Thông xe đại lộ thuộc diện đẹp nhất TP HCM
Sau 1 tháng lỡ hẹn, sáng 28/9, đường Phạm Văn Đồng (tuyến Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – vành đai ngoài) đã chính thức thông xe đoạn từ nút giao thông Nguyễn Thái Sơn (công viên Gia Định) đến cầu Bình Triệu.
Dự án Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – vành đai ngoài do Công ty GS Engineering & Construction – GS E&C (Hàn Quốc) phối hợp với Chính phủ Việt Nam thực hiện từ ngày 9/6/2008 với tổng vốn đầu tư gần 495 triệu USD.
Tuyến đường này là 1 trong những tuyến đường chính trong hệ thống giao thông vành đai của TPHCM, chiều dài toàn tuyến là 13,7km. Tuyến đường bắt đầu từ sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đi qua địa bàn các quận Tân Bình, Gò Vấp, Bình Thạnh; sau đó băng qua sông Sài Gòn đến quận Thủ Đức kết nối vào quốc lộ 1 tại nút giao thông Linh Xuân. Đường rộng 60m, gồm 12 làn xe.
Cắt băng khánh thành tuyến đường mới
Những chiếc xe đầu tiên lưu thông trên tuyến đường này
Cuối năm 2012, UBND TPHCM quyết định lấy tên vị lãnh đạo Phạm Văn Đồng để đặt tên cho tuyến đường đang xây dựng này. Đồng thời, UBND TP yêu cầu đoạn nào hoàn thành thì đưa vào khai thác ngay nhằm góp phần khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông, hạn chế tai nạn tại khu vực này.
Đoạn đường vừa thông xe dài 5,5km, trên đoạn đường này có cầu Bình Lợi là hạng mục quan trọng nhất của dự án. Cầu Bình Lợi cao 35m, rộng 28m, dài 150m, được thi công bằng công nghệ vòm Nielsen rồi đem lắp ráp tại thực địa. Việc lắp ráp dạng kết cấu cầu này đòi hỏi yêu cầu cao về kỹ thuật và công nghệ thi công hiện đại. Đây là câu kết cấu được thi công lần đầu tiên ở Việt Nam.
Việc thông xe giai đoạn 1 tuyến đường này không chỉ mở thêm một tuyến đường quan trọng đến sân bay Tân Sơn Nhất mà còn giải quyết được nhu cầu đi lại của người dân khu vực các quận Tân Bình, Bình Thạnh, Gò Vấp và Thủ Đức.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Văn Thể, Thứ trưởng Bộ GTVT nhấn mạnh: “Đây là sự kiện quan trọng nhằm giúp TPHCM phát triển hơn nữa, cũng như giảm thiểu được tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông cho khu vực”.
Video đang HOT
Theo đơn vị thi công, dự kiến đến năm 2014 sẽ hoàn thành toàn bộ dự án. Dự kiến 1 tháng sau lễ thông xe này thành phố sẽ tổ chức 1 buổi lễ đặt tên chính thức cho tuyến đường này là đường Phạm Văn Đồng.
Sau đây là 1 số hình ảnh trong ngày thông xe đường Phạm Văn Đồng:
Đường Phạm Văn Đồng rộng 60m gồm 12 làn xe
Cầu Bình Lợi thi công dạng lắp ráp với yêu cầu kỹ thuật rất cao
Tuyến đường này sẽ góp phần giảm ùn tắc cho cả khu vực rộng lớn
Rất đông người dân sống ven đường háo hức trong ngày thông xe
Tuyến đường này được đánh giá là 1 trong những tuyến đại lộ đẹp nhất trong nội đô
Đình Thảo – Tùng Nguyên
Theo Dantri
Tâm sự của thạc sĩ được ông Nguyễn Bá Thanh tìm việc
"3 năm nay em đi xin việc khắp nơi. Có hôm hai mẹ con đi cả buổi nộp hồ sơ nhưng không ai nhận, về nhà chẳng muốn ăn uống", thạc sĩ giỏi vừa được ông Nguyễn Bá Thanh bút phê xin việc kể.
