Thư cảm ơn những người mẹ đi làm
Tôi đã đọc lá thư bạn Tường Vy viết gửi những người mẹ nội trợ, cảm xúc thật vô cùng xúc động và hạnh phúc khi được bạn chia sẻ và thấu hiểu tâm tư của những người mẹ đang ở nhà lo việc nội trợ.
ảnh minh họa
Đến nay, tôi mới có chút thời gian rảnh viết thư cảm ơn bạn, hơn ai hết nữa là cảm ơn những người mẹ đi làm, đã lắng nghe và đồng cảm cho thân phận phụ nữ chúng ta với nhau.
Tôi chính thức trở thành một người mẹ đi làm trong hai năm, tức là con gái tôi cũng xa mẹ trong giờ hành chính chừng đó thời gian. Tất nhiên là trừ đi 6 tháng tôi được nghỉ thai sản. Tháng 5 vừa rồi, tôi đã quyết định nghỉ việc và ở nhà làm một người mẹ nội trợ. Có lẽ vì thế mà tôi tin, tôi có thể là một người “đứng ở giữa”, hiểu được phần nào những nỗi khổ của “hai người mẹ” trong vai trò giữ tổ ấm gia đình. Tôi cũng xin phép được gọi các mẹ đi làm bằng chị nhé!
Mẹ đi làm ơi, tôi biết các chị đã dậy sớm từ 5 giờ sáng, tranh thủ ra chợ, mua đồ ăn về làm bữa sáng cho gia đình. Nếu con còn đang trong giai đoạn ăn cháo, thì sẽ nấu thêm bữa cháo sáng, trưa, chiều cho con. Rồi dặn bà (hay người giữ trẻ) cho ăn cái nào trước, cái nào sau. Quay đi quay lại đồng hồ điểm sắp đến giờ làm thì phóng thẳng ga số mà đến công ty. Có khi lại quên béng việc là cái áo sơ mi vì đêm qua mải chỉnh lại tập tài liệu cho kịp báo cáo họp ngày mai.
Có lẽ giai đoạn cực nhất là lúc phải trở lại đi làm mà chưa tìm được người giữ con. Nếu chị nào có bà ngoại, bà nội rảnh để giúp trông con thì tạm ổn, nhưng có chị vì nội ngoại đều bận thì phải loay hoay tìm một người giữ trẻ đáng tin cậy. Hầu hết những người mẹ đi làm đều phải đau đầu vớichuyện này. Với những mẹ nội trợ, mặc dù việc tài chính do chồng lo toan, đến ngày lĩnh lương thì “xòe tay” nhận tiền từ chồng, rồi tính toán sao cho hợp lý với đủ thứ chi tiêu trong nhà, nhưng mẹ nội trợ vẫn được gần con yêu cả ngày. Muốn thơm má con lúc nào mà chẳng được, bao nhiêu mệt nhọc như sau khi giặt xong thau đồ to tướng, dọn dẹp nhà cửa… cũng tan biến nhanh.
Video đang HOT
Khi con cái bệnh, chúng tôi thì ở nhà có thể chủ động mọi thứ. Còn các chị phải thu xếp xin nghỉ, ở nhà chăm con, nhất là lúc các con sốt cao, không thể yên tâm đi làm mà giao con cho bà. Nghỉ ít ngày thì không sao, con lâu khỏi bệnh thì xin thêm sẽ nghe cấp trên phàn nàn.
Các chị sau một ngày lo việc công sở, tan tầm thì chỉ biết một mạch mau chóng về nhà. Hoặc rẽ vào trường mầm non đón đứa con lớn. Chưa kịp thay bộ đồ ở nhà, chỉ kịp ôm hôn đứa con nhỏ năm mười phút thì phải bắt tay vào nấu cơm chiều. Vừa làm việc nhà vừa nghe đứa lớn kể chuyện ở trường, miệng liên tục hỏi mẹ đủ thứ chuyện, đứa nhỏ đang tập nói, bi bô gọi mẹ rất đáng yêu. Công việc buổi chiều kéo dài đến tối, tranh thủ dạy đứa lớn học chữ, cho đứa nhỏ ngủ đúng giờ, rồi quay sang rửa cho xong đống chén bát, dọn cái bếp, lau cái nền nhà, giặt đồ… Có hàng trăm công việc được gọi là “không tên”.
