Thú chơi ke để thác loạn tới bến của dân bay
“Em cắn 2 viên cũng chỉ trụ được vài tiếng, khách mà chơi lâu là em không chịu được nên phải làm thêm mấy đường ke mới ổn” – Phượng cho biết.
Hết kẹo phải đến… ke
Nói đến đi “bay” là nói đến việc sử dụng thuôc lắc của dân bay. Tuy nhiên, để có thể “lên kẹo” và “bay” được, không đơn giản là dân chơi cứ “cắn kẹo” là có thể “bay” được. Nhớ câu hỏi của Phượng khi mới vào phòng hát: “Anh có hay cắn kẹo không? Kẹo này em phải cắn 2 viên mới lên được…”, tôi lại nhớ câu chuyện của Hoa ở Hà Nội về những trận “vào ke”.
Sau đêm đầu tiên tôi được gia nhập vào dân bay, nhóm bạn của Hoa ấy, đến sáng 2 hôm sau đó tôi mới gặp lại được Hoa. Nhìn vẻ mặt vẫn bơ phờ, nếu lần đầu tiên gặp cô trong trạng thái ấy, dễ có người nghĩ cô là kẻ khờ dại bởi cái dáng dấp ngây ngô, phờ phạc ấy.
Phố karaoke Ngô Văn Năm phường Bến Nghé, quận 1 TP.HCM vẫn cực kỳ nhộn nhịp, đèn đỏ rực hằng đêm, đầy ắp khách Nhật, Hàn, Trung… vào những ngày trong tuần.
“Đói nhưng chẳng buồn ăn, chỉ thèm uống nước thôi. Anh không đi tăng 2 xem bọn nó chơi ke, mỗi đứa làm vài đường là đủ độ phê, sướng lắm. Kẹo vào, lên rồi làm vài đường ke thì cuộc đời đúng là lên tiên mà anh không thưởng thức thì đúng là uổng thật” – Hoa vừa kể lại cái tăng 2 trong đêm đi “bay” ấy, vừa trần tình về cuộc thác loạn suốt đêm sau khi đã ngấm kẹo và mấy đường ke, trong khi trạng thái cô vẫn còn vị ma túy.
Giọng nói của Hoa cứ díu lại, tôi mời đi ăn nhưng cô từ chối vì cái hàm của cô đang bị cứng đơ lại, không thể cử động một cách tự nhiên để mà nhai thức ăn, dù là sợi bún. Hoa giải thích: “Em cứ chơi kẹo vào, sau khi tan kẹo thì tinh thần trở lại bình thường, nhưng miệng lưỡi lại trở nên vô cảm, chỉ khát nước mà không muốn ăn uống gì, hai hàm thì cứng đơ và đau nhói mỗi khi há miệng hay nhai cái gì đó. Mỗi lần như thế phải mất 2-3 ngày sau thì mới trở lại bình thường được”.
Video đang HOT
Dân chơi muốn thể hiện đẳng cấp bằng… chơi ke.
Các bạn bè Hoa bảo, ke là loại ma túy còn “nặng đô” hơn cả thuốc lắc. Chỉ có điều, sau khi sử dụng thuốc lắc mà làm vài đường ke thì thuốc lắc sẽ bị tan nhanh chóng. Nếu sử dụng thuốc lắc, khi ngấm thuốc làm cho con người chuyển sang trạng thái tinh thần bay bổng, cuồng nhiệt, thích nhảy múa theo điệu nhạc thì khi dùng ke, trạng thái tinh thần trở nên cuồng bạo hơn.
Ke mới là đẳng cấp
Lúc ngồi trong phòng hát, tôi cũng tranh thủ được nghe Phượng kể: “Lần đầu tiên đi bay, em nhớ cái cảm giác phê kẹo. Lần đó em cắn có nửa viên mà đã phê nòi mắt. Sau mấy lần đi “bay” cùng chúng bạn, em phải nâng dần lên cắn cả viên. Bây giờ thì 2-3 viên thì em mới “lên” được một lúc chứ 1 viên chả nhằm nhò gì”.
Theo Phượng, hôm đó là cô được “triệu tập” để phục vụ nhóm bạn tôi đi “bay”, mà người còn lại để cô “cất cánh” cùng là tôi, nhưng vì tôi không cắn kẹo nên cô cũng phải nhịn, còn thông thường, cứ vào phòng với khách là phải cắn kẹo rồi.
Phượng cũng tiết lộ, bây giờ đối với cô thì cắn kẹo chỉ là “khởi động” thôi, khi vào “bay” thì cô phải chơi cỏ, hoặc là phải có ke thì mới trụ được thời gian dài.
Trên con phố ngắn có hàng chục nhà hàng cấp tập mở ra, biến con phố nhỏ thành khu karaoke “chui” có tiếng tại quận 1 bằng các chiêu trò kinh doanh bạt mạng.
“Em cắn 2 viên cũng chỉ trụ được vài tiếng, khách mà chơi lâu là em không chịu được nên phải làm thêm mấy đường ke mới ổn” – Phượng cho biết.
Theo giải thích của Phượng, ke và cỏ là loại chơi có “đẳng cấp” hơn kẹo thông thường. Theo kinh nghiệm của dân “bay”, không ai vừa cắn kẹo xong lại chơi ke ngay, mà phải đợi lúc đang “lên kẹo” vào thời điểm cao trào, tức là lúc “kẹo” đã ngấm đủ.