Căn nhà khuất sâu trong con hẻm đường Phạm Văn Đồng (quận Sơn Trà, Đà Nẵng) của bà Lê Thị Giỏi hai hôm nay thường xuyên nhận được những cuộc điện thoại của bạn bè hỏi thăm việc con mình, thạc sĩ Phan Thị Trang Nhung, vừa được Trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh phê bút để xin việc. "Nhung nó cũng đỡ buồn hơn vì có thêm hi vọng", bà Giỏi nói.
Cô thạc sĩ tâm sự quá chán nản với những hồ sơ đi xin việc. Ảnh: Nguyễn Đông
Cô thạc sĩ 26 tuổi với khuôn mặt ưa nhìn, dáng người cao ráo khá khiêm tốn kể về thành tích học tập của mình. Năm lớp 8, do đầu tư nhiều thời gian cho kỳ thi học sinh giỏi Văn cấp thành phố nên Nhung xếp học lực khá, còn lại 11 năm học là học sinh giỏi. Từ năm học lớp 8 đến năm lớp 12, cô đều đạt giải môn Văn trong các kỳ thi học sinh giỏi Đà Nẵng.
Năm 2010, Nhung tốt nghiệp loại giỏi ngành Sư phạm Văn (Đại học Sư phạm Đà Nẵng) và bắt đầu hành trình đi xin việc. Ban đầu, cô cử nhân xin vào thử việc ở một trường tư nhưng thời gian gò bó. Muốn học lên để có thêm kiến thức, Nhung nghỉ dạy và thi đậu vào học thạc sĩ ngành Việt Nam học (Đại học Sư phạm Đà Nẵng).
Vừa học thạc sĩ, Nhung vừa cùng mẹ cầm tấm bằng đại học đi nộp khắp nơi, từ trường ĐH Duy Tân, ĐH Đông Á, ĐH Sư phạm Đà Nẵng đến Học viện Chính trị Trung ương 3... Nhưng nhiều trường đều lắc đầu nói chưa có nhu cầu tuyển, nơi nhận hồ sơ thì không thấy gọi đến phỏng vấn.
Hai mẹ con cũng đến Sở Giáo dục để hỏi về nhu cầu tuyển dụng. Nhưng sở thì bảo xuống trường hỏi xem trường nào có nhu cầu tuyển giáo viên, trường thì lại nói lên sở nộp hồ sơ. Tháng 12/2012, Nhung tốt nghiệp thạc sĩ với tấm bằng giỏi. Nhưng những lần đi xin việc sau đó cô vẫn chỉ nhận được những cái lắc đầu.
Tìm hiểu về số lượng thi tuyển công chức ngành giáo dục, Nhung được biết mỗi năm trường chỉ tuyển một chỉ tiêu. Diện đặc cách công chức thì giáo viên phải có 3 năm kinh nghiệm (trừ một năm thử việc). Vào được giáo viên hợp đồng là có cơ hội được thi vào biên chế, Nhung mạnh dạn lên Sở giáo dục hỏi "tiêu chí nào để tuyển giáo viên dạy hợp đồng", nhưng nhận được câu trả lời "không có tiêu chí nào".
Nhung tốt nghiệp thạc sĩ ngành Văn học Việt Nam (Đại học Đà Nẵng) với số điểm 9.0. Ảnh:Nguyễn Đông
"Em không nhớ nổi mình đã làm bao nhiêu hồ sơ đi xin việc và rối bời bởi không ngờ cầm tấm bằng sư phạm loại giỏi đi xin việc mà cực khổ đến thế", Nhung bật khóc. Theo cô nhiều bạn bè cùng có hộ khẩu Đà Nẵng như mình sau khi tốt nghiệp đại học hay thạc sĩ loại khá đều đã có việc làm, chỉ số ít những người ở tỉnh lẻ phải rời thành phố về quê.
