Thông tin trường THCS Lê Quý Đôn khóa cửa lớp để học sinh đứng ngoài nắng chờ bố mẹ không đúng sự thật
Ngày 22/5, Hiệu trưởng Trường THCS Lê Quý Đôn (Cầu Giấy, Hà Nội) Lê Thị Kim Ánh đã có cuộc trao đổi với phóng viên Kinh tế & Đô thị về việc báo chí phản ánh “Trường THCS Lê Quý Đôn khóa cửa lớp, học sinh phải đội nắng 40 độ C chờ phụ huynh tới đón”.
Hiệu trưởng Trường THCS Lê Thị Kim Ánh khẳng định: “Báo chí phản ánh nhà trường đóng cửa lớp học để học sinh đứng ngoài nắng chờ bố mẹ là không đúng sự thật. Nhà trường không hề có chủ trương và triển khai điều đó”.
Trường THCS Lê Quý Đôn có thư việc mở, điều hòa hoạt động liên tục để học sinh có thể chờ phụ huynh đón sau giờ tan học. Ảnh: VTV.
Tại thời điểm 11h30 ngày 21/5 như trong bài báo phản ánh “Trường THCS Lê Quý Đôn khóa cửa lớp, học sinh phải đội nắng 40 độ C chờ phụ huynh tới đón”, Ban Giám hiệu nhà trường cho biết, khi đó, chỉ còn một số học sinh sắp được cha mẹ đến đón nên đứng chờ phía ngoài cổng.
Tại thời điểm đó, cổng trường mở để học sinh tự ra về. Một số học sinh đứng chờ trong khu vực bóng râm bên trong trường, tại tầng 1 nhà D cho đến khi cha mẹ đón. Không có giáo viên, nhân viên nào yêu cầu học sinh phải ra ngoài cổng để chờ phụ huynh tới đón.
Hiệu trưởng Lê Thị Kim Ánh cho biết: “Khi học sinh ra về, đối với các em phụ huynh đã đón, các con được hướng dẫn khẩn trương ra về. Còn với học sinh bố mẹ chưa đón, các con có thể ở lại lớp, khuôn viên nhà trường. Nhà trường có thư viện mở, cả sáng và chiều đều bật điều hòa để học sinh có thể vào đó chờ bố mẹ đón. Đồng thời, nhà trường sắp xếp vị trí sảnh tầng 1 ở dãy nhà D có rất nhiều ghế đá, bóng cây mát để đợi bố mẹ”.
Các khu vực tiếp đón học sinh có mái che và bóng mát.
“Bức ảnh hôm qua báo chí chụp là lúc tan học. Trường THCS Lê Quý Đôn có 48 lớp, trong đó 36 lớp học sáng, với 1.700 học sinh. Tôi đã hỏi học sinh, các em đều nói ra chờ bố mẹ. Nhiều em còn chia sẻ, các con không muốn ở trên lớp, muốn được xuống sân trường chơi với các bạn. Nhà trường không yêu cầu các em ra khỏi trường, trong bức ảnh, cổng trường cũng rất rộng mở” – bà Kim Ánh cho biết thêm.
“Quan điểm của nhà trường là không để cho một học sinh nào đi học phải đứng đợi ở cổng trường, tránh nắng, tránh mưa” – Bà Kim Ánh nhấn mạnh.
Theo Ban Giám hiệu nhà trường, ngày 4/5, khi học sinh quay trở lại trường học sau thời gian nghỉ do dịch Covid-19, trường THCS Lê Quý Đôn đã thực hiện nghiêm công tácphòng chống dịch theo chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền; tạo mọi điều kiện tốt nhất để đảm bảo cho học sinh quay trở lại trường học an toàn, đảm bảo chất lượng dạy và học.