Với những chị giỏi giang, nắm giữ vai trò quan trọng trong cơ quan, việc hội họp, công tác, hay tiệc tùng là điều không tránh khỏi. Xa con cái cả ngày, giao mọi việc cho ông bà, cho vú nuôi, trở về nhà khi các con đã ngủ cũng khiến các chị không khỏi chạnh lòng. Lương bổng tuy cao nhưng thực sự là lo lắng việc không gần gũi các con sẽ càng ngày làm các con thương mẹ thì ít mà thương vú nuôi thì nhiều.
Đành rằng tài chính sẽ khá hơn một chút, cuộc sống gia đình sẽ ấm no đầy đủ hơn một chút vì cả hai vợ chồng đều làm ra tiền nhưng dù sao các con vẫn luôn mong mẹ ở nhà. Tôi biết vì vậy mà không ít các chị từ chối những cuộc hẹn với đồng nghiệp, dù là sinh nhật của người đồng nghiệp thân cũng chỉ tặng quà thôi chứ không thể đi đến quán xá để cùng “nâng ly”. Khi công ty có buổi dã ngoại, các chị đều dành phần ở nhà, vì chỉ có những ngày nghỉ, ngày lễ các chị mới được ở nhà với các con cả ngày, tự tay chăm sóc các con, không gì hạnh phúc hơn thế!
Các chị nếu gặp được ông chồng biết chia sẻ, làm giúp vợ việc nhà thì may mắn hơn. Còn các chị gặp phải mấy ông chồng chỉ chờ ăn cơm xong là phắng lên phòng riêng chơi game, dán mắt vào trận derby nào đó bên Anh, bên Ý thì coi như khổ tấm thân luôn. Đàn ông họ luôn thế, đôi khi họ bảo thủ quan điểm rằng họ cũng đi làm cả ngày, nên khi về nhà họ có quyền nghỉ ngơi, việc nhà có vợ lo. Không biết bao nhiêu cuộc cãi vã về vấn đề này đã xảy ra trong mỗi gia đình. Vì vậy mà rất nhiều các chị đi làm, mang nỗi uất ức đến công sở để chia sẻ với đồng nghiệp: “Mình cũng đi làm cả ngày, vậy mà về nhà, việc nhà ngập đầu ổng có phụ gì đâu…bla bla bla….”
Suy cho cùng, công việc của người mẹ đi làm hay nội trợ đều có sức ảnh hưởng lớn nhất với gia đình. Ảnh minh họa: Sheknows.
Thực ra nếu biết cách sắp xếp thời gian, các mẹ đang ở nhà nội trợ như tôi cũng có thể uống một tách cà phê sáng, mở một bản nhạc nhẹ, rồi ngắm đứa con nhỏ còn đang say ngủ. Công việc nội trợ chúng tôi có thể chia ra để làm. Chúng tôi cũng có thể nhân lúc rảnh thì bật ti vi xem tin tức thời sự, chuyện ông ca sĩ kia, bà diễn viên nọ. Khi con ngủ, chị em chúng tôi cũng tranh thủ xem tập tiếp theo của bộ phim Hàn chiếu lúc 9 giờ sáng. Còn các chị cứ quẩn quanh 8 tiếng trong mớ hỗn độn của giấy tờ, những bản báo cáo dày cộm, của những con số kế toán nhảy nhót trên màn hình vi tính. Làm nhân viên thì lắm lúc cũng bị Sếp chửi vì chậm trễ việc, làm Sếp thì có biết bao việc phải quản để điều hành công việc cho tốt.
