Thống trị ngành thuốc lá Việt, mỗi ngày Vinataba lãi gần 4 tỷ đồng
Khoản hỗ trợ tài chính hơn 150 tỷ đồng từ Philip Morris International giúp Vinataba giữ được mốc lợi nhuận trên 700 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2020.
Thống trị ngành thuốc lá Việt, mỗi ngày Vinataba lãi gần 4 tỷ đồng
Theo báo cáo tài chính hợp nhất bán niên năm 2020 vừa công bố, Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba) ghi nhận 8.975 tỷ đồng doanh thu thuần trong nửa đầu năm nay, giảm 5,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Sau khi trừ đi giá vốn, lợi nhuận gộp còn lại là 1.809 tỷ đồng, giảm 10%.
Trong kỳ, Vinataba cũng ghi nhận 107 tỷ đồng doanh thu tài chính (chủ yếu là lãi tiền gửi ngân hàng, tiền cho vay, chênh lệch tỷ giá), tăng 36%.
Trong khi đó, chi phí tài chính ở mức 164 tỷ đồng (chủ yếu là lãi tiền vay), tăng 12%. Chi phí bán hàng ở mức 572 tỷ đồng, tăng 5,6%. Chi phí quản lý doanh nghiệp ở mức 760 tỷ đồng, giảm 6,9%.
Đặc biệt, nửa đầu năm, “ông trùm” ngành thuốc lá bất ngờ ghi nhận khoản thu nhập bất thường lên đến 152 tỷ đồng, là tiền hỗ trợ tài chính từ Philip Morris International Management SA.
Hiện nay, Marlboro – nhãn hiệu thuốc lá điếu quốc tế bán chạy nhất thế giới – đang được sản xuất và thương mại hóa tại Việt Nam bởi Công ty TNHH Vinataba – Philip Morris, là liên doanh giữa Philip Morris International (chủ sở hữu nhãn hiệu thuốc lá Marlboro) và Vinataba.
Kết thúc 6 tháng đầu năm 2020, Vinataba đạt lợi nhuận trước thuế 725 tỷ đồng, giảm 5,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tính ra, trung bình mỗi ngày, Vinataba thu về 49 tỷ đồng doanh thu thuần và gần 4 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế.
Video đang HOT
Tính đến hết ngày 30/6/2020, tổng tài sản của Vinataba ở mức 18.837 tỷ đồng, trong đó phần lớn tập trung ở hàng tồn kho với 9.158 tỷ đồng, tiền và các khoản tương đương tiền với 3.434 tỷ đồng và tài sản cố định với 2.895 tỷ đồng.
Về nguồn vốn, vốn chủ sở hữu đến hết ngày 30/6/2020 của Vinataba ở mức 10.304 tỷ đồng, nợ phải trả là 8.533 tỷ đồng.
Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba) chính thức được thành lập từ năm 1995, còn gọi là Tổng công ty 91, hạng doanh nghiệp đặc biệt.
Tuy nhiên, 40 năm trước đó (năm 1955), Chính phủ đã ra quyết định xây dựng một nhà máy thuốc lá quốc doanh. 2 năm sau, bao thuốc là đầu tiên mang nhãn hiệu Thăng Long xuất xưởng. Đây được coi là ngày khai sinh của ngành công nghiệp thuốc lá Việt Nam.
Sau ngày 30/04/1975, đất nước thống nhất, hãng thuốc lá Đông Dương MIC (Manufacture Indochinoise de Cigarettes) được Chính phủ tiếp quản. 10 năm sau đó, từ những nhà máy thuốc lá riêng biệt, toàn quốc dần hình thành 2 xí nghiệp liên hợp, một tại miền Bắc, một tại miền Nam.
Hai xí nghiệp liên hợp này sau đó được hợp nhất vào năm 1985 – tiền thân của Vinataba, từng bước sản xuất thành công thuốc lá thay thế hàng ngoại nhập và tiến hành đàm phán liên doanh với các tập đoàn thuốc hàng đầu thế giới như BAT, Philip Morris, Rothman, Intabex…
Hiện người đứng đầu Vinataba là Chủ tịch Hồ Lê Nghĩa, sinh năm 1979, là chủ tịch trẻ nhất trong số 19 tập đoàn, tổng công ty trực thuộc Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
Doanh nghiệp vận hành chuỗi cầm đồ F88 lãi chưa đến 3 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2020
Công ty CP Kinh doanh F88 lãi sau thuế đạt 2,7 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2020, kém xa mục tiêu lợi nhuận đạt 377 tỷ trong cả năm nay.
Chuỗi cầm đồ F88 lãi nửa năm chưa tới 3 tỷ đồng
Công ty cổ phần Kinh doanh F88 - đơn vị vận hành chuỗi cửa hàng cầm đồ F88 vừa công bố thông tin tình hình tài chính tóm tắt 6 tháng đầu năm 2020.
Các kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần Kinh doanh F88 đi xuống so với cùng kỳ.
Trong nửa đầu năm 2020, doanh nghiệp này có tổng tài sản là 816 tỷ đồng, tăng 60% so với thời điểm đầu năm. Vốn chủ sở hữu ở mức 359,5 tỷ đồng, tăng trưởng 57%.