Nguyên nhân mà Phượng rút ra kinh nghiệm đó là chơi ke sẽ ngấm rất nhanh, không phải đợi như cắn kẹo. Nếu vừa cắn kẹo xong mà chơi ke thì ke sẽ phá kẹo, đợi lúc ngấm kẹo rồi mới chơi ke thì 2 thứ đó tạo thành 2 luồng xung trong người, khiến dân “bay” sẽ cuồng bạo hơn, thác loạn hơn…
Vì thế mà hầu hết dân “bay” chuyên nghiệp như Phượng đều phải biết “nhảy số” từ kẹo lên ke mới là đẳng cấp, mới không bị khách chê loại “bay” kiểu “nhà quê”.
Theo_Zing News
TPHCM không lập "phố đèn đỏ"
Theo Phó Chủ tịch UBND TP Hứa Ngọc Thuận, Sở Văn hóa - Thể thao & Du lịch TPHCM đang lập đề án quy hoạch lại các ngành nghề kinh doanh nhạy cảm trên địa bàn thành phố. Tinh thần chung là không tăng điểm kinh doanh các ngành nghề nhạy cảm.
Theo báo cáo của UBND TPHCM, hoạt động mua bán dâm hiện nay không chỉ đơn thuần là giao cấu tại các khách sạn, nhà nghỉ hoặc ăn chơi thác loạn ở vũ trường, quán bar như trước. Hiện phổ biến nhất lại là hành vi khiêu dâm, kích dục tại các cơ sở dịch vụ từ bình dân cho đến cao cấp, núp bóng tại các quán cà phê, hớt tóc gội đầu, xông hơi, xoa bóp, ấn huyệt, spa chăm sóc da... Các cơ sở này được xếp vào diện "nhạy cảm", dễ phát sinh tệ nạn xã hội.
Một màn ăn chơi thác loạn trong quán karaoke ở TPHCM
Hiện trên địa bàn thành phố có khoảng 30.000 cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm như trên. Đó là chưa kể khoảng 5.000 cơ sở kinh doanh không có đăng ký. Đây là địa bàn thuận lợi cho hoạt động mua bán dâm phát sinh.
Tuy nhiên, hoạt động giám sát, ngăn ngừa phát sinh và bắt quả tang tệ nạn xã hội ở các cơ sở này rất phức tạp. Nguyên nhân là các cơ sở này phân tán rộng khắp, các đoàn kiểm tra liên ngành lại thành lập phức tạp, lực lượng mỏng, khó theo dõi triệt để. Các đối tượng kinh doanh dịch vụ này lại có đủ "chiêu trò" đối phó cơ quan chức năng như cử người gác trực, theo dõi đoàn kiểm tra; khi bị kiểm tra thì đóng cửa chống cự; khi bị bắt lập biên bản thì sang tên đổi chủ...
Ông Phạm Văn Mười, Phó Chủ tịch UBND quận Bình Tân, địa bàn từng nổi cộm các dịch vụ nhạy cảm, than thở: "Bắt được đã khó, mà bắt rồi muốn xử cũng khó. Giấy phép kinh doanh của các cơ sở này là sở cấp nên chúng tôi không quản được. Quận chỉ còn cách là xét kỹ điều kiện hoạt động. Vì các ngành này đều có điều kiện hoạt động, mình kiểm tra theo các điều kiện này, nếu không đáp ứng đủ các điều kiện thì có thể yêu cầu họ tạm ngưng hoạt động".
Do đó, UBND TP đã nhiều lần "phàn nàn" về việc đăng ký kinh doanh đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ theo luật doanh nghiệp hiện nay quá thông thoáng và có nhiều bất cập, dẫn đến khó khăn cho chính quyền địa phương trong công tác phòng chống tệ nạn xã hội, đặc biệt là mại dâm.
Ngoài ra, UBND TP cũng từng kiến nghị Trung ương cho quy hoạch vùng hoạt động kinh doanh đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ "nhạy cảm" như trên tại khu vực nhất định để tăng cường quản lý một cách chặt chẽ đối với người mại dâm. Kiến nghị này vấp phải sự phản đối của nhiều người vì cho như vậy là lập nên "phố đèn đỏ" ở trong lòng thành phố.
Trong hội nghị sơ kết tháng cao điểm phòng chống tội phạm (tháng Tết Nguyên đán 2014) diễn ra ngày 28/3, ông Hứa Ngọc Thuận, Phó Chủ tịch UBND TPHCM khẳng định quan điểm của thành phố là không lập "phố đèn đỏ". Theo ông, thành phố chỉ nghiên cứu và lập đề án quy hoạch lại hệ thống các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm để dễ quản lý, còn số điểm tuyệt đối không tăng. Đồng thời, thành phố cũng giao quyền cấp phép kinh doanh các cơ sở này về cho UBND quận-huyện nhằm giúp các đơn vị này quản lý tốt hơn.
Theo ông Thuận, hiện đề án Quy hoạch lại các ngành nghề kinh doanh nhạy cảm trên địa bàn thành phố đã được đưa ra lấy ý kiến lãnh đạo, phòng Văn hóa của 24 quận-huyện. Hiện Sở Văn hóa - Thể thao & Du lịch đang hoàn thiện đề án, tiếp tục lấy ý kiến để sớm trình thường trực UBND TP. Dự kiến đến khoảng cuối tháng 4 sẽ thông qua đề án này.
Tùng Nguyên
Theo Dantri
Nhức mắt với cảnh thác loạn trong phòng karaoke Mới đây, một clip ghi lại cảnh thác loạn tại phòng hát karaoke đang gây sự chú ý của cộng đồng mạng Việt. Đoạn clip có độ dài khoảng hơn 2 phút ghi lại hình ảnh những đôi nam nữ ôm vai bá cổ, lăn lộn trên sàn đùa cợt nhau khá "nhức mắt". Hình ảnh phản cảm trong clip Nhân vật nữ...