Theo tìm hiểu của phóng viên, trường THCS Lê Quý Đôn cũng thường xuyên hướng dẫn, nhắc nhở học sinh trên loa phát thanh về việc chờ cha mẹ ở khu vực đảm bảo an toàn, nhất là lúc trời nắng to hoặc trời mưa. Học sinh có thể chờ phụ huynh đến đón tại ghế đá có bóng mát trên sân trường, các sảnh, hành lang gần cổng, thư viện. Trong đợt này, trường còn mở cổng để đón học sinh đến trường lúc 6h30 sáng và 13h chiều (sớm hơn bình thường 30 phút).
Đồng thời, trường cũng phối hợp với lực lượng Công an cơ sở để đảm bảo an toàn, thông thoáng phía trước cổng trường. Do đó, trước cổng trường không có hiện tượng ùn tắc kéo dài hoặc mất trật tự, an toàn giao thông.
Video đang HOT
Học sinh xếp hàng trong bóng mát để được tho thân nhiệt.
Theo quy định của nhà trường, sau khi học sinh tan học, học sinh trực nhật theo phân công của giáo viên chủ nhiệm. Học sinh cuối cùng ra khỏi lớp có trách nhiệm tắt thiết bị điện, khép cửa lớp.
Giám thị của trường có nhiệm vụ kiểm tra việc tắt điện, khóa cửa, vệ sinh lớp. Nếu lớp nào chưa khóa cửa, tắt điện thì giám thị thực hiện việc này để đảm bảo an toàn cho học sinh, phòng cháy, tránh mất mát tài sản, đồ dùng của lớp.
“Tất cả các quy định đó, nhà trường đã thống nhất từ các cuộc họp từ Ban Giám hiệu, đến cha mẹ học sinh. Đồng thời, thông qua giáo viên chủ nhiệm, nhà trường công khai tất cả nội dung đến học sinh.
Mặt khác, nhà trường đã tập huấn cán bộ, giáo viên, nhân viên trong quá trình thực hiện. Sau đó, nhà trường đã hướng dẫn các em học sinh để thực hiện quy trình đầy đủ” – Hiệu trưởng THCS Lê Quý Đôn chia sẻ.
Theo khảo sát của phóng viên, khuôn viên trường THCS Lê Quý Đôn khá rộng, thoáng mát, nhiều bóng cây che phủ. Học sinh được hướng dẫn để đứng bên trong sân trường hoặc thư việc để chờ phụ huynh đón, không nhất thiết phải đứng đợi bên ngoài cổng trường.
Vụ học sinh lớp 1 bị phê bình vì đến trường sớm: "Nếu phụ huynh đó không lên tiếng, liệu nhà trường có chủ động tìm biện pháp?"
Sau kết luận của Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng liên quan đến việc học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Quang Trung bị phê bình vì đến trường sớm, nhiều bậc phụ huynh đã bày tỏ quan đểm khác nhau về sự việc này.
Trước vụ việc trên, các bậc phụ huynh đã bày tỏ nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Có người cho rằng phụ huynh đã nóng vội đăng tải vụ việc lên mạng xã hội mà chưa kiến nghị với Ban Giám hiệu nhà trường, làm ảnh hưởng đến trường học.
Sự việc em học sinh phải đứng cổng trường vì đi học sớm thu hút sự quan tâm lớn của dư luận.
Tuy nhiên, đa phần người đều bày tỏ sự bức xúc trước tình huống mà cô bé học sinh phải trải qua. "Nếu đó là con của các bạn đứng dưới thời tiết nắng như lửa đốt vì đi học sớm, trong trường hợp cháu không đứng ở đó mà có thể bị dụ dỗ hoặc theo người lạ thì sẽ ra sao?", một số bậc phụ huynh nêu quan điểm.
Bày tỏ quan điểm với chúng tôi liên quan đến vụ việc trên, anh Lê Đình Phương, (Nam Từ Liêm, Hà Nội) một phụ huynh có hai con nhỏ đang theo học tại Hà Nội cho biết, bản thân rất quan tâm đến vụ việc nêu trên và đã nắm được kết luận vụ việc của UBND Hải Phòng.
