“Thủ đô dệt may” trong cơn bĩ cực
Từng được coi là “thủ đô dệt may” nhưng ngành dệt may của Nam Định đang khó khăn với các doanh nghiệp đình trệ, người lao động đua nhau bỏ việc…
Đây là ngành có truyền thống và được xem là mũi nhọn của công nghiệp Nam Định. Theo thống kê, năm 2012, ngành dệt may Nam Định vẫn tăng trưởng khi sản xuất 47.520 tấn sợi (tăng 24,7%), 66.512 m vải (tăng 24,4%), 147.521 bộ quần áo may sẵn (tăng 34,6%), 12.504 bộ quần áo dệt kim (tăng 26%).
Các cơ sở dệt may thiếu công nhân vì lương quá thấp – Ảnh: Hoàng Long
Nhưng thực tế không đẹp như con số. Khảo sát của chúng tôi tại hơn 50 doanh nghiệp cho thấy tất cả đang ở trong thời điểm khó khăn nhất từ trước đến nay.
Theo Sở Công thương Nam Định, giữa năm 2011, Nam Định còn 158 doanh nghiệp, đơn vị dệt may thì nay chỉ còn 115, trong đó nhiều đơn vị đang dừng sản xuất.
Ông Nguyễn Thế Minh, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP dệt may Sơn Nam, doanh nghiệp dệt lớn nhất Nam Định hiện nay cho biết: “Nếu cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1995-1997 là cơn lốc đánh sụp hầu hết các doanh nghiệp dệt, gần như làm mất tên “thành phố dệt” thì năm 2012 có cơn lốc số 2 đưa số doanh nghiệp còn lại vào cảnh khốn cùng. Ngoài chúng tôi, chỉ còn Công ty CP Dệt lụa và Công ty CP Dệt Nam Định là còn duy trì hoạt động, còn lại hầu như tê liệt”.
Không chỉ dệt, ngành may mặc Nam Định cũng đang gặp khó khăn. Ông Trần Văn Liệu, Trưởng phòng Công nghiệp, Sở Công thương Nam Định cho biết: “Theo số liệu thì sản xuất tăng trưởng nhưng hàng hóa không bán được mà tồn kho. Có doanh nghiệp phải đi thuê kho mới chứa hết hàng tồn vì đơn hàng bị hủy”.
Video đang HOT
Cũng theo ông Liệu, kể cả có bán được hàng thì lãi cũng không bao nhiêu vì đầu vào như sợi, vải, lương công nhân, xăng, dầu, điện… đều tăng giá trong khi đơn giá gia công lại giảm. Nhiều doanh nghiệp thậm chí phải sản xuất dù lỗ để “nuôi” khách hàng và chờ thời, bởi nếu dừng sản xuất thì coi như phá sản, khách hàng tìm đối tác khác, công nhân cũng không trở lại nữa…
Lao động dệt may khốn đốn
Tại Công ty TNHH May Garnet, chị Phạm Thị Hải, công nhân xưởng 2 cho biết trong năm chị đã chuyển việc qua 3 công ty may nhưng ở đâu cũng chỉ trả khoảng 3 triệu đồng/tháng, tiền lương không đủ nuôi 2 con đang ăn học.
Tại khu trọ ở thôn Mỹ Trọng, xã Mỹ Xá, TP.Nam Định, chị Lê Thị Thúy cho biết: “Công nhân may chỉ dám thuê nhà giá thấp nhất là 350.000 đồng mỗi tháng. Đến bữa cơm như ăn chay bây giờ cũng phải vài phòng góp lại nấu chung để tiết kiệm chi phí”.
Căn phòng 10 m2 của họ có tới 4 người ở, họ bảo “ở đông cho ấm” để vừa đỡ tiền nhà, vừa giảm được tiền điện…
Tương tự, vợ chồng anh chị Trần Văn Thụ – Nguyễn Thúy Liễu, công nhân dệt may tại Cụm công nghiệp An Xá, cũng thuê trọ tại thôn Mỹ Trọng cho biết tổng thu nhập của 2 vợ chồng gần 6 triệu, trừ tiền nhà, tiền ăn… mất hơn 5 triệu. Tết năm nay thấy nói chỉ được thưởng 300.000 đồng nên “không biết có mua được cho con bộ quần áo không”…
Theo TNO
Kỳ 4: Nỗi buồn dệt may
Dệt may là ngành đứng đầu về xuất khẩu của cả nước, nhưng đấy chỉ là chiếc vương miện ảo, bởi lợi nhuận thực sự thu về rất thấp so với kim ngạch xuất khẩu.