Tuy nhiên, Công ty đang vận hành chuỗi cửa hàng cầm đồ F88 này báo lãi sau thuế 2,7 tỷ đồng, giảm 83% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu trong nửa đầu năm nay đạt chưa tới 1%.
Kết quả trên còn cách xa mục tiêu lợi nhuận đạt 377 tỷ đồng (năm 2020) và 815 tỷ đồng (2021), tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu trên 40% từng được Công ty cổ phần Kinh doanh F88 đặt ra trong bản thông tin phát hành trái phiếu giữa năm 2019.
Có thể thấy, những diễn biến khó lường của dịch Covid-19 đang khiến chuỗi cầm đồ F88 sẽ phải đối mặt với không ít thách thức.
Vào tháng 9/2019, quy mô của chuỗi cầm đồ F88 lên đến 200 cửa hàng.
Dòng vốn đầu tư dồn dập đổ về chuỗi cầm đồ F88 giữa đại dịch Covid-19
Được biết, chuỗi cầm đồ F88 được vận hành bởi Công ty cổ phần Kinh doanh F88. Chuỗi này bắt đầu phát triển mạnh trên thị trường từ năm 2017, sau khi công ty mẹ - Công ty Cổ phần Đầu tư F88 được rót vốn từ hai quỹ tài chính Mekong Capital và Granite Oak.
Quy mô của chuỗi cầm đồ F88 từ mức vài chục cửa hàng những năm đầu tiên đã nhanh chóng tăng lên 200 tại 29 tỉnh, thành phố lớn với đội ngũ kinh doanh gần 1.000 người ở thời điểm tháng 9/2020.
Về mô hình kinh doanh, F88 chỉ cho vay thế chấp tài sản và không cho vay tín chấp. Các sản phẩm bao gồm: vay thế chấp xe máy, ô tô, đăng kí xe máy, đăng kí xe ô tô, điện thoại, laptop, trang sức...
Mới đây, Công ty cũng mở rộng danh mục sản phẩm bảo hiểm nhân thọ cho khách hàng, liên kết cùng với Mirae Asset Prévoir.
Đáng chú ý, từ giữa năm 2019 đến giai đoạn đại dịch Covid-19 ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh, Công ty Cổ phần Kinh doanh F88 vẫn đang tiếp tục huy động thêm vốn từ nhà đầu tư.
Ông Phùng Anh Tuấn, người đại diện theo pháp luật của Công ty Cổ phần Đầu tư F88 và Công ty Cổ phần Kinh doanh F88.
Vào tháng 8/2019, Công ty Cổ phần Kinh doanh F88 huy động được 100 tỷ đồng trái phiếu từ 39 nhà đầu tư. Trong đó có 2 nhà đầu tư tổ chức, 36 nhà đầu tư cá nhân trong nước và 1 nhà đầu tư nước ngoài.
Lô trái phiếu này có kỳ hạn 2 năm. Lãi suất áp dụng cho năm đầu tiên là 12,3%/năm và 13%/năm cho năm thứ 2.
Tài sản đảm bảo cho lô trái phiếu chính là 10,51 triệu Ngày 11/6/2020, chuỗi cầm đồ này đã hoàn tất đợt phát hành trái phiếu lần thứ 3 với tổng giá trị 108 tỷ đồng.
Đây là đợt phát hành cuối cùng trong gói huy động trái phiếu trị giá 200 tỷ đồng được doanh nghiệp này công bố hồi đầu năm nay - trước đó đã phát hành 2 đợt với trị giá lần lượt 49 tỷ đồng và 43 tỷ đồng.
Trái phiếu của đợt phát hành này là loại không chuyển đổi, không có tài sản đảm bảo, có kỳ hạn 1 năm với lãi suất thực tế 12,5%/năm. Các trái chủ được nhận trái tức 3 tháng/lần.
Ngoài ra, trên trang chủ của Công ty cổ phần Kinh doanh F88, doanh nghiệp này cho biết vừa thu về lần lượt 73,86 tỷ đồng và 50 tỷ đồng trái phiếu với mã trái phiếu tương ứng là F88-BOND 20.01 và F88-BOND 20.02.
Lãi suất áp dụng cho trái phiếu cố định ở mức 12,5%/năm, trái chủ nhận được trái tức định kỳ 3 tháng/lần.
Như vậy, từ tháng 8/2019 đến nay, Công ty cổ phần Kinh doanh F88 đã thu về tổng cộng 423,86 tỷ đồng qua kênh trái phiếu nhằm gia tăng nguồn vốn.
Đầu tư và Xây dựng Tiền Giang (THG) tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2020 tỷ lệ 10% Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Tiền Giang (Mã chứng khoán THG - sàn HOSE) thông báo tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2020 bằng tiền mặt với tỷ lệ 10%. Ngày đăng ký cuối cùng là 24/09/2020 và ngày thanh toán cổ tức là 07/10/2020. Trong 6 tháng đầu năm 2020, Đầu tư và Xây dựng Tiền Giang...