Theo anh Phương, sau dịch bệnh COVID-19, nhiều gia đình không đủ khả năng cho con ăn nội trú do kinh tế bị ảnh hưởng nên sẽ cố giảm chi phí bằng việc đưa đón con về nhà ăn. Điều này cũng giúp con được bố mẹ chăm sóc đầy đủ và có thời gian tranh thủ bên gia đình.
"Vụ việc này tôi cũng theo dõi từ đầu và nắm được thông tin qua báo chí, 1h30 bố mẹ đã phải đi làm nhưng đến 2h các con mới vào lớp nên việc đưa con đi học sớm là điều cần thiết vì không ai muốn đi làm muộn cả", anh Phương chia sẻ.
Theo anh Phương, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào thì việc để các cháu ở ngoài trường là điều không hợp lý: "Nếu đó là con của các bạn đứng dưới thời tiết nắng như lửa đốt vì đi học sớm, trong trường hợp cháu không đứng ở đó mà có thể bị dụ dỗ hoặc theo người lạ thì sẽ ra sao?", anh Phương bày tỏ.
Theo anh Phương, có thể việc các em học sinh đến trường sớm gây ồn ào có thể ảnh hưởng đến các em học sinh khác. Tuy nhiên, phía nhà trường cần có phòng riêng cho các em đến sớm ngồi trong phòng hoặc cần có biện pháp hợp lý.
Hình ảnh cháu bé phải đứng ở cổng trường do đi học sớm. Ảnh Facebook.
"Mỗi trường có một quy định riêng nhưng quy định thì cần hợp lý, miễn sao các con, học sinh của trường cần được đảm bảo an toàn nhất. Trong trường hợp người mẹ có con nhỏ phải đứng ngoài cổng trường ở Hải Phòng ấy không lên tiếng, không đưa lên mạng xã hội thì liệu nhà trường có tự nhiên bỏ ra phòng bảo vệ hay có phương pháp nào đó để các con được vào chờ hay không", anh Phương bày tỏ.
"Theo tôi, với bất cứ một trường học nào thì an toàn và ưu tiên của học sinh trong trường là quan trọng nhất. Còn với bản thân tôi có con nhỏ đi học và cũng như các bậc phụ huynh khác thì an toàn của con mình là quan trọng nhất.
Các trường học cần có biện pháp, bảo vệ học sinh của mình. Trong trường hợp có trường học nào không bảo vệ được xảy ra những chuyện chưa hợp lý thì thì cần thay đổi chứ đừng chỉ nghĩ đến việc sợ ảnh hưởng uy tín", anh Phương nêu quan điểm.
Theo chị An, một người dân có con nhỏ theo học tại Hà Nội cho biết, bản thân chị cũng quan tâm đến vụ việc cháu bé lớp 1 là học sinh Trường Tiểu học Quang Trung bị phê bình vì đến trường sớm xảy ra tại Hải Phòng.
Sự việc cũng là một bài học sâu sắc cho cô giáo và nhà trường. Cô giáo quá cứng nhắc dẫn đến xảy ra sự việc không mong muốn: "Theo tôi nắm được thì những ngày trước cô giáo đã chụp ảnh gửi lên nhóm Zalo phê bình học sinh vì đến sớm, điều này sẽ làm con trẻ rất sợ. Mẹ cháu bé có trình bày với cô về hoàn cảnh gia đình, một mẹ một con vì công việc nên phải đưa cháu đến sớm nhưng cô giáo vẫn nói gia đình tự giải quyết.
Ảnh chụp màn hình tin nhắn của người mẹ và các bậc phụ huynh khác.
