Thú chơi kinh dị: Nuôi cá hổ Congo
Loại cá hổ Congo với bộ răng dài và nhọn hoắt, đủ làm rùng mình ngay cả người dũng cảm nhất, giờ thành.. vật nuôi cưng của dân chơi HN.
Loại cá sát thủ với bộ răng sói dài và nhọn hoắt, đủ làm rùng mình ngay cả người dũng cảm nhất, giờ trở thành.. vật nuôi cưng của dân chơi Hà Nội.
Chán những loại cá đẹp đẽ, truyền thống dù rất đắt tiền như cá rồng, cá koi… mốt một thời đã qua của dân chơi cá cảnh Hà Nội lại là những loại thủy quái dữ dằn, điển hình là cá hổ Congo (Tigerfish Goliath).
Cận cảnh bộ răng sói của loài thủy quái hổ Congo
Loại cá này là họ hàng khổng lồ của loài cá ăn thịt khét tiếng Piranha. Chúng có nhiều ở lưu vực sông Congo, sông Lualaba, hồ Upemba và hồ Tanganyika thuộc châu Phi. Kích cỡ cực đại ngoài tự nhiên của loài cá này có thể lên đến gần 2m, nặng cả tạ.
Vũ khí kinh khủng nhất của cá hổ Congo chính là hàm răng sắc nhọn như răng chó sói, mọc chìa toàn bộ ra ngoài vành môi. Một con cá hổ Congo trưởng thành chỉ cần cắm ngập những chiếc răng nhọn dài tới 6cm và lắc mạnh người, là có thể dứt đứt cả một mảng thịt lớn của con mồi.
Thật không may là loài cá này lại rất tinh ranh, hung dữ và tham lam. Cậy vào thị lực cực tốt và tốc độ bơi cao, chúng đơn độc ẩn mình trong những dòng nước khuất và chảy siết, tấn công con mồi một cách đột ngột. Trên các con sông châu Phi, người ta bắt gặp xác nhiều loài cá và động vật cỡ nhỏ bị táp đứt nham nhở- đích thị phần lớn là nạn nhân của cá hổ Congo.
Việc đánh bắt loài cá này bằng lưới là gần như vô vọng, chỉ có thể câu nhử chúng bằng thịt tươi, tuy nhiên, ngay cả việc này cũng không dễ dàng gì. Việc câu được một con cá hổ Congo luôn được coi là “ chiến tích lẫy lừng” của các cần thủ thế giới.
Quay trở lại với thú nuôi loài thủy quái này của dân chơi Hà Nội, sau khi nuôi chán các loại cá đắt tiền song thiếu cá tính như cá rồng, cá koi… nhiều người chuyển gu sang chơi các loại cá nước ngọt sát thủ, mà cá hổ Congo là lựa chọn số 1.
Một số người mua cá hổ Congo từ khi chỉ bé bằng ngón tay về nuôi, hiện nay đã to cỡ bắp tay người lớn. Anh Đ (nhà tại phố Yên Phụ) thừa nhận: “Giờ vệ sinh bể tôi không dám thò tay vào mà phải dùng cây cọ bể có cán. Mấy con cá hổ Congo dù mới chỉ bằng bắp tay, nhưng nhìn bộ răng của chúng đã đủ hãi…” và thích thú hình dung: “Tôi cho chúng ăn rất nhiều, để mau lớn. Chắc chắn nuôi trong bể sẽ không đạt được kích thước như ngoài tự nhiên, song chỉ cần chúng to cỡ 1m đã là quá tuyệt”.
Một vài hình ảnh về loài thủy quái hổ Congo ở ngoài tự nhiên:
Chỉ bé bằng ngón tay khi chào đời…
Nhưng trong môi trường sông hồ tự nhiên rộng lớn, cá hổ Congo trưởng thành có thể đạt kích thước từ 1m8-2m, nặng tới 100kg.
Hãy thử tưởng tượng, bạn đang lặn ngụp dưới sông và bất chợt bắt gặp bộ răng này.
Một bộ sưu tập đầu cá hổ Congo, trông giống như cảnh trong phim kinh dị Mỹ.
Video đang HOT
Thật khó tin là loài thủy quái này có thể một thời chui vào các bể cá cảnh của dân chơi Hà Nội.