Lắm lúc đến kỳ lương, muốn mua một bồ độ mới để mặc đi làm thì lại nghĩ đến những hóa đơn phải trả, đến sữa tháng này của con đã hết, tiền lương chồng chắc đủ để cho mấy cái đám cưới và trả khoản đã vay theo định kỳ thì lại dập tắt đi giấc mơ không có thật. Các mẹ nội trợ thì cũng không thể muốn mua cho mình bộ quần áo mới lúc nào cũng được, nhưng dù sao các mẹ ấy cũng không tiếp xúc với đối tác, với khách hàng, chỉ cần vài bộ đồ vía, để đến lúc đi đám tiệc gì đó thì mặc là đủ.
Các mẹ đi làm cũng mong lắm một ngày mưa, dành vài phút lắng đọng trên ban công, cùng con ngắm mưa. Ngày nắng ráo thì đưa con đi chơi thảo cầm viên bất cứ lúc nào chứ không phải đợi đến chủ nhật chen chúc. Và có đôi lúc, các mẹ đi làm muốn được một gương mặt đẹp mộc giữa ban ngày như các mẹ nội trợ mà không phải kèm thêm son phấn. Mặc một quần áo còn thơm mùi bếp, thơm “mùi” của con…Các mẹ đi làm còn lắm “nỗi khổ” mà tôi không sao nói hết….
Suy cho cùng, công việc của người mẹ đi làm hay nội trợ đều có sức ảnh hưởng lớn nhất với gia đình. Nếu người chồng làm lương cao ngất ngưởng thì người vợ chịu hy sinh ở nhà để chăm sóc con cái, vì dù sao họ cũng không lo lắng nhiều về tài chính. Nếu lương chồng chỉ ở mức đủ sống, người vợ ở nhà thì chắc chắn dễ sinh nhiều mâu thuẫn. Chẳng hạn như tháng này sao em xài mau hết tiền vậy, có mẹ thì kể lể những khoản chi, có mẹ thì tế nhị giải thích cho chồng, nhưng cuộc sống sẽ gặp nhiều khó khăn khi có sự cố tài chính xảy ra. Và nếu cả hai vợ chồng đều đi làm, tài chính thoải mái hơn, người chồng hiểu vợ, muốn vợ được thăng tiến, được đi làm hợp với ngành nghề vốn đã học thì quá tốt.
Nhưng cũng không hiếm gặp trường hợp chồng đi làm, lại không muốn vợ làm ra tiền bởi nhiều lý do. Nào là phụ nữ thì phải ở nhà bếp núc, trông con cái, nào là phụ nữ thì làm ra tiền nhiều hơn đàn ông thì đàn ông sẽ trở nên thấp kém, nào là ghen khi người phụ nữ của mình tiếp xúc với cánh đàn ông khác… Từ đó mà chị em đi làm đã gặp phải muôn vàn sự gia trưởng từ chồng, từ gia đình chồng. Tuy vậy các chị vẫn cố gắng, ở công sở thì cố gắng làm xong việc, về nhà thì cố gắng hoàn thành việc nhà, chăm sóc con, dạy dỗ con cái. Mặc dù rất khó khăn nhưng tôi tin các chị sẽ luôn đủ mạnh mẽ để vượt qua.
Phụ nữ Việt Nam ơi, chúng ta cùng cố lên nhé! Yêu các chị và chúc sức khỏe!
Theo VNE
Cô đơn một mảnh đời
Cô Nhài xuống ở hẳn trên thuyền ở Vực Nải đã được hơn chục năm. Ngôi nhà lá cọ ở giữa làng cả năm cô mới ghé qua đôi lần. Có việc gì lắm người ta mới thấy cô đặt chân lên đất. Quanh năm cô sống ở trên thuyền, làm bạn với cá, với sen...
Người ta kể rằng hồi trẻ cô đẹp lắm, làn da trắng muốt, tóc đen chấm gót. Vẻ đẹp mộc mạc tao nhã như hoa nhài. Đẹp là vậy mà chả ma nào thèm ngó ngàng tới, chẳng phải vì cô chanh chua, ngoa ngoắt mà ngược lại cô rất nết na thùy mị. Chỉ đơn giản là nhà cô có ổ bệnh cùi và lao. Ông nội cô bị cùi rụng hết ngón tay chân, vô phúc hai chú ruột của cô cũng bị cùi. Đến bố khỏe mạnh nên may mắn lấy được vợ, nhưng ông cũng qua đời khi vừa bước qua tuổi bốn mươi vì bệnh lao. Hai năm sau khi bố cô mất, mẹ cô vì đau buồn, vì lao lực nên cũng ra đi.