Dệt may Việt Nam đa số vẫn gia công nên giá trị thu về khá thấp - Ảnh: D.Đ.Minh
Năm 2012, Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) ước tính ngành dệt may xuất khẩu đạt 17,1 tỉ USD, tăng gần 8% so với năm 2011. Đây là năm thứ 4 liên tiếp ngành dệt may dẫn đầu về xuất khẩu của cả nước. Thế nhưng, các doanh nghiệp (DN) dệt may vẫn không vui bởi lợi nhuận của họ đang teo tóp đi.
Thặng dư ảo
Để phát triển nguyên phụ liệu cho ngành dệt may, da giày, phải có chính sách phát triển cụ thể của nhà nước... Nếu không có dệt, nhuộm hay thuộc da thì làm sao đủ cung cấp vải cho ngành may hay da cho ngành da giày
Ông Lê Quang Hùng - Chủ tịch HĐQT Công ty May Sài Gòn
Việt Nam nằm trong danh sách 10 quốc gia dẫn đầu xuất khẩu hàng dệt may trên thế giới. Theo Vitas, giá trị thặng dư của toàn ngành thu về năm 2012 ước đạt 8,4 tỉ USD (lấy tổng kim ngạch xuất khẩu trừ đi kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu phục vụ cho xuất khẩu), tăng so với năm 2011 dù chưa nhiều. Nhưng theo số liệu của Tổng cục Hải quan thì thặng dư chỉ bằng một nửa. Cụ thể, tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may đạt 15,09 tỉ USD, kim ngạch nhập khẩu gần 11 tỉ USD, giá trị thặng dư chỉ còn 4,09 tỉ USD.
Ông Phạm Xuân Hồng - Phó chủ tịch Vitas - khẳng định các loại vải chính để sản xuất hàng xuất khẩu đa số vẫn phải nhập khẩu. Nguyên phụ liệu trong nước mới chỉ đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu sản xuất của ngành dệt may nên giá trị thặng dư của ngành khó được cải thiện. Một số DN cho biết giá trị xuất khẩu của Việt Nam chưa sát thực tế vì nhiều đơn hàng gia công nhưng khi xuất khẩu vẫn được ghi thành giá FOB (chủ động mua nguyên liệu để sản xuất rồi bán thành phẩm) theo yêu cầu của phía nhập khẩu. Điều này làm tăng giá trị xuất khẩu nhưng giá trị thu về thật sự vẫn ở mức thấp. Ví dụ: đơn giá gia công tại Việt Nam cho áo sơ mi từ 1,5 - 2 USD/áo, nếu kê khai thành FOB thì giá lên khoảng 5 - 6 USD/áo nhưng trong đó, có tới 4 - 5 USD chỉ là "số ảo". Thực tế, số DN sản xuất theo mô hình FOB chỉ chiếm dưới 30% trong tổng số hơn 4.000 DN dệt may cả nước. Đó là chưa kể, trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam thì các DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm đến 55%. Như vậy các DN trong nước chỉ còn thu về số tiền nhỏ.
Giám đốc một DN dệt may chuyên sản xuất hàng gia công tại Q.Gò Vấp, TP.HCM thú nhận năm 2012, chỉ có những DN sản xuất hàng FOB hoặc những đơn vị gia công lớn mới đạt lợi nhuận. Còn nhiều đơn vị khác chủ yếu hòa vốn hoặc có lợi nhuận không đáng kể. Bản thân DN này cũng gặp nhiều khó khăn và từ gần 200 công nhân đến nay chỉ còn khoảng vài chục người vì càng làm càng bị lỗ. Từ đó có thể thấy, những con số xuất khẩu ấn tượng được công bố nói trên không có ý nghĩa gì đối với ông hay các công nhân của mình.
