấn Cầu Diễn. Quận Bắc Từ Liêm có 4.335,34 ha diện tích tự nhiên và 320.414 nhân khẩu.
Chính phủ cũng quyết định thành lập 13 phường thuộc quận Bắc Từ Liêm. Cụ thể: Thành lập phường Thượng Cát trên cơ sở toàn bộ 388,90 ha diện tích tự nhiên và 10.000 nhân khẩu của xã Thượng Cát; phường Liên Mạc trên cơ sở toàn bộ 598,70 ha diện tích tự nhiên và 12.966 nhân khẩu của xã Liên Mạc; phường Thụy Phương trên cơ sở toàn bộ 287,59 ha diện tích tự nhiên và 13.753 nhân khẩu của xã Thụy Phương.
Phường Minh Khai trên cơ sở toàn bộ 485,91 ha diện tích tự nhiên và 36.709 nhân khẩu của xã Minh Khai; phường Tây Tựu trên cơ sở toàn bộ 530,18 ha diện tích tự nhiên và 26.970 nhân khẩu của xã Tây Tựu; 9,30 ha diện tích tự nhiên và 596 nhân khẩu của xã Xuân Phương (phường Tây Tựu có 539,48 ha diện tích tự nhiên và 27.566 nhân khẩu); phường Đông Ngạc trên cơ sở một phần diện tích tự nhiên và dân số của xã Đông Ngạc (có 241 ha diện tích tự nhiên và 23.922 nhân khẩu.
Phường Đức Thắng trên cơ sở phần diện tích tự nhiên và dân số còn lại của xã Đông Ngạc (có 120 ha diện tích tự nhiên và 19.923 nhân khẩu); phường Xuân Đỉnh trên cơ sở một phần diện tích tự nhiên và dân số của xã Xuân Đỉnh (có 352,20 ha diện tích tự nhiên và 33.659 nhân khẩu); phường Xuân Tảo trên cơ sở phần diện tích tự nhiên và dân số còn lại của xã Xuân Đỉnh (có 226,30 ha diện tích tự nhiên và 12.622 nhân khẩu).
Video đang HOT
Phường Cổ Nhuế 1 trên cơ sở một phần diện tích tự nhiên và dân sô (217,70 ha và 33.346 nhân khẩu) của xã Cổ Nhuế; 3,30 ha diện tích tự nhiên và 372 nhân khẩu của Thị trấn Cầu Diễn (có 221 ha diện tích tự nhiên và 33.718 nhân khẩu). Phường Cổ Nhuế 2 được thành lập trên cơ sở phần diện tích tự nhiên và dân số còn lại của xã Cổ Nhuế; 1,60 ha diện tích tự nhiên và 292 nhân khẩu của thị trấn Cầu Diễn (có 405,03 ha diện tích tự nhiên và 44.780 nhân khẩu).
Phường Phúc Diễn trên cơ sở một phần diện tích tự nhiên và dân số của xã Phú Diễn (209,03 ha và 21.820 nhân khẩu); một phần diện tích tự nhiên và dân số của thị trấn Cầu Diễn (có 217,03 ha diện tích tự nhiên và 23.734 nhân khẩu); phường Phú Diễn trên cơ sở phần diện tích tự nhiên và dân số còn lại (189,62 ha và 19.514 nhân khẩu) của xã Phú Diễn; một phần diện tích tự nhiên và dân số của Thị trấn Cầu Diễn (có 252,20 ha diện tích tự nhiên và 27.062 nhân khẩu).
Cũng theo Nghị quyết, Chính phủ thành lập quận Nam Từ Liêm và 10 phường trực thuộc. Cụ thể: Phường Trung Văn trên cơ sở toàn bộ 277,58 ha diện tích tự nhiên và 29.850 nhân khẩu của xã Trung Văn; phường Đại Mỗ trên cơ sở toàn bộ 498,19 ha diện tích tự nhiên và 26.741 nhân khẩu của xã Đại Mỗ; phường Tây Mỗ trên cơ sở toàn bộ 604,53 ha diện tích tự nhiên và 22.557 nhân khẩu của xã Tây Mỗ.
Phường Mễ Trì trên cơ sở một phần diện tích tự nhiên và dân số của xã Mễ Trì (có 467,30 ha diện tích tự nhiên và 26.688 nhân khẩu).
Phường Phú Đô được thành lập trên cơ sở phần diện tích tự nhiên và dân số còn lại của xã Mễ Trì (có 239 ha diện tích tự nhiên và 13.856 nhân khẩu); phường Mỹ Đình 1 trên cơ sở một phần diện tích tự nhiên và dân số của xã Mỹ Đình (có 228,20 ha diện tích tự nhiên và 23.987 nhân khẩu); phường Mỹ Đình 2 trên cơ sở một phần diện tích tự nhiên và dân số của xã Mỹ Đình (có 197 ha diện tích tự nhiên và 26.991 nhân khẩu).
