Thứ cây mọc bờ mọc bụi nhưng hương thơm dễ chịu lại giúp đuổi muỗi mùa ẩm ướt và còn chữa được nhiều bệnh
Với hương thơm đặc trưng, cây sả không chỉ có tác dụng đuổi muỗi mà còn có thể chữa khỏi nhiều bệnh thường gặp vào tiết trời ẩm ương, nhất là mùa dịch Covid-19 đang còn chưa có hồi kết.
Cây sả – loại cây mọc bờ mọc bụi đem lại nhiều lợi ích bất ngờ
Là loại cây sống lâu năm, cây sả có thể mọc thành từng bụi cao khoảng 1m. Lá sả dài, hẹp như lá lúa, hai mặt lá giáp nhám, khi vò lá hay bóc vỏ ở củ, thân sả sẽ có mùi thơm của chanh. Mùa hè, sử dụng lá sả, vò nhẹ nhàng để trong nhà cũng đủ làm không gian nơi ở trở nên thoáng đãng, tươi mát. Sử dụng lá sả đun nước gội đầu cũng đem lại mái tóc bóng khỏe, thơm tho hơn…
Củ sả cũng có thể được làm gia vị trong nhiều món ăn ngon hàng ngày. Chúng ta thường trồng cây sả quanh nhà để làm vũ khí xua đuổi ruồi muỗi, dĩn, bọ chét… đồng thời làm sạch môi trường. Tinh dầu sả được ứng dụng nhiều trong công tác vệ sinh nhằm khử mùi hôi siêu hiệu quả.
Cây sả đem lại nhiều lợi ích sức khỏe, trong đó hoàn toàn có thể sử dụng những bộ phận của loại cây này để làm thuốc nhưng chúng ta thường bỏ qua hoặc không hay biết. Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), sả có vị the, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng làm ra mồ hôi, thông tiểu tiện và tiêu thực, được dùng để chữa cảm sốt, đầy bụng, tiêu chảy, tiêu đờm, đái rắt, chân phù nề, chữa ho do cảm cúm…
Nghiên cứu của y học hiện đại cũng cho thấy cây sả có nhiều thành phần quan trọng. Trong cây sả, thành phần quan trọng nhất là tinh dầu sả. Lá sả chứa 0,4-0,8% tinh dầu dễ bay hơi, thành phần chính của thân cây sả chứa 75-85% hương thơm mùi chanh tự nhiên và các tinh chất đặc biệt khác.
Theo chuyên gia, tinh dầu sả có tác dụng kháng khuẩn trên một số chủng gr ( ) như Bacillus subtilis, B. mycoides,Shigella dysenteria… Tinh dầu sả cũng có tác dụng kìm hãm nấm và diệt nấm trên một số chủng như Candida spp., Aspergillus fumigatus…
Nghiên cứu của y học hiện đại cũng cho thấy cây sả có nhiều thành phần quan trọng.
Chưa hết, loại tinh dầu này còn có tác dụng làm co thắt cơ trơn ruột chuột lang cô lập gây ra bởi histamin, chữa trị ho gà hiệu quả trên lâm sàng. Nghiên cứu thực nghiệm cho thấy nước sắc củ sả có tác dụng hạ huyết áp theo đường tiêm tĩnh mạch, trong khi đó với đường uống thì có tác dụng lợi tiểu, kháng viêm – ở mức độ yếu.
Những bài thuốc chữa bệnh từ cây sả siêu hay, ngay từ bây giờ nhà bạn nên có sẵn
Video đang HOT
“Không chỉ là loại cây trồng xung quanh nhà có tác dụng diệt muỗi, dĩn, bọ chét… nhất là vào mùa mưa, cây sả còn có thể được sử dụng tùy từng bộ phận để chế biến thành những bài thuốc chữa bệnh cực hiệu quả”, lương y Bùi Hồng Minh khẳng định.
Vào mùa mưa, việc bổ sung thêm một khóm sả trong nhà bạn sẽ đem lại công dụng không ngờ, làm muỗi tránh xa. Dưới đây là những bài thuốc chữa bệnh từ cây sả được vị lương y chỉ ra:
Vào mùa mưa, việc bổ sung thêm một khóm sả trong nhà bạn sẽ đem lại công dụng không ngờ, làm muỗi tránh xa.
- Chữa cảm, giải cảm: Lá sả, lá bưởi, lá chanh, khúc tần, hương nhu hoặc lá bạch đàn, mỗi thứ khoảng 50g, cho vào nồi đun sôi, sau đó để nồi nước trước mặt, trùm chăn kín mít sẽ có tác dụng xông hơi, giải cảm rất tốt. Bài thuốc này đặc biệt hữu hiệu và cần phòng bị ngay trong mùa mưa bão, khi những cơn mưa bất chợt ghé thăm và có thể gây cảm sốt cho bạn không kịp trở tay.