Xương đầu cá hổ Congo.
Đây có thể coi là một trong những loài cá nước ngọt kỳ dị nhất hành tinh.
Anh Quân
Theo An ninh Thủ đô
Những chuyện thần bí về đạo sĩ ẩn tu giữa rừng 2 lần hạ sát rắn hổ mây khổng lồ
Ông Ba Lưới cũng như các đạo sĩ vùng Thất Sơn đều giỏi võ rắn, nên cách thức tấn công của rắn, ông đều nắm được.
Người nổi tiếng nhất vùng Thất Sơn chính là ông Ba Lưới, vị đạo sĩ ẩn tu hơn 80 năm trong rừng sâu núi Cấm. Đạo sĩ Ba Lưới đã qua đời mấy năm trước, nhưng tên tuổi của ông gắn với dải Thất Sơn, đặc biệt là những câu chuyện liên quan đến rắn hổ mây khổng lồ. Tên tuổi ông, trận thư hùng của ông với cọp dữ và 2 rắn hổ mây khổng lồ không phải là truyền thuyết, mà là sự thật. Tên của ông, trận huyết chiến với hổ và rắn khổng lồ của ông đã đi vào huyền thoại Thất Sơn, trong ký ức của người dân quanh bảy ngọn núi này.
80 năm tu luyện trên đỉnh núi
7 năm trước, khi tìm hiểu những câu chuyện thần bí về Thất Sơn, tôi có duyên được gặp đạo sĩ Ba Lưới, khi ông tròn 100 tuổi. Từ đầu ấp Thiên Tuế, phải cuốc bộ xuyên rừng, mới đến nơi ông ẩn tu. Ông coi nơi mình ở là "tuyệt tình cốc" với cái tên Long Hổ Hội, nằm trên một mỏm núi chênh vênh.
Mặc dù khi đó, năm 2012, đạo sĩ Ba Lưới đã 100 tuổi, nhưng vẫn cực kỳ khỏe mạnh, minh mẫn. Dáng người cao lênh khênh, từng bước đi vững chắc vác bao thuốc trên vai từ rừng ra. Với chiếc khăn quấn mái tóc, bộ râu trắng như cước, ông ngồi gác chân, mắt nhìn xa xăm vào đại ngàn và kể những huyền thoại Thất Sơn tưởng như không bao giờ hết được.
Ông Ba Lưới tên thật là Nguyễn Văn Y, quê ở Chợ Mới (An Giang). Ông sinh ra trong một gia đình đông đúc anh em, nghèo đói và thất học. Cuộc sống gia đình nổi nênh theo con nước, rày đây mai đó, đối mặt với giặc giã, bom đạn, rồi thiếu ăn.
Năm 19 tuổi, chán cảnh sông nước, chẳng làm được trò trống gì lớn lao, lại nghe trên núi Thất Sơn có nhiều đạo sĩ ẩn danh tu luyện mà thành tiên, làm được những việc kinh thiên động địa, nên chàng trai Nguyễn Văn Y đã bỏ thuyền, vác lưới lên núi Cấm tìm thầy học đạo.
Phóng viên và đạo sĩ Ba Lưới trước căn chòi ông tu ẩn trong rừng già trên núi Cấm.
Thời đó, với những người sống nhờ sông nước, thì thứ bên mình không thể thiếu là tấm lưới. Có tấm lưới bên mình, thì lang bạt kỳ hồ thế nào cũng sống được qua ngày. Thấy chàng trai to cao cường tráng Nguyễn Văn Y vác lưới lên đỉnh núi Cấm, mấy đạo sĩ cười nghiêng ngả.
"Tui có biết núi non là cái gì đâu mà biết trên núi không có cá. Có vậy người ta mới gọi tui là Ba Lưới". Cái tên Ba Lưới gắn với ông từ những năm 1930 của thế kỷ trước là vì như thế. Chẳng ai biết đến tên thật Nguyễn Văn Y của ông.
Thời kỳ đó, vùng Thất Sơn, đặc biệt là Thiên Cấm Sơn có một số đạo sĩ tu luyện. Họ sống ẩn dật trong rừng. Hầu hết trong số họ là các sĩ phu và cư sĩ yêu nước. Ban ngày họ cuốc đất làm nương, ban đêm đốt lửa hoặc lợi dụng ánh trăng để đọc sách, tu thiền và luyện võ nghệ.
