Thông tin về giàn khoan thứ 2 TQ đang kéo vào Biển Đông
Giàn khoan thứ 2 này có tên Nam Hải số 9, là loại giàn khoan nửa chìm nửa nổi của Tổng công ty dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (CNOOC).
Theo tin tức, giàn khoan thứ 2 này có tên Nam Hải số 9 (Nan Hai Jiu Hao), là loại giàn khoan nửa chìm nửa nổi của Tổng công ty dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (CNOOC).
Bản tin ngắn của Cục Hải sự Trung Quốc vừa cho biết: giàn khoan ‘Nam Hải số 9′ được kéo từ tọa độ 17 độ 38 vĩ Bắc, 110 độ 12,3 kinh Đông tới vị trí có tọa độ 17 độ 14,1 vĩ Bắc, 109 độ 31 kinh Đông trên Biển Đông trong thời gian từ ngày 18 đến 20/6.
Cục Hải sự Trung Quốc cho biết thêm, giàn khoan nước sâu này được di chuyển với tốc độ 4 hải lý /giờ (khoảng 7km/giờ), tổng chiều dài mà giàn khoan này di chuyển là 600m.
Giàn khoan Nam Hải số 9 của Trung Quốc.
Bản tin trên trang web chính thức của Cục Hải sự Trung Quốc không nói cụ thể hướng di chuyển, nhưng các trang mạng Trung Quốc cho rằng giàn khoan này “được kéo về hướng Tây Sa”, tức Hoàng Sa của Việt Nam. Tuy nhiên, điều này không được ghi nhận trên các trang báo chính thống Trung Quốc.
Đầu tháng 6/2014, báo mạng Hải Dương Trung Quốc (ocean.china.com.cn) từng đưa tin Trung Quốc đang ồ ạt đóng giàn khoan với ít nhất 3 giàn khoan lớn Hải Dương 982, 943 và 944 với tổng trị giá lên tới 6,65 tỉ tệ (khoảng 1 tỉ USD), như một công cụ đắc lực phục vụ cho tham vọng bá quyền trên biển Đông.
Hải Dương 982 sẽ được thiết kế là một giàn khoan nước sâu nửa chìm nửa nổi thế hệ mới, đáp ứng được mọi điều kiện khí hậu khắc nghiệt nhất trên biển Đông. Với tuổi thọ dự tính 25 năm, giàn khoan Hải Dương 982 được thiết kế phù hợp hoạt động ở độ sâu tới 1.500 m ở mọi vùng biển trên thế giới, khoan sâu tối đa tới 9.144 m, mang hệ thống định vị động lực DP3, và dự tính sẽ được bàn giao vào tháng 8/2016.
Giàn khoan Hải Dương 943 sẽ được thiết kế là giàn khoan tự nâng, có thể hoạt động ở độ sâu tối đa là 122 m, và có thể khoan sâu tối đa tới 10.668 m.
Video đang HOT
Giàn khoan Hải Dương 981 đang hạ đặt trái phép tại vùng biển Việt Nam.
Giàn khoan Hải Dương 944 cũng sẽ được thiết kế là giàn khoan tự nâng, chủ yếu hoạt động ở các khu vực đất mềm, có thể hoạt động ở độ sâu tối đa là 122 m, có thể khoan sâu tối đa tới 9.144 m. Hai giàn khoan Hải Dương 943 và Hải Dương 944 dự kiến sẽ lần lượt được hoàn thiện vào tháng 9 và tháng 10/2015.
Như vậy ngoài 3 giàn khoan mới chính thức được công bố, có khả năng Trung Quốc đã âm thầm đóng tiếp không ít các giàn khoan khác. Việc đóng các giàn khoan này được liệt là 1 trong “10 chương trình trọng điểm” của Trung Quốc và chính lãnh đạo Tập Cận Bình có lần đã tới tận nơi để kiểm tra động viên.
Theo nhiều chuyên gia, việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan tại vùng biển Việt Nam, không chỉ có mục tiêu thăm dò dầu khí, mà có thể còn đặt mốc chủ quyền của Trung Quốc dưới đáy biển, để sau này có thêm “bằng chứng”. Sau Hải Dương 981, việc đặt thêm một giàn khoan trên Biển Đông cũng giống như các cường quốc đã cắm cờ trên Mặt trăng hay cắm cờ dưới đáy Bắc Băng Dương, một kế hoạch cực kỳ thâm độc của Bắc Kinh trong âm mưu độc chiếm Biển Đông.