- Chữa ho do cảm cúm: Chuẩn bị nguyên liệu mỗi loại 200g, bao gồm rễ sả, trần bì, sinh khương, tô tử, tất cả đem giã nát, sau đó ngâm với rượu 40 độ rồi uống sẽ chữa cảm cúm hiệu quả.
- Tăng cường ham muốn tình dục: Củ sả băm dập đem ướp cá chép hoặc cá rô phi nướng sẽ giúp đem lại ham muốn, thăng hoa dễ hơn ngay trên giường chỉ sau vài giờ tiêu thụ món ăn này. Đây được coi là viagra tự nhiên cho những cặp đôi muốn hâm nóng “chuyện ấy” chỉ trong thời gian ngắn bằng việc ăn uống.
- Củ sả, lá sả thái nhỏ, đem phơi khô, sau đó hãm nước sôi thành trà uống hàng ngày sẽ giúp cải thiện chức năng tiêu hóa, giúp dạ dày hoạt động tích cực hơn, tăng cường trao đổi chất, là món trà cực hiệu quả dành cho người bị trầm cảm. Đặc biệt hương thơm tươi mát của sả sẽ giúp xua tan những năng lượng xấu, cải thiện tâm trạng theo hướng tích cực hơn.
Củ sả, lá sả thái nhỏ, đem phơi khô, sau đó hãm nước sôi thành trà uống hàng ngày sẽ giúp cải thiện chức năng tiêu hóa.
- Giải độc cơ thể siêu hiệu quả, nhất là giải độc rượu: Ăn củ sả sống, hoặc sả đem giã nát, cho thêm nước lọc, gạn lấy một chén đem uống. Người say rượu nặng uống vào sẽ nhanh chóng tỉnh, đỡ mệt mỏi.
Vào mùa mưa, mỗi gia đình nên có một nắm lá sả vò nát để trong nhà sẽ giúp không gian trở nên thoáng mát, đỡ ẩm ướt và đặc biệt tránh muỗi, dĩn tấn công nhiều. Bạn cũng có thể sử dụng lá sả để đun nước gội đầu, tắm rửa, củ sả để thái ăn kèm các loại thịt như một món gia vị thơm ngon… Nhất là trong tình hình dịch Covid-19 hiện nay, có thêm bó lá sả trong nhà trong thời gian cách ly toàn xã hội để không gian thoáng sạch, thơm mát lại phòng tránh nhiều bệnh có lẽ càng cần thiết hơn bao giờ hết.
Tiểu Nguyễn
Tăng cường miễn dịch, chữa bệnh cho trẻ bằng thứ gia vị trong bếp nhà nào cũng có
Các chuyên gia đều nhận định, tỏi không chỉ là gia vị nấu nướng mà còn được sử dụng như một loại thuốc kháng sinh tự nhiên cực mạnh cả người lớn lẫn trẻ nhỏ đều có thể dùng dễ dàng.
Tỏi là gia vị có khả năng chữa bách bệnh, với trẻ nhỏ cũng được áp dụng siêu dễ
Tỏi không chỉ là gia vị thường được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày mà còn là thuốc quý được tin dùng trong Đông y bao đời nay. Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), tỏi có tên gọi khác là đại toán, thành phần chủ yếu là tinh dầu bao gồm nhiều chất allicin, vitamin A, B1, B2. Theo Đông y, tỏi có vị cay, tính ấm, đi vào hai kinh tì và vị, có tác dụng trong tiêu hóa, hô hấp, giải độc, trừ đờm, lợi niệu, tẩy giun...
Chung nhận định, ThS.BS Hoàng Khánh Toàn (chủ nhiệm khoa Đông y, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108) cho biết thêm, khi ăn tỏi, loại gia vị này sẽ phát huy các tác dụng phổ biến là sát khuẩn, thanh nhiệt, giải độc cơ thể, trừ phong, thông khiếu, tiêu nhọt, tiêu đờm, tiêu hạch cổ... Tỏi đem lại rất nhiều tác dụng như: Kích thích tiêu hóa, hạ huyết áp, hạ đường huyết, nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể - kể cả miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào, chống lão hóa, chống ung thư...
