Thú chơi chim, cá tiền tỷ của đại gia Việt
Giữa thời buổi kinh tế khó khăn, nhưng không ít người vẫn mạnh tay chi rất nhiều tiền để thỏa mãn một thú vui. Nhiều đại gia đã chọn chơi chim, cá tiền tỷ để “thể hiện đẳng cấp” của mình.
Chơi chim biến đổi gen giá 10.000 USD
Anh Lý Hùng Tú (67B, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) là chủ sở hữu của 13 chú chim cảnh bao gồm 6 con chim khuyên và 7 chú chim chào mào trị giá lên đến 1 tỷ đồng. Tuy mới chơi chim trong 2 năm trở lại đây nhưng số tiền mà anh Tú bỏ ra để đầu tư chơi chim là không hề nhỏ.
Con chim có giá trị cao nhất trong bộ sưu tập của anh Tú là hoàng khuyên. Đó là chú khuyên xanh bị biến đổi gen, toàn thân có màu mơ, vàng như chim yến. Anh Tú cho biết, anh đã bỏ ra 9.000 USD để mua chú chim này. Gần đây, một người chơi chim sẵn sàng trả tới 10.300 USD để sở hữu chú khuyên xanh này nhưng anh Tú không bán.
Trong bộ sưu tập chim của anh Tú, ngoài chim hoàng khuyên còn có rất nhiều chim quý hiếm như: chào mào bạch tạng, chào mào đầu trắng, chào mào lông màu tro… có giá lên đến hàng trăm triệu đồng.
Chim hoàng khuyên được cho là đắt nhất hiện nay từng được trả giá lên đến 10.300 USD
Chơi chim đẹp và đắt nên anh Tú chăm sóc chim rất cẩn thận. Với anh, chăm sóc chim cảnh không khác gì chăm trẻ con. Phải lo cho chim ăn, ngủ, tắm rửa đầy đủ, khi ốm đau cũng cần thuốc men rất cẩn thận. Bên cạnh thức ăn công nghiệp, anh Tú chế biến thức ăn riêng cho chim rất cầu kỳ. Anh trộn cám với đậu xanh, hạt kỳ tử, tôm, thịt bò, trứng gà, và cả trứng kiến xay nhuyễn. Ngoài ra, còn có sâu tươi, hoa quả tươi, dế tươi cho chim ăn để đảm bảo đủ dinh dưỡng, có thể luyện thanh, khoe giọng hót.
Lồng chim của anh Tú cũng thuộc hàng đẳng cấp. Anh cho biết mình đang có khoảng 30 chiếc lồng. Cái rẻ nhất đã là 4 triệu đồng, còn đắt nhất có thể lên tới hàng chục triệu. Có những chiếc chỉ đặt trong tủ kính để ngắm chứ không nhốt chim vì nó được đặt làm rất tinh xảo.
Lồng chim tiền tỷ của đại gia Hà thành
Không dừng lại ở việc nuôi và luyện những chú chim ganh nhau tiếng hót, người chơi chim còn thích “tranh tài” trong việc “độ” lồng. Giá cả các loại lồng phụ thuộc vào độ tinh xảo trong cách xử lý chất liệu chế tạo lồng. Lồng đục chạm càng cầu kỳ thì giá càng cao. Nếu thêm các chất liệu quý như ngà voi, đồi mồi, sừng làm nguyên liệu sản xuất thì giá của những chiếc lồng này càng đắt.
Những chiếc lồng đắt tiền nhất thường được làm bằng ngà voi các nan lồng làm bằng đồi mồi, giá từ 500 – 800 triệu đồng. Những chiếc lồng được làm bằng tre già và chạm trổ tinh tế cũng từ 50 – 120 triệu đồng.