Hải Dương 981 và 982 là giàn nửa chìm thế hệ mới, thế hệ thứ 6 với một số đặc điểm như sau: Khả năng chống mệt mỏi (fatigue) – một căn bệnh suy sụp của nhiều giàn khoan, trước tác động của thiên nhiên. Giàn này được thiết kế chịu được những cơn bão khủng khiếp nhất thống kê trong 200 năm lịch sử tại vùng Biển Đông. Khả năng định vị trên biển. Nếu giàn Đại Hùng 01 của ta giữ vị trí trên biển bằng hệ thống 8 neo thì 981 tại các vùng nước sâu dưới 1000 mét vẫn định vị bằng 12 neo cấp R5 nhưng giàn chủ yếu định vị bằng hệ định động học cấp 3 là cấp cao nhất của hệ thống này với 8 chân vịt lái (thruster), mỗi chân vịt được kéo bởi động cơ 4600 CV. Khả năng chống tràn dầu. Kinh nghiệm đau đớn của các vụ tràn dầu khiến cho FG tìm mọi biện pháp để ngăn chặn ngay từ giai đoạn đầu tiên. Một hệ thống cảm biến được thiết lập quanh giàn và hành động nhanh chóng để đóng ngay cái BOP (thiết bị chống tràn -Blow Out Preventer) Bởi vậy, giàn nửa chìm là công cụ không thể thiếu được trong việc chinh phục độ sâu khi khai thác dầu khí.
Theo Nguoiduatin
Từ Hoàng Sa: Đội hình tàu lạ của TQ
Đội tàu cá Trung Quốc lên đến khoảng gần 60 chiếc đã tiến sâu vào vùng biển Việt Nam để xâm chiếm ngư trường truyền thống của ngư dân ta. Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam đã tiến hành đẩy đuổi đội tàu cá này.
Theo ghi nhận của Cảnh sát biển vùng 2, trong những ngày qua đội tàu cá Trung Quốc (có thời điểm lên đến gần 100 chiếc) đã có mặt tại vùng biển thuộc quyền đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Cụ thể, các tàu cá của Trung Quốc thường neo đậu ở vị trí phía Tây Nam giàn khoan Hải Dương 981 từ 20 - 30 hải lý và tiến sâu vào vùng biển vốn từ trước đến nay là ngư trường truyền thống của ngư dân ta.
Tàu cá Trung Quốc có mặt dày đặc ở vị trí cách đảo Lý Sơn 126 hải lý
Ghi nhận của PV Anh Duy tại hiện trường, các tàu cá Trung Quốc neo đậu bất động và dày đặc trên mặt biển, mỗi tàu cách nhau 2 - 3 hải lý.
Phần lớn các tàu cá này không có ngư cụ trên tàu, không có bất kỳ dấu hiệu hoạt động đánh bắt cá nào diễn ra tại vị trí nói trên.
Vào 14h30 chiều 18/6, tàu Cảnh sát biển 4033 của Việt Nam khi tiến hành thực thi nhiệm vụ đã phát hiện đội tàu cá Trung Quốc hoạt động trái phép trên vùng biển nước ta.
Đội tàu cá Trung Quốc với khoảng 60 chiếc, neo đậu ở khu vực cách giàn khoan Hải Dương 981 khoảng 23 hải lý về phía Tây Nam, cách đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) khoảng 126 hải lý.
Ngay khi vừa phát hiện, tàu Cảnh sát biển 4033 đã tiến thẳng về phía đội hình tàu cá Trung Quốc, dùng loa áp chế tuyên truyền, yêu cầu phải rút khỏi vùng biển của Việt Nam. Tuy nhiên, các tàu cá Trung Quốc vẫn "bất động".
Đáng nói hơn, có tàu Hải cảnh số hiệu 46102 của TQ có mặt để hộ tống đội tàu cá và tiếp cận gần tàu Cảnh sát biển 4033, tiếp tục "lu loa" luận điệu cũ rích, ngang ngược.
Thượng tá Nguyễn Văn Tân - Phó tham mưu trưởng huấn luyện, Cảnh sát biển vùng 2 khẳng định: "Họ đến đây không phải là mục đích đánh cá, bởi qua quan sát đều thấy không có lưới, ngư cụ...người thì vào các khoang tàu và đóng kín các cửa. Đặc biệt là đội tàu cá của Trung Quốc có những tàu lớn, có trang bị vũ khí đi theo để bảo vệ".
Đại tá Võ Văn Kính - Phó chính uỷ Cảnh sát biển vùng 2 thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển nhận định thêm: "Đội hình tàu cá Trung Quốc đang có mưu đồ tạo nên sự hiện diện tại khu vực Biển Đông, vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam, để từ đó từng bước thực hiện kế hoạch xâm chiếm ngư trường truyền thống của nhân dân ta".
Cận cảnh tàu cá Trung Quốc không có ngư cụ và "nằm im"
Ghi nhận sự ngang ngược của đội tàu cá Trung Quốc trong vùng biển Việt Nam
Tàu Hải cảnh 46102 của Trung Quốc đi theo bảo vệ đội tàu cá trong vùng biển Việt Nam
Tàu Cảnh sát biển 4033 dùng loa áp chế tuyên truyền, đẩy đuổi đội tàu cá Trung Quốc hoạt động trái phép trên vùng biển của Việt Nam
Theo_VietNamNet
Phơi bày sự thật Trung Quốc xây "pháo đài" ở Gạc Ma, Đá Chữ Thập Trung Quốc muốn xây dựng đảo nhân tạo tại Gạc Ma và Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nhằm thiết lập vùng xác định phòng không trên Biển Đông. Đá Chữ Thâp: "pháo đài" mới của Trung Quốc ở Biển Đông? Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng dẫn lời các chuyên gia hàng hải và học giả...