Phường Cầu Diễn trên cơ sở một phần diện tích tự nhiên và dân số của Thị trấn Cầu Diễn; phần diện tích và dân số còn lại của xã Mỹ Đình (có 179,22 ha diện tích tự nhiên và 28.172 nhân khẩu); phường Phương Canh trên cơ sở một phần diện tích tự nhiên và dân số của xã Xuân Phương (có 260,76 ha diện tích tự nhiên và 20.243 nhân khẩu); phường Xuân Phương trên cơ sở phần diện tích tự nhiên và dân số còn lại của xã Xuân Phương (có 275,58 ha diện tích tự nhiên và 13.809 nhân khẩu).
Như vậy, sau khi chia tách, TP Hà Nội sẽ có 30 đơn vị hành chính huyện, quận, thị xã (gồm 12 quận, 1 thị xã, 17 huyện); 584 đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn (gồm 386 xã, 177 phường, 21 thị trấn).
Trước đó, giải trình với HĐND TP về tên gọi của 2 quận mới, UBND TP Hà Nội cho biết, qua thực hiện quy trình lấy ý kiến của nhân đã có 65.473 cử tri đại diện hộ nhất trí với dự kiến đặt tên 2 quận là quận Bắc Từ Liêm và quận Nam Từ Liêm, đạt tỷ lệ 90,5 % so với tổng số người tham dự hội nghị hoặc được xin ý kiến trực tiếp bằng phiếu (đạt tỷ lệ 74,7% so với tổng số hộ trong toàn huyện).
100% đại biểu HĐND xã, thị trấn dự họp của 16/16 xã, thị trấn; 32/33 đại biểu HĐND huyện Từ Liêm dự họp đã nhất trí với tên hai quận là Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm. Tên hai quận là Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm đảm bảo kế thừa yếu tố lịch sử, cội nguồn, kế thừa truyền thống đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới của huyện đối với các thế hệ công dân của hai quận sau khi điều chỉnh địa giới hành chính.
Theo Xahoi
Hà Nội được phép tách huyện Từ Liêm thành 2 quận
Trong kỳ họp sắp tới (từ ngày 2 đến 6/12/2013), HĐND TP Hà Nội sẽ xem xét thông qua đề án chia tách huyện Từ Liêm thành hai quận mới.
Vị trí huyện Từ Liêm
Chiều nay, tại buổi họp báo giới thiệu nội dung kỳ họp HĐND TP Hà Nội (dự kiến diễn ra từ ngày 2 đến 6/12), ông Nguyễn Hoài Nam, trưởng Ban pháp chế HĐND TP Hà Nội, cho biết tại kỳ họp này HĐND TP sẽ xem xét thông qua đề án chia tách địa giới hành chính huyện Từ Liêm.
"Chúng tôi cũng vừa mới nhận được văn bản của Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận của Thủ tướng đồng ý về mặt chủ trương điều chỉnh địa giới hành chính huyện Từ Liêm thành hai quận gồm 23 phường" - ông Nam cho biết.
Theo ông Nam, sau khi Chính phủ đồng ý về mặt chủ trương, theo quy định của luật, đề án này sẽ được các cấp HĐND từ xã, huyện Từ Liêm đến TP cho ý kiến thông qua đề án.
"Sau khi thông qua sẽ trình Bộ Nội vụ thẩm định và trình Chính phủ quyết định. Về tên hai quận hiện nay vẫn đang đề xuất, chưa có thống nhất chính thức" - ông Nam cho biết thêm.
Theo ghi nhận, trước khi Hà Nội mở rộng địa giới hành chính, huyện Từ Liêm nằm ở khu phía tây thủ đô.
Sau khi mở rộng, huyện Từ Liêm trở thành khu vực trung tâm của Hà Nội với hàng loạt khu đô thị, trung tâm hành chính, thương mại. Về địa lý, huyện Từ Liêm hiện nay tiếp giáp hai huyện Hoài Đức, Đan Phượng về phía tây; giáp quận Cầu Giấy, Tây Hồ, Thanh Xuân về phía đông; giáp quận Hà Đông về phía nam và giáp huyện Đông Anh về phía bắc.
Hiện nay huyện Từ Liêm có 16 đơn vị hành chính cấp xã, phường, trong đó có một thị trấn là Cầu Diễn và 15 xã gồm Cổ Nhuế, Đại Mỗ, Đông Ngạc, Liên Mạc, Mễ Trì, Minh Khai, Mỹ Đình, Phú Diễn, Tây Mỗ, Tây Tựu, Thượng Cát, Thụy Phương, Trung Văn, Xuân Đỉnh, Xuân Phương.
Theo Xahoi
Hà Nội thêm 2 quận mới Bắc và Nam Từ Liêm Theo đề án điều chỉnh địa giới hành chính của Từ Liêm (Hà Nội), huyện này sẽ tách ra thành 2 quận với các tên gọi Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm. Ngày 3/12, hoàn thành lấy ý kiến nhân dân về 2 quận mới Theo đó, quận Bắc Từ Liêm là phần đất ở phía bắc huyện, bao gồm diện tích...