Video đang HOT
Những chiếc lồng chim quý hiếm
Nói về thú “độ” lồng chim, phải nhắc đến nhân vật Hùng “xiếc” – người được coi là sở hữu gần 20 chiếc lồng chim đắt tiền – trong đó chiếc lồng Ngũ Long tranh châu (năm con rồng tranh ngọc). Chiếc lồng này được anh Hùng lược bớt các chi tiết rườm rà. Thêm vào đó là chiếc cầu xinh xắn bằng ngà voi có hình hai con rồng chầu hai bên cho khuyên leo trèo. Một số chi tiết khác bằng ngà voi cũng được độ thêm.
Bên cạnh đó, phải nhắc đến anh Tuấn (phố Bạch Đằng, Hoàn Kiếm, Hà Nội), người sở hữu nhiều chiếc lồng chim đắt tiền, trong đó có chiếc lồng chim làm bằng chất liệu ngà, nan lồng làm bằng đồi mồi được định giá khoảng 1 tỷ đồng. Những chiếc còn lại cũng có giá trị từ vài chục triệu tới hàng trăm triệu đồng.
Tép cảnh “nghìn đô”
Thời gian gần đây, tại Hà Nội rộ lên thú chơi tép cảnh.
Tép cảnh có nhiều loại như cherry đỏ, ong, cọp, kinh kong, mũi đỏ, chấm trắng, xanh lá,… Mỗi chú tép thủy sinh chỉ nhỉnh hơn đầu que tăm có giá lên tới hàng trăm nghìn đồng. Thậm chí, có con có giá cả nghìn… đô la. Loại cherry đỏ có giá cả vừa túi tiền nhất, khoảng 20.000 đồng – 40.000 đồng/con. Đắt hơn là loại tép ong. Vài năm trước, loài tép này được định giá gần 100 USD/con. Nhưng hiện nay, do tép ong sinh sản khá tốt nên giá chỉ khoảng 70.000 đồng – 150.000 đồng/con tùy hạng và xuất xứ.
Chú tép king kong có khả năng biến đổi màu, theo giới nuôi tép cảnh có giá lên tới cả nghìn đô
Giá của những loại tép thủy sinh thuộc hàng “vip” như kinh kong, tép cọp… mỗi con cũng lên tới hàng nghìn USD. Mà chơi tép cảnh phải theo đàn từ vài chục đến vài trăm con trong bể chứ chẳng ai chơi lèo tèo vài con bao giờ, bởi loại sinh vật này rất nhỏ. Do đó, dù có “mê” tép cảnh đến mấy, nhiều người cũng phải lắc đầu lè lưỡi, chỉ dân “đại gia” mới dám chơi.
Không chỉ tốn tiền mua tép, người chơi còn phải bỏ ra cả đống tiền để làm bể, lắp điều hòa, trang trí bể,… Thức ăn cho tép cũng khá đắt đỏ. Một lọ thức ăn của Nhật chỉ 25g có giá tới 330.000 đồng các loại của Đài Loan, Malaysia… cũng có giá tương đương.
Chơi cá rồng tiền tỷ
Cá rồng là loài cá nguyên thủy có từ khoảng hơn 200 triệu năm trước. Loài cá có màu lấp lánh bạc nên được coi như biểu tượng của kim – tiền bạc. Do đó, dân chơi cá cảnh quan niệm rằng nuôi cá rồng, về mặt phong thủy, sẽ mang lại may mắn, thịnh vượng, tiền bạc cho gia đình.
Tại Việt Nam, loại được chơi loại phổ biến nhất là cá rồng Đông Á với các tên gọi quen thuộc như ngân long, huyết long, thanh long, kim long…
Chú cá platinum giá 10.000 USD có một không hai của anh Chính Ngọc ở Long Biên, Hà Nội
Để có được một bể cá rồng trong phòng khách không hề rẻ. Giá của giống cá này khá đắt. Một con tầm trung cũng có giá cả triệu bạc. Còn những chú có “xuất thân” từ “dòng dõi” nổi tiếng, ngoại hình bắt mắt sẽ có giá khoảng 1.000 – 3.000 USD. Cộng với đó là một khoản chi phí không nhỏ cho thức ăn của cá. Ngoài ra, người chơi phải có đủ tiềm lực tài chính để chuẩn bị bể, hệ thống lọc, sưởi ấm cho cá.