Các đạo sĩ ở núi Cấm ẩn tu nhưng không theo đạo nào. Họ chỉ thực hành tu thân để làm điều lành, tránh cái ác. Điều đặc biệt là bất kỳ ai sống ở trong rừng, trên núi đều phải luyện võ. Không có võ nghệ, họ không thể chống lại được thú dữ. Không có sức khỏe phi thường, không thể tồn tại nổi ở chốn rừng thiêng nước độc.
Là người lên núi Cấm đúng lúc có nhiều cao nhân ẩn tu, nên ông Ba Lưới học được nhiều thứ bổ ích. Người thầy đầu tiên của ông là đạo sĩ Trường Sơn. Nhắc đến người thầy đầu tiên của mình, ông Ba Lưới chợt rưng rưng. Cho đến khi nhắm mắt, ông vẫn không được biết người thầy đầu tiên của ông tên thực sự là gì, ở đâu đến, thân thế và sự nghiệp ra sao. Ông đột ngột xuất hiện ở một hang đá trên núi Cấm. Dạy thuốc và võ cho học trò Ba Lưới được vài năm, rồi ông đột ngột biến mất, không để lại lời nhắn gì.
Trong khi các đạo sĩ khác đều vang danh giang hồ, có học trò khá nhiều, đệ tử khắp nơi, thì đạo sĩ Trường Sơn chỉ có duy nhất một mình Ba Lưới. Ông chủ yếu dạy Ba Lưới về các cây thuốc, đạo lý ở đời. Cũng chính vì được cao nhân dạy thuốc, mà đạo sĩ Ba Lưới là thầy thuốc Nam nổi tiếng nhất vùng Nam Kỳ Lục Tỉnh trong suốt bao nhiêu năm nay.
Môn thuốc giỏi nhất của ông là trị rắn cắn. Bất kỳ loài rắn độc nào cắn, từ hổ chúa đến hổ mây, nọc độc giết được cả voi, nhưng cũng phải chịu thua bài thuốc của ông Ba Lưới. Đã có cả ngàn trường hợp được ông cứu mạng ở quanh vùng Thất Sơn nổi tiếng nhiều rắn rết này.
Đạo sĩ Ba Lưới năm 2012, khi ông tròn 100 tuổi.
Về võ, người thầy đặc biệt ấy cũng chỉ truyền dạy cho ông Ba Lưới duy nhất một thế võ, mà ông gọi là "Bình phong lạc nhạn". Dạy xong, ông bảo: "Thầy cho con thanh danh tính được, con có thành tài hay không thì phải kiên trì tìm thêm thầy thêm bạn để học, mới tiến bộ được".
Đạo sĩ Ba Lưới bảo: "Thầy dạy có một thế võ, không được học nhiều, tui thấy buồn lắm. Nhưng tin thầy mình, nên tui cũng chịu khó rèn luyện. Càng học, tui càng thấy thế võ này biến hóa kỳ ảo, khôn lường. Suốt 80 năm rèn luyện, suy ngẫm, tui vẫn chưa hiểu hết được sự kỳ ảo của nó đâu".
Sau khi đạo sĩ Trường Sơn biến mất khỏi núi Cấm, đạo sĩ Ba Lưới cũng theo học nhiều môn võ khác, theo nhiều thầy, nhiều bạn. Ông học cả môn võ siêu hình (hay còn gọi là võ thần) do đạo sĩ Đoàn Minh Huyên (hiện được phong là Phật Thầy Tây An) sáng tạo, truyền dạy cho các đệ tử. Khi thuần thục môn võ này, võ sư có thể biến hóa như thần, chớp mắt ở chỗ này, nhưng chớp mắt đã ở chỗ khác. Rồi ông còn tìm hiểu cả môn võ thiên linh của đệ tử đạo sĩ Đơn Hùng Tín. Cả môn võ rồng của đạo sĩ Hùng Đởm, ông cũng tìm hiểu.