Bố mẹ mất khi hơn mười tuổi, cô được các anh chị chăm bẵm. Nghèo khó nhưng anh em vẫn sát cánh hết mực yêu thương nhau. Nhưng phận đời thật trớ trêu, cả hai anh trai cô dù khỏe mạnh nhưng đã ngoài ba mươi mà chẳng ai lấy được vợ. Làng trên xóm dưới, cứ thấy anh trai cô tán tỉnh để ý đến cô gái nào là y như rằng gia đình họ cấm tiệt. Buồn chán hai anh lần lượt vào tận vùng Tây Nguyên lập nghiệp. Chị gái cô cũng vậy, con gái có thì chị đành đi kiếm lấy đứa con để trông cậy lúc về già. Trách chi ông trời vô tình, hay chăng mấy đời trước gia đình cô đã gây nên nghiệp chướng gì cho cam nên kiếp này phải trả nợ. Chị gái cô sinh khó, đứa bé đã chết ngay trong bụng mẹ khi chưa kịp cất tiếng khóc chào đời. Chị gái cô hóa điên đã đâm đầu xuống Vực Nải tự vẫn vài ngày sau đó.
Bao lần anh trai giục cô vào Tây Nguyên ở cùng mà cô cứ khất lần. Cô bảo vào sao được khi mồ mả cha mẹ, chị gái và cháu còn ở ngoài này lấy ai hương khói. Từ ngày chị gái mất, cô chuyển lên thuyền ở Vực Nải sống bằng nghề chài lưới và trông cá thuê. Rất ít khi người ta thấy cô lên bờ, mà có lên cô cũng bịt kín mặt như sợ người khác nhìn thấy dung nhan của mình. Đến ngày giỗ, hay ngày tảo mộ cô cũng thường đi vào ban đêm. Đình đám thì cô thường không đến, người dân trong làng cũng không giao lưu tiếp xúc. Chỉ có người chủ Vực Nải là còn hay ra tiếp tế gạo và củi lửa cho cô.
Người ta lại đồn thổi rằng cô là một thây ma, cái thuyền nhỏ của cô cứ thoắt ẩn thoắt hiện trong sương sớm. Vài kẻ trộm cá đã nhìn thấy cô mặt xanh, xõa tóc lướt trên mặt nước. Tin một đồn mười, mười đồn trăm, dần dần được thêm thắt đến ly kỳ, rùng rợn như các câu chuyện ma. Để giờ đến trẻ con khóc là người ta lại dọa: "Nín ngay không cho ra Vực Nải với bà Nhài bây giờ".
Chẳng biết các tin đồn ác ý đó có đến tai cô không, nhưng ít ai dám bén bảng ra Vực Nải nữa, có lẽ vậy cũng tốt, vì bọn trộm cá cũng không dám đến. Còn cô thì ngày càng tránh né mọi người. Cô sống riêng trong thế giới của mình, thi thoảng cô đậu thuyền lại góc chị gái đã tự vẫn ngồi nói chuyện một mình. Những đêm trăng sáng cô lại trút xiêm y vùng vẫy tắm tiên giữa bạt ngàn hoa sen. Hay những trưa hè cô xõa mái tóc dài thướt ra gội trước mũi thuyền. Cuộc sống của cô thật kỳ lạ, cô hạnh phúc với những điều người khác cho là khó hiểu, an phận với tất cả những dòng chảy cuộc đời.
Theo VNE
Phụng dưỡng bố mẹ có phải là việc của con trai? Cả xóm còn mỗi nhà này chưa làm đường bê tông nối từ đường lớn của xã vào. Hôm ba anh em gặp nhau chị cười bảo: "Anh cả bốn phần, cậu út bốn phần còn anh chị cũng có hai phần góp vào làm đỡ ông bà cái đường cho ăn tết được ngon". Vậy mà cậu em xửng cồ lên: "Làm...