Anh Chính Ngọc ở Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội là người nổi tiếng trong giới chơi cá rồng đất Hà thành. Anh Chính đã chi tiền tỷ cho niềm đam mê của mình. Hiện anh Ngọc là chủ sở hữu của một bộ sưu tập cá rồng gồm 12 con huyết long giá khoảng 2000 USD/con, 2 con quá bối đầu vàng và 1 con platinum màu thép trắng khi mới mua về đã có giá 10.000 USD. Số cá này được sống trong 3 chiếc bể lớn đặt tại phòng khách, được đầu tư khá công phu với số tiền hàng trăm triệu đồng.
Theo 24h
Nhà giàu và thú chơi cá cảnh cả tỷ đồng
Thú chơi cá cảnh không phải là mới với người dân Hà Nội. Nhưng gần đây, dân chơi cá cảnh lại có "mốt" chơi loài xịn, là những loại cá mới, lạ nhập từ nước ngoài về. Tại nhiều cửa hàng, cá nội ngày càng bị "thất sủng".
Chơi cá ngoại mới là... "đẳng cấp"
Đây dường như là câu cửa miệng và ngày càng phổ biến của "dân" chơi cá cảnh Hà Nội. Nhu cầu này khiến trên thị trường cũng nở rộ những loài cá ngoại. Theo khảo sát của Đất Việt, cá cảnh được bán nhiều ở khu vực chợ Mơ, Hàng Đậu, đường Láng, Thái Thịnh 2... Đa số các chủ cửa hàng ở đây đều cho biết, hiện chủ yếu bán cá cảnh có nguồn gốc nhập khẩu từ nước ngoài còn cá trong nước chỉ "tiện thì bán kèm". "Tuy giá của cá ngoại không rẻ, có thể lên đến tiền triệu mỗi con tùy theo kích cỡ, số tuổi và loài nhưng lại được rất nhiều khách ưa chuộng vì hình dáng, màu sắc đẹp và độc đáo hơn hẳn cá nội".
Quả thật, cá cảnh ngoại trên thị trường đang vô cùng phong phú với những tên gọi "mỹ miều" và giá cũng rất đa dạng, phù hợp với "túi tiền" của khách hàng, từ những loài cá nhỏ, giá "mềm" như cá lông vũ (xuất xứ Indonesia) có giá 60.000 - 80.000 đồng một đôi; cá "váy" xanh, "váy" hồng giá 15.000 - 18.000 đồng một đôi, cá Kim Sơn 50.000 - 200.000 đồng một đôi... đến những loại cá cỡ lớn có giá "xịn" như cá chép Koi (Nhật Bản), cá Hồng Két, cá Đĩa, (Malaysia), cá La Hán (Trung Quốc) giá 200.000 - 10.000.000 đồng một đôi; cũng không ít những loại chỉ dạng "đại gia" mới dám "mơ" tới như cá Rồng (Malaysia) có giá từ 5 đến 50 triệu đồng một con...
Ngày càng có nhiều loại cá lạ được nhập vào Việt Nam.
Theo một nhân viên cửa hàng bán cá cảnh và bể cảnh Ngọc Thủy số 35 Hàng Đậu cho hay, cá Đĩa và cá La Hán có nguồn gốc Indonesia và Malayxia là hai loại đắt khách nhất hiện nay.
Người dân Việt Nam có thú chơi cá cảnh từ lâu. Riêng Hà Nội có hẳn làng Yên Phụ nổi tiếng một thời về nghề nuôi và kinh doanh cá cảnh. Thế nhưng, hiện nay cá cảnh trong nước đang ngày càng bị "thất sủng". "Người dân bây giờ phần lớn chỉ chuộng các loại cá cảnh nhập ngoại vì nó đa dạng về chủng loại và màu sắc đẹp hơn hẳn. Rất ít loài cá nội hiện vẫn được ưa thích như cá chép cảnh", chị Thắm, nhân viên cửa hàng Thế giới cá cảnh Thanh Tùng, số 58 Hàng Đậu cho biết.