Thương mẹ đã trải qua ba cuộc phẫu thuật vì bệnh tim, khối u, bố là bộ đội phục viên nhưng phải đi làm bảo vệ cho nhà hàng, Nhung đi dạy thêm kiếm tiền phụ giúp gia đình. Công việc gia sư với thu nhập khoảng 2 triệu đồng mỗi tháng phần nào giúp cô sống với hoài bão của nghề "gõ đầu trẻ", nhưng cũng được một thời gian rồi đành nghỉ.
Gần một năm nay, Nhung xin đi làm công nhân thời vụ ở khu công nghiệp Hòa Khánh (quận Liên Chiểu). "Nhiều người đi làm công nhân như em cũng là cử nhân đại học. Em cũng chẳng khi nào nói với bạn làm cùng công ty rằng mình là thạc sĩ, phần vì xấu hổ, phần sợ họ bảo mình nói láo vì thạc sĩ mà không xin được việc", Nhung nói.
Trong những câu chuyện cùng bạn bè, cô ít khi đề cập đến công việc. Nhưng về nhà lại ngồi thui thủi khóc một mình. Bà Giỏi khuyên con không nhất thiết phải đi dạy nữa, miễn là có được công việc ổn định. "Nhưng công ty thì không nhận em vào biên chế vì không có tiền trả lương theo bằng thạc sĩ", Nhung chia sẻ.
Bà Giỏi ngồi nhìn con, nước mắt trực trào, bảo: "Cứ nghĩ cho con học lên thạc sĩ sẽ dễ xin việc hơn. Nhà thì cũng không khá giả gì, nhiều hôm hai vợ chồng chia nhau gói mì tôm để dành tiền cho con đi học. Nhung nó chưa có việc, không khí trong nhà lúc nào cũng nặng nề. Chẳng biết kêu ai mới nhờ đến đại biểu Quốc hội Nguyễn Bá Thanh".
Những tấm bằng khen thành tích đạt giải cao trong các kỳ thi Văn cấp thành phố Đà Nẵng không giúp cho thạc sĩ Phan Thị Trang Nhung dễ dàng tìm được việc làm. Ảnh: Nguyễn Đông
Sau buổi tiếp xúc cử tri quận Sơn Trà, chiều 23/9, ông Nguyễn Bá Thanh đã gặp riêng mẹ của Nhung tiếp nhận hồ sơn xin việc và bút phê. Dù không biết ông Thanh "bút phê" gì nhưng với Nhung đó như một niềm hy vọng nhen nhóm. "Giờ em chỉ muốn có được công việc ổn định, miễn sao được gần gia đình để chăm sóc mẹ đau ốm. Còn nếu lần này không được nữa, chắc em sẽ vào Quảng Ngãi, chỗ chị gái, để tìm kiếm cơ hội việc làm", Nhung trải lòng.
Câu chuyện chững lại khi Nhung có người bạn cũng tốt nghiệp thạc sĩ ngành sinh thái học (ĐH Sư phạm Đà Nẵng) loại khá nhưng đang phải làm tạm công việc gia sư, ghé nhà. "Bây giờ thạc sĩ như em cũng còn nhiều người thất nghiệp lắm. Nhiều địa phương thông báo đang thiếu giáo viên, nhưng rồi những tấm bằng sư phạm đành đắp chiếu", Nhung nói thêm.
Nguyễn Đông
Theo VNE
Hơn 270 triệu USD xây cầu nối Cần Thơ và Đồng Tháp Sáng 10/9, Bộ Giao thông Vận tải khởi công xây dựng cầu Vàm Cống dài gần 3km dẫn qua sông Hậu, góp phần cải thiện giao thông khu vực đồng bằng sông Cửu Long. ảnh minh họa Dự án xây dựng cầu Vàm Cống dài gần 3km, bao gồm cả phần cầu chính và cầu dẫn qua sông Hậu thuộc địa phận huyện...