Thủ Dầu Một – Thành phố đầu tiên của Bình Dương trở lại “bình thường mới”
Lộ trình trở về trạng thái “bình thường mới” tại TP Thủ Dầu Một sẽ được bắt đầu từ ngày 10/9.
Người dân ở phường nào được lưu thông trong phường đó, sang tuần thứ 2 cả thành phố sẽ được thông thương.
Người dân TP Thủ Dầu Một sẽ trở lại trạng thái “bình thường mới” từ ngày 10/9.
Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi vừa thống nhất phương án cho TP Thủ Dầu Một trở về trạng thái “bình thường mới”. Theo đó, trong tuần đầu tiên bắt đầu từ ngày 10/9, người dân phường nào sẽ hoạt động ở phạm vi phường đó.
Tuần tiếp theo, người dân 14 phường trong thành phố sẽ được thông thương. Các chợ truyền thống và những siêu thị được mở cửa nhưng các tiểu thương bắt buộc phải tiêm vắc xin và thực hiện đúng quy định 5K của Bộ Y tế.
Video đang HOT
Tuy nhiên, TP Thủ Dầu Một sẽ không tiếp nhận người dân đến từ các địa phương đang là “vùng đỏ” như TP Thuận An, TP Dĩ An và thị xã Tân Uyên.
Thời gian gần đây, TP Thủ Dầu Một liên tục lấy mẫu xét nghiệm truy quét F0. Chỉ còn một số phường xuất hiện F0 nhưng số lượng rất ít, cơ bản tiêm vắc xin đạt gần 90% cho người dân từ đủ 18 tuổi trở lên.
Bí thư Nguyễn Văn Lợi quán triệt tinh thần “chưa tiêm vắc xin thì chưa ra đường”. Do vậy, thành phố chỉ cho phép người dân lưu thông trong vùng xanh sau khi đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin, đã tiêm một mũi vắc xin kèm theo điều kiện xét nghiệm âm tính SARS-CoV-2, và các trường hợp F0 xuất viện trở về địa phương.
Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương yêu cầu mỗi phường phải có một trạm y tế cố định, 3 trạm y tế lưu động và 4 xe cấp cứu. Bên cạnh đó cần có kế hoạch cụ thể để đưa thành phố trở về trạng thái “bình thường mới”, không để dịch bệnh tái bùng phát. Nếu xuất hiện dịch bùng phát trở lại thì phải chủ động xử lý kịp thời.
Cần thí điểm thành lập trạm xá ở các cụm khu công nghiệp, công ty. Khu vực có từ 5.000 – 7.000 công nhân sẽ thành lập một trạm xá chăm sóc sức khỏe cho công nhân, người lao động.
Bình Dương: Trung chuyển 17.000 F0 "chia lửa" cho hai địa phương vùng đỏ
Để giảm tải tại "điểm nóng" TP Thuận An và thị xã Tân Uyên, Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 quyết định trung chuyển 17.000 F0 đến các huyện, thị xã, thành phố phía bắc có cơ sở y tế tốt hơn.
17.000 F0 được chuyển từ TP Thuận An và thị xã Bến Cát đến nơi cách ly mới có cơ sở vật chất tốt hơn (Ảnh minh họa).
Ngày 24/8, UBND tỉnh Bình Dương quyết định trung chuyển 17.000 ca F0 tại Bình Dương từ "vùng đỏ" phía nam của tỉnh đến các khu cách ly, điều trị của các huyện, thị xã, thành phố phía bắc (TP Thủ Dầu Một, thị xã Bến Cát, huyện Bàu Bàng, Dầu Tiếng, Phú Giáo, Bắc Tân Uyên), nơi có cơ sở vật chất tốt hơn.
Việc làm này nhằm "chia lửa" cho hai địa phương có nhiều ca nhiễm là TP Thuận An (điều chuyển 10.000 ca F0) và thị xã Tân Uyên (7.000 ca).
Bình Dương đang thực hiện chiến lược xét nghiệm diện rộng đợt 2 trong cộng đồng nên dự kiến số ca F0 trong những ngày tới tăng cao, UBND tỉnh đã giao lực lượng quân sự chủ trì, phối hợp với công an tỉnh, các sở ngành và các địa phương để ưu tiên điều chuyển ít nhất 50% ca F0 được phát hiện mới lấp đầy tuyến tỉnh trước, số còn lại địa phương đảm nhiệm.
Các cơ sở cách ly được yêu cầu thiết lập bộ máy như bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân Covid-19, phải có nhân lực y tế và trang bị thiết bị, thuốc cơ bản; có ưu tiên chỗ ở, khám bệnh cho người có bệnh lý nền, người già, trẻ em và phụ nữ mang thai... Đồng thời, các cơ sở cách ly cũng phải thông tin, tuyên truyền tới người bệnh F0 để họ hiểu, hợp tác.
Bình Dương hiện có 146 khu cách ly, 21 khu điều trị bệnh nhân Covid-19. Tỉnh liên tục đưa vào hoạt động, mở rộng các khu điều trị dã chiến, các bệnh viện dã chiến ở các huyện "vùng xanh"; huy động thêm các bệnh viện đa khoa tư nhân tham gia điều trị bệnh nhân Covid-19.
Bình Dương đang thực hiện "khóa chặt, đông cứng" ở nhiều phường tại TP Thuận An, Dĩ An và thị xã Tân Uyên (Ảnh: Phạm Nguyễn).
Liên quan đến công tác phòng chống dịch bệnh, Thường trực Tỉnh ủy yêu cầu cấp ủy, chính quyền các địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị 16. Đặc biệt, ở 3 địa phương đang thực hiện "khóa chặt, đông cứng" là TP Thuận An, Dĩ An và thị xã Tân Uyên, lực lượng công an, quân sự phải tăng cường tuần tra, kiểm soát 24/24 giờ để thực hiện nghiêm việc khóa chặt, không để xảy ra trường hợp "chặt ngoài, lỏng trong".
Ở địa bàn thực hiện "khóa chặt, đông cứng", ngành y tế phải tận dụng thời gian thực hiện tốt công tác xét nghiệm bóc tách toàn bộ F0 ra khỏi cộng đồng. Phối hợp với các địa phương tổ chức các đội lấy mẫu lưu động đến từng khu phố, nhà dân để lấy mẫu.
Sau khi có kết quả khẳng định, các địa phương nhanh chóng chuyển F0 vào các cơ sở cách ly, điều trị còn hồ sơ, thủ tục sẽ hoàn thiện sau.
Từ đợt dịch thứ 4 đến ngày 23/8, Bình Dương ghi nhận 73.425 ca mắc Covid-19, có 31.085 bệnh nhân Covid-19 được điều trị khỏi bệnh, xuất viện.
350 cán bộ, sinh viên ĐH Y Hà Nội đến Bình Dương hỗ trợ chống dịch 350 người là cán bộ các chuyên ngành và sinh viên năm cuối của Đại học Y Hà Nội đã được tăng cường về tỉnh Bình Dương để hỗ trợ công tác phòng chống dịch. Trưa nay (6/7), đoàn hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh của Đại học Y Hà Nội đã đến tỉnh Bình Dương để phối hợp với ngành y tế...