Tôi cũng đã nắm được kết luận của UBND TP Hải Phòng về vụ việc. Theo bản thân tôi thì khi các con đã đến trường học thì việc đảm bảo an toàn cho các em là tiêu chí hàng đầu mỗi trường học phải thực hiện. Trong trường để xảy ra những điều không như ý hoặc ngoài ý muốn tại trường thì đó là lỗi thuộc về nhà trường và trường học cần tự giác kiểm tra thay đổi, nhận những điều chưa hợp lý để rút kinh nghiệm", chị An bày tỏ.
Chị An cho rằng, có thể người mẹ đã hơi vội vàng khi đưa thông tin lên mạng xã hội gây ảnh hưởng đến uy tín của nhà trường. Tuy nhiên, với mỗi nhà trường và các bậc làm cha làm mẹ việc đối mặt và đặt an toàn của các em học sinh lên hàng đầu là quan trọng nhất.
"Có thể người mẹ đã hơi vội vàng nhưng nếu đó là con tôi, có thể trong giây phút chứng kiến con mình phải đứng dưới cái nắng khắc nghiệt của mùa hè vì đi học sớm tôi cũng sẽ làm vậy. Các cháu chỉ là những đứa trẻ, nhà trường và các bậc cha mẹ là người lớn việc áp dụng những hình phạt phê bình các cháu không hợp lý sẽ gây ảnh hưởng lớn đến tinh thần các bé đến mãi về sau", chị An chia sẻ.
Các bậc phụ huynh bày tỏ quan điểm.
Trước đó, trên mạng xã hội chia sẻ hình ảnh một em học sinh lớp 1, Trường Tiểu học Quang Trung, phường Vạn Đức (Ngô Quyền, Hải Phòng) được phụ huynh đưa đi học sớm 15 phút nhưng chưa đến giờ vào lớp, bị bắt đứng đợi ngoài cổng trường giữa trưa nắng.
Sau khi thông tin, kèm hình ảnh được đăng tải lên mạng xã hội đã nhận được nhiều ý kiến, phần lớn mọi người cho rằng, cô giáo và trường học làm như vậy là cứng nhắc, không đúng với môi trường giáo dục.
Chiều 21/5, Chủ tịch UBND Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng chủ trì tại buổi làm việc với Trường Tiểu học Quang Trung, quận Ngô Quyền về việc cháu bé M.T.T.T., lớp 1A1, phải đứng ở cổng trường giữa trưa nắng do đi học sớm 15 phút.
Ông Tùng cho biết, việc cháu T. đứng ở ngoài cổng trường vào thời điểm 13h15 ngày 20/5 không phải do yêu cầu của Nhà trường và giáo viên chủ nhiệm. Sau khi được phụ huynh đưa vào trong trường, cháu T. được Sao đỏ hướng dẫn vào lớp nhưng đã đi ra ngoài cổng trường.
Đối với cô giáo chủ nhiệm Lê Thị Kim Lan, phụ huynh cho rằng cô đã quá nóng vội trong việc phê bình học sinh đến học sớm và gửi hình ảnh lên nhóm Zalo của lớp, ảnh hưởng đến tâm lý của học sinh.
Cô chưa lắng nghe ý kiến của phụ huynh học sinh để có cách xử lý phù hợp đối với những trường hợp học sinh có hoàn cảnh đặc biệt; chưa kịp thời báo cáo với Ban Giám hiệu về các trường hợp học sinh có hoàn cảnh đặc biệt phải đi học sớm để Nhà trường có biện pháp chỉ đạo khắc phục. Vì vậy đã để xảy ra sự việc đáng tiếc, tạo dư luận không tốt, ảnh hưởng đến nhà trường, ngành Giáo dục và Đào tạo của thành phố.
UBND thành phố chia sẻ với điều kiện khó khăn của gia đình cháu T. không có điều kiện cho con học bán trú và phải đến trường sớm theo thời gian làm việc của mẹ. Tuy nhiên, theo lãnh đạo TP, ngoài việc kiến nghị với cô giáo chủ nhiệm, phụ huynh học sinh chưa kiến nghị với Ban Giám hiệu Nhà trường, nóng vội đưa thông tin lên