Tuy nhiên, ông không học sâu những môn võ này. Giờ mấy môn võ kỳ lạ đó cũng đã thất truyền. Thế nhưng, khi học những môn võ khác, ông càng sáng tỏ hơn quyền năng thượng thừa của thế võ Bình phong lạc nhạn.
Thế võ này chủ đạo đánh trên không. Võ sĩ nhảy lên không trung, tung ra đủ 3 cước thì mới đạt mức cơ bản. Để luyện môn võ này, hàng ngày ông Ba Lưới phải gánh hoặc vác những cục đá có trọng lượng 150-200kg và chạy băng băng lên dốc núi. Khi tập trung năng lượng cơ thể, ông có thể nhảy từ vồ (mỏm đá) núi này sang vồ núi kia cách xa chục mét.
Theo đạo sĩ Ba Lưới, ở vùng Bảy Núi này, vài chục năm trước, không ít người bị hổ ăn thịt, rắn nuốt chửng. Đặc biệt nhiều là bị lợn rừng húc chết. Nhiều người bị lợn độc chiếc húc thành tật vẫn sống đến bây giờ. Với những người học võ, họ không sợ rắn và hổ bằng lợn rừng. Hổ và rắn tấn công người thường theo một thói quen và người học võ đều nắm được để tránh và ra đòn phản công. Thế nhưng, lợn rừng tấn công người chẳng theo quy luật nào cả, cứ lao vào húc người bừa bãi.
Thế Bình phong lạc nhạn của đạo sĩ Ba Lưới, với cú nhảy vọt lên không trung để tấn công đối phương, đã phát huy tác dụng khi phòng thủ và tấn công các loài thú, đặc biệt là những con lợn rừng độc chiếc nặng cả tạ, với chiếc răng nanh nhọn hoắt.
Trong đời đạo sĩ Ba Lưới, ông đã hạ không biết bao nhiêu lợn rừng tìm cách giết ông. Ông cũng đã hạ thủ một con cọp nặng 200kg chỉ bằng tay không. Tuy nhiên, hai lần tiêu diệt rắn hổ mây khổng lồ đã đưa ông trở thành đạo sĩ nổi tiếng, vang danh nhất vùng Bảy Núi huyền thoại.
Bình phong lạc nhạn hạ thủ rắn khổng lồ
Theo đạo sĩ Ba Lưới, rắn hổ mây khổng lồ là loài có thực, chứ không phải huyền thoại. Ở vùng Thất Sơn này, không chỉ có rắn hổ mây là loài khổng lồ, mà còn nhiều loài khác rất lớn. Trong đó, loài bò sát khủng khiếp nhất, mà ít người biết đến ngoài các đạo sĩ ẩn cư trong vùng Bảy Núi, đó là con phướn.
Loài vật này mang hình dáng giống hệt hổ mây, nặng cả tạ, sống trên các đọt cây, phóng đi rất nhanh. Con phướn chỉ khác rắn hổ mây khổng lồ ở cái mình màu đen (hổ mây hơi mốc vàng) và cái đầu dẹt như cá trê. Con phướn rất ít khi xuất hiện. Tuy to lớn, nhưng nó lại rất nhút nhát.
Khoảng thập kỷ 50 thế kỷ trước, con phướn xuất hiện nhiều, ông Ba Lưới vẫn gặp liên tục, nhưng khoảng những năm 80 của thế kỷ trước không ai nhìn thấy nó nữa. Theo như mô tả của đạo sĩ Ba Lưới, tôi trộm nghĩ, có thể phướn là một loài trăn lớn nào đó.
Ở núi Cấm cũng từng tồn tại loài vật giống rết khổng lồ, to bằng bắp chân, nuốt chửng cả gà, vịt. Xưa kia, đạo sĩ Ba Lưới thường xuyên bắt con vật này nướng ăn. Thịt nó rất ngọt.
Tuy nhiên, theo đạo sĩ Ba Lưới, loài bò sát khủng khiếp nhất ở vùng Bảy Núi chính là rắn hổ mây. Khi đó, ngồi trò chuyện với tôi, đạo sĩ Ba Lưới tỏ ra hơi bực mình vì nhiều người cho rắn hổ mây là loài vật huyền thoại, hư cấu, là chuyện của bác Ba Phi.