Thách thức nội địa hóa sản xuất
Dự báo năm 2013, tổng doanh số tiêu thụ hàng dệt may trên toàn thế giới đạt 713 tỉ USD (tăng 2,3% so với năm 2012). Trong đó Mỹ sẽ nhập khẩu khoảng 103 tỉ USD, EU nhập khoảng 234 tỉ USD, Nhật Bản nhập khẩu 49 tỉ USD, Hàn Quốc khoảng 10,5 tỉ USD và các thị trường còn lại khoảng 315 tỉ USD. Theo kế hoạch, ngành dệt may Việt Nam phấn đấu xuất khẩu từ 18,8 - 19,3 tỉ USD, tăng từ 8 - 10% so với năm 2012.
Để gia tăng giá trị xuất khẩu, các DN chỉ có thể thay đổi phương thức sản xuất từ gia công sang FOB nhưng điều đó không dễ. Bởi ngoài nhân sự, tài chính thì một nguyên nhân không kém phần quan trọng là nguồn nguyên phụ liệu phải được sản xuất trong nước. Theo ông Lê Tiến Trường - Phó chủ tịch Vitas - toàn ngành sẽ phấn đấu trong năm 2013 gia tăng tỷ lệ nội địa hóa để giá trị thặng dư thu về đạt hơn 50%. Để làm được điều đó, Tập đoàn dệt may Việt Nam đã và đang đẩy mạnh đầu tư cho lĩnh vực sản xuất dệt, nhuộm. Nhưng việc đầu tư đó vẫn chưa theo kịp tốc độ phát triển của ngành may.
Ông Lê Quang Hùng, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần SX-TM May Sài Gòn kể: đầu năm nay, một khách hàng đã chấp nhận cho công ty này mua vải tại Việt Nam với doanh số khoảng 1 triệu USD - chiếm 20% doanh số của khách hàng. Đây là lần đầu tiên khách hàng nước ngoài đồng ý cho công ty này sử dụng nguyên liệu trong nước. Dù chỉ mới đạt một phần nhưng cũng là tín hiệu đáng mừng cho DN FOB. Tuy nhiên, ông đang lo lắng vì khó đáp ứng được yêu cầu của khách hàng khi ngành dệt trong nước chưa phát triển kịp ngành may. "Để phát triển nguyên phụ liệu cho ngành dệt may, da giày, phải có chính sách phát triển cụ thể của nhà nước. Tôi được biết nhiều DN dệt, nhuộm hay thuộc da đi đến đâu cũng bị địa phương từ chối vì sợ ô nhiễm môi trường. Nếu không có dệt, nhuộm hay thuộc da thì làm sao đủ cung cấp vải cho ngành may hay da cho ngành da giày", ông Lê Quang Hùng nói.
Một chuyên gia trong ngành dệt may phân tích, Việt Nam đang đàm phán Hiệp định thương mại Đối tác xuyên châu Á - Thái Bình Dương (TPP). Nếu TPP được thực hiện, ngành dệt may sẽ đứng trước cơ hội rất lớn khi Việt Nam là một trong 9 thành viên của TPP hiện nay. Tuy nhiên, để được ưu đãi như miễn thuế vào Mỹ, Canada, dệt may Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện cụ thể như tỷ lệ nội địa hóa đạt khoảng 60% hoặc các nguyên phụ liệu phải diễn ra trong khuôn khổ các nước tham gia TPP. Trong khi đó, nguyên liệu sản xuất dệt may của Việt Nam chủ yếu nhập từ Trung Quốc và một số nước ASEAN. Với tình hình như hiện nay, tỷ lệ nội địa hóa đó sẽ khó đạt được, ngành dệt may khó tận dụng được lợi thế của TPP dù có thể phải hy sinh nhiều ngành thương mại khác khi đàm phán tham gia hiệp định này.
Theo TNO
Dệt may dự kiến xuất khẩu 2 tỷ USD năm 2013 Lãnh đạo Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) tin tưởng toàn ngành sẽ tạo thêm 200.000 việc làm mới, riêng đơn vị đặt mục tiêu tăng thu nhập bình quân của người lao động thêm 5%. Dệt may năm 2012 có tăng trưởng nhưng nhìn chung doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn. Ảnh: Anh Quân Tại buổi họp báo diễn ra...