Anh Minh ngụ đường Trường Chinh, quận Đống Đa vừa chọn cá La Hán (xuất xứ Trung Quốc) ở cửa hàng cá cảnh số 808 đường Láng vừa chia sẻ, anh mới bắt đầu chơi cá cảnh nhưng đã "mê" ngay những loài cá ngoại vì không chỉ có hình thức đẹp, anh nghe nói cá ngoại còn dễ nuôi hơn.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Tiến, trưởng phòng sinh học thực nghiệm thuộc Viện nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản 1: "Các loại cá cảnh nguồn gốc nước ngoài khi nhập vào Việt Nam đã được các cơ quan kiểm dịch chặt chẽ. Nhưng, các loại cá này cũng có "nhược điểm" có thể gây nguy hại đó là chúng rất phàm ăn. Ví dụ như cá Tỳ bà có thể dễ dàng tiêu diệt các loài cá khác nếu đói. Vì thế, khi nuôi chung nhiều loài cá, người dân phải rất thận trọng với đặc điểm này".
Đốt tiền triệu mua bể cá cảnh
Bên cạnh việc chọn lựa cá cảnh thì bể cá và bể cá thủy sinh cũng là thú chơi đầu tư khá tốn kém đối với nhiều người. "Cách đây nửa tháng có người đến đặt một chiếc bể cá 1,5m giá 20 triệu đồng. Vị khách đó là người đam mê chơi cá chứ không thuộc giới đại gia", nhân viên cửa hàng cá cảnh Ngọc Thủy số 35 Hàng Đậu cho biết. Điều này cho thấy bỏ cả chục triệu ra sắm bể cá cảnh không chỉ là thói quen của những người "lắm tiền" như trước kia.
Những bể cá cảnh đắt tiền
Hiện trên thị trường, bể cá có nhiều loại với ý nghĩa riêng: Bể Tứ quý (theo quan niệm xưa, bể thủy sinh loại này mang lại sinh khí bốn mùa Xuân - Hạ - Thu - Đông cho chủ nhân); bể Tam tài (mang lại sinh khí hoà hợp Thiên - Địa - Nhân); bể Ngũ Phúc Hướng Kim (được trình bày theo ngũ phúc nhưng hướng kim nhằm sinh khí, mang lại quyền lực, tiền tài); bể Mộc (gỗ kết hợp với các loại rong cỏ tạo nên màu xanh của Mộc. Khí của Mộc sẽ làm cho vạn vật được tươi tốt, có tính chất sinh sôi); bể Thủy (có suối, thác, thủy sinh và một vài chú cá hiền lành tạo ra sự mềm mại, uyển chuyển, nhấn mạnh vai trò của nước với các tính chất làm lạnh, hướng xuống làm cho vạn vật tĩnh lặng)...
Chú Tuấn, ở Mỹ Đình, quận Từ Liêm, là nhân viên của một công ty xây dựng chia sẻ, chú đã dốc tới gần 200 triệu đồng để mua cá và bể. "Nhà có ba bể cá loại 1 m2 giá 10 triệu đồng, 80 cm giá 7 triệu đồng và 60 cm giá 5 triệu đồng. Mỗi bể có một con cá Rồng, giá 70 - 80 triệu đồng một con, ngoài ra còn có các loại cá khác như cá Đĩa, cá La Hán, cá nhỏ khác... chi phí chăm sóc cá và thu dọn bể mỗi năm khoảng ba triệu đồng" chú Tuấn kể.
Theo Đất Việt
Đổi vợ làm tình: dâng vợ lành, nhận cave Hội swing chỉ là cái bẫy để các ông chồng ham vui nhưng không được khôn đem vợ mình đưa cho người ta xài với giá gái làm tiền. Không vào hang cọp làm sao bắt được... cọp cái? Tôi quyết xâm nhập để nhìn tận mắt vấn đề. Điều khó của tôi là không thể dùng vợ của mình để "làm mồi"....