"Tui lấy danh dự, nhân phẩm của một đạo sĩ cả đời tu tâm dưỡng tánh để khẳng định với anh rằng, rắn hổ mây khổng lồ là loài có thật, chứ không phải chuyện phiếm" - đạo sĩ Ba Lưới khẳng định với tôi như vậy.
Ở tuổi 100, đạo sĩ Ba Lưới vẫn rất khỏe mạnh, minh mẫn.
Ông lên căn chòi gỗ nơi ông tu tập mang cho tôi xem một tập tài liệu giới thiệu cầu kỳ về Thất Sơn do UBND tỉnh An Giang phát hành. Trong tập tài liệu ấy, có vài dòng nhắc đến chuyện đạo sĩ Ba Lưới, với hai lần hạ thủ rắn hổ mây khổng lồ. Việc tập tài liệu giới thiệu về Thất Sơn nhắc đến rắn hổ mây khổng lồ.
Theo đạo sĩ Ba Lưới, cả đời học võ để rèn đạo và tự vệ chứ không phải để săn muông thú. Một lần hạ sát cọp và 2 lần hạ thủ hổ mây khổng lồ, cũng đều là tự vệ trước sự tấn công của nó.
Lần hạ thủ rắn hổ mây khổng lồ đầu tiên là năm ông ngoài 30 tuổi, khoảng năm 1944. Khi đó, rừng rú vùng Thất Sơn hoang rậm, cây to vài người ôm, hổ mây có rất nhiều. Chẳng ai dám đặt chân lên những quả núi này ngoài những đạo sĩ có có võ nghệ xuất quỷ nhập thần, sở hữu nhiều bài thuốc trị rắn độc đặc hiệu. Tuy nhiên, các đạo sĩ và hổ mây đất ai người đó sống, không xâm phạm lẫn nhau. Loài hổ mây có thể nuốt chửng nhiều con vật, thậm chí cả người, nhưng tuyệt nhiên không dám tấn công các đạo sĩ.
Thời điểm đó, đạo sĩ Ba Lưới tu luyện mãi trên đỉnh núi. Nơi ông tu luyện cũng xuất hiện một con hổ mây khổng lồ. Buổi trưa, ông vẫn thấy nó cuộn thân trên những cành cây cổ thụ để ngủ trưa. Có hôm, phần đầu nó ẩn trong tán cây, mà đuôi vẫn đong đưa dưới đất.
Năm đó, tháng 4 cỏ cháy, khí hậu nóng ran, chiến tranh, bom đạn lại khốc liệt. Có lẽ do khí hậu nóng bức, con hổ mây vốn hiền lành này bỗng đổi tính đổi nết. Tầm giữa sáng, đạo sĩ Ba Lưới xách đòn gánh và mang theo cái búa xuống ấp Thiên Tuế. Chiếc đòn gánh này được đẽo từ loại gỗ tốt, một đầu nhọn, một đầu tù, ông dùng để gánh trọng lượng tới 200kg.
Đi được nửa dốc, con hổ mây khổng lồ bò ra chặn đường. Bình thường, hổ mây gặp người đều chạy mất, hoặc đường ai nấy đi, nhưng con hổ mây này lại bò ra chặn đường ông Ba Lưới, nên ông biết rằng nó sẽ tìm cách tấn công.
Đạo sĩ Ba Lưới dừng chân, nhìn thẳng vào mắt nó. Nó vẫn nằm im chặn đường ông. Ông nhặt hòn đá nhỏ ném dọa nó, tức thì nó rùng rùng chuyển động, rồi dựng đầu lên. Cái mang nó bạnh ra, cái đầu đu đưa trên không, đôi mắt nhìn thẳng đạo sĩ Ba Lưới. Đoán biết con rắn này sẽ tìm cách nuốt chửng mình, nên ông quẳng chiếc búa xuống đất, vung đòn gánh thủ thế.
Rơi vào hoàn cảnh đó, song tinh thần ông Ba Lưới không hề lung lay. Theo ông, nếu đối mặt rắn hổ mây khổng lồ, bị mất tinh thần, thì chỉ có làm mồi cho nó. Với thân hình khổng lồ, dài đến ngót chục mét, chỉ một cú phóng thân, thì không ai có thể thoát khỏi miệng nó nếu nó cố tình muốn ăn thịt.