Loại gia vị thường có sẵn trong nhà bếp này tất nhiên cũng là một loại kháng sinh cực mạnh, chữa được vô số bệnh ở trẻ nhỏ. Do đó, dự trữ để làm gia vị là một chuyện, nhà có con nhỏ mà luôn phòng thủ sẵn tỏi trong nhà cũng hữu ích vô cùng cho bố mẹ vào những lúc cấp bách, nhất là khi bạn không muốn lạm dụng kháng sinh để chữa bệnh cho con.
Tỏi chữa được những bệnh nào cho trẻ nhỏ?
Theo giới chuyên gia, với khả năng kháng sinh cực mạnh, sử dụng tỏi để chữa bệnh cho trẻ là điều bố mẹ nên tận dụng. Dưới đây là một số bệnh có thể chữa khỏi cho bé bằng củ tỏi có sẵn trong nhà được chuyên gia chỉ ra cụ thể với công thức, nguyên liệu dễ kiếm:
Theo giới chuyên gia, với khả năng kháng sinh cực mạnh, sử dụng tỏi để chữa bệnh cho trẻ là điều bố mẹ nên tận dụng.
- Trẻ bị lỵ, tiêu chảy: Đây là tình trạng bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ do không kiểm soát được việc ăn uống đúng cách. Với tính kháng sinh cực mạnh, cha mẹ có thể kết hợp tỏi vào chế độ ăn để trẻ có đường ruột khỏe mạnh hơn, từ đó đẩy lùi những chứng bệnh như tiêu chảy, lị.
Trong trường hợp trẻ bị bệnh đường tiêu hóa như trên, cha mẹ có thể dùng tỏi ép lấy nước cho trẻ uống. Điều này cũng giúp loại trừ giun sống trong đường ruột. Cha mẹ cũng có thể kết hợp thêm tỏi vào những món ăn hàng ngày của trẻ để con có đường ruột khỏe mạnh hơn. Chưa kể, ăn tỏi sẽ giúp kích thích tiêu hóa ở trẻ, giúp ruột già và ruột non hoạt động tốt hơn.
- Trẻ bị cảm cúm, ho, sốt nhẹ: Sử dụng tinh dầu tói để phòng tránh và trị bệnh hiệu quả. Vì tỏi có tính hăng, nên khi muốn giảm bớt tính hăng các mẹ có thể nướng tỏi rồi giã nhuyễn thêm nước cho bé uống hoặc bỏ thêm tỏi vào cháo cho bé ăn hằng ngày sẽ rất tốt cho sức khỏe.
Vì tỏi có tính hăng, nên khi muốn giảm bớt tính hăng các mẹ có thể nướng tỏi rồi giã nhuyễn thêm nước cho bé uống hoặc bỏ thêm tỏi vào cháo.
Tuy nhiên, điều này chỉ đúng trong trường hợp trẻ mắc cảm cúm, ho ngắn ngày. Đối với trường hợp trẻ mắc cảm cúm lâu ngày không khỏi hay quá nặng, các mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế tin cậy để được bác sĩ khám, điều trị bệnh kịp thời, phòng tránh những biến chứng có thể xuất hiện.
- Trị viêm họng cho trẻ: Tỏi bóc vỏ, đem đập dập cho vào bát nhỏ, rót mật ong vào. Sau đó để lên bếp hấp cách thủy hoặc cho vào nồi cơm đã chín để hấp. Hấp đến khi thấy mùi thơm của tỏi bay ra thì bỏ ra và cho trẻ nhấp mật ong tỏi mỗi sáng để trị viêm họng.
Khi hấp tỏi, chú ý không hấp cho tỏi bị chín nhừ vì sẽ làm giảm tác dụng chữa bệnh của tỏi.
Khi hấp tỏi, chú ý không hấp cho tỏi bị chín nhừ vì sẽ làm giảm tác dụng chữa bệnh của tỏi.
Lưu ý: Thông tin chữa bệnh cho trẻ bằng tỏi trên đây có tính chất tham khảo. Để chắc chắn có áp dụng được hay không, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ, khi nói nhớ trình bày rõ nhu cầu không muốn con bị lạm dụng kháng sinh. Tuyệt đối không được tự ý dùng tỏi để đắp ngoài, đắp lên vết thương... có thể khiến con bị bỏng.
Tiểu Nguyễn
Nhiều tác dụng đáng ngạc nhiên của cây sả Sả chứa chất chống ôxy hóa mạnh, giúp tăng khả năng miễn dịch và cải thiện sức khỏe tổng thể. Sả có đặc tính chống ôxy hóa mạnh, giúp tăng khả năng miễn dịch và cải thiện sức khỏe tổng thể. Loại thảo dược này cũng được khá nhiều người sử dụng trong chế biến các món ăn. Theo The Healthsite, dưới đây...