Hình tượng rắn hổ mây khổng lồ được thờ ở Thất Sơn rất nhiều.
Vừa thủ thế, đạo sĩ Ba Lưới vừa nhìn thẳng vào mắt nó, đoán ý định và cách thức tấn công của nó. Thấy con mồi nhìn chằm chằm, cái đầu nó lắc lư, sàng qua sàng lại để tìm điểm sơ hở. Ông Ba Lưới cũng như các đạo sĩ vùng Thất Sơn đều giỏi võ rắn, nên cách thức tấn công của rắn, ông đều nắm được. Những loài rắn lớn, đặc biệt là hổ mây, khi nó nhòm về hướng nào, thì nhất định sẽ tấn công theo hướng đó.
Con rắn thè lưỡi, há miệng rồi chụp về phía đạo sĩ Ba Lưới. Đạo sĩ Ba Lưới tung người lên không tránh cú mổ trời giáng của con rắn. Lúc bật lên không trung, ông xoay một vòng, vung đòn gánh vụt một cú nẩy tay vào sống cổ con rắn.
Con rắn trúng cú đánh đau đớn nên càng giận dữ điên cuồng. Nó tiếp tục thu người, dựng đầu lên, liên tiếp nhằm mặt đạo sĩ mổ nhanh như chớp. Tuy nhiên, đạo sĩ Ba Lưới cũng nhanh như chớp tránh những cú mổ của nó. Cứ mỗi lần tránh đòn, vọt lên không trung, ông lại bật ra vài đòn gánh. Cả khoảng không gian cỏ cháy táp đi. Cảnh tượng đạo sĩ Ba Lưới đánh nhau với rắn khổng lồ chả khác gì trong những câu chuyện thần thoại.
Cuộc quần thảo với đạo sĩ Ba Lưới diễn ra chừng nửa tiếng đồng hồ mà con rắn không hề mệt. Càng đánh, nó càng tỏ ra giận dữ. Với loài rắn, chỉ cần đánh gãy sống lưng là nằm im một chỗ, nhưng con rắn này quá lớn, xương cứng như thép, lại được bọc bởi một lớp da cứng, lớp mỡ dày, nên những cú đánh trời giáng của đạo sĩ Ba Lưới không đủ sức làm gãy xương sống của nó.
Biết rằng, nếu không hạ được nó ngay, mình sẽ kiệt sức và bị nó nuốt chửng, nên đạo sĩ Ba Lưới quyết định dùng đến thế võ Bình phong lạc nhạn mà ông vẫn thường xuyên rèn luyện suốt bao năm qua. Hai chân thủ thế vững chắc, vận hết công lực vào đôi chân và đôi tay. Con rắn cũng ngóc cao đầu lấy đà quyết tung đòn hiểm. Nó há cái miệng đỏ tòm, thè lưỡi lòng thòng, rồi bất ngờ phóng thân như cơn lốc.
Đạo sĩ Ba Lưới nhanh như chớp lùi lại 3 bước tránh cú chụp, ông phóng người lên cao, vung gậy phi xuống. Liên tiếp 3 cú vụt như sét đánh trúng đầu con rắn. Cú đánh cuối cùng khiến chiếc đòn to bằng bắp chân gãy đôi. Con rắn khổng lồ oặt cổ đổ thân như sợi bún. Cái đầu của nó bất động, nhưng thân nó còn vùng vẫy một thời gian khá dài mới chịu nằm im.
Theo đạo sĩ Ba Lưới, đòn thứ nhất đánh vỡ hộp sọ con rắn, còn đòn thứ 2, thứ 3 đánh vỡ óc. Khi đó, đạo sĩ Ba Lưới mới thấm được công dụng của thế võ Bình phong lạc nhạn mà người thầy bí ẩn truyền cho. Sau trận hạ rắn khổng lồ đó, ông càng luyện tập kỹ càng hơn thế võ bí truyền này.
Sau khi hạ con rắn, ông đã gọi một số người dân quanh núi lên xẻ thịt rắn về ăn. Tuy nhiên, chỉ có vài người dám theo ông lên núi xem xác con rắn. Người dân đều sợ rắn khổng lồ trả thù, truy tìm ăn thịt, nên không dám vào rừng xem xác rắn.
Những người chứng kiến xác con rắn gồm ông Tư Hèo, Ba Hột, Hai Hiên, Bảy Lành, đều sống quanh xã An Hảo. Tuy nhiên, những ông này đều đã về thiên cổ cả rồi. Nhưng chuyện đạo sĩ Ba Lưới giết rắn khổng lồ họ kể với con cháu thì vẫn lưu truyền ở vùng Thất Sơn.
Sau lần hạ rắn hổ mây khổng lồ đó, ông Ba Lưới vẫn có nhiều lần giáp mặt rắn hổ mây. Tuy nhiên, đường rắn rắn đi, đường ông ông đi, không xâm phạm gì nhau. Bản thân ông Ba Lưới cũng muốn sống hòa bình với rắn, cọp.
Tuy nhiên, loài vật này không phải lúc nào cũng hiền lành. Vào năm 1960, khi đạo sĩ Ba Lưới gần 50 tuổi, lại lần nữa ông hạ thủ rắn hổ mây khổng lồ. Không hiểu con rắn này đói ăn, hay có thù oán gì với con người mà tìm đến chỗ ông ở để phá hoại. Đàn chó ông nuôi gồm 10 con lần lượt bị con hổ mây khổng lồ nuốt mất, tịnh không còn con nào nữa. Đàn khỉ thường về rẫy mì của ông có tới 100 con, nhưng cứ vơi dần.
Biết rằng, khi nào con rắn xơi hết chó của ông, nó sẽ tìm cách ăn thịt ông, nên đi đâu đạo sĩ Ba Lưới cũng vác theo cái quéo (loại dao phát rừng). Chiếc quéo này ông tự rèn, dài gần 2m, rất sắc.
Sáng đó, ông vác quéo cùng ba lô vào rừng lấy thuốc. Vừa rời khỏi nhà một đoạn, thì thấy tiếng xào xạc, re re trong rừng. Con hổ mây khổng lồ bò đến trước mặt ông. Con rắn này không dựng đầu lên cao, mà nó há miệng toang hoác rồi phóng thân song song mặt đất để tấn công.
Trong đời mình, ông Ba Lưới chưa từng gặp con hổ mây nào hung dữ và ham mồi như thế. Tuy nhiên, chính thói hung hăng đã khiến nó chủ quan, mất cảnh giác. Đạo sĩ Ba Lưới bay người lên không trung. Con rắn phóng hụt, lao qua. Nó chưa kịp ngoái lại, thì chiếc quéo ngọt lịm đã cắt phăng đầu nó.
Chỉ trong chưa đầy một giây, với thế Bình phong lạc nhạn kết hợp quyền đao, ông đã hạ con hổ mây khổng lồ một cách ngon lành.
Sau vụ hạ 2 con hổ mây khổng lồ, đạo sĩ Ba Lưới ít gặp những con hổ mây lớn như thế. Tuy nhiên, ông vẫn gặp những con dài đến ngót chục mét, thân to như cây cau, da mốc thếch.
Hồi gặp năm 2013, tôi hỏi đạo sĩ Ba Lưới rằng, Thất Sơn liệu còn rắn hổ mây khổng lồ không? Đạo sĩ Ba Lưới khẳng định vẫn còn, nhưng chỉ còn những con nhỏ. Tuy nhiên, theo ông loài rắn này đã trốn hết vào những hang động và ẩn mình thật sâu trong lòng núi. Cũng có thể chúng đã bỏ đi nơi khác sạch trơn. Con người đã cướp hết môi trường sống của loài hổ mây khổng lồ vùng Bảy Núi.
Phạm Dương Ngọc
Theo VTC News
Gấu nâu ác chiến giành thức ăn với sói trắng Để tranh giành thức ăn trong thời điểm khó khăn, khan hiếm, gấu đụng độ sói trắng không khoan nhượng. Cảnh tượng gấu đụng độ sói trắng để tranh giành thức ăn khiến nhiều người hiểu rõ hơn về thiên nhiên hoang dã, khắc nghiệt. Sự thu hẹp môi trường sống, khan hiếm thực phẩm khiến những dã thú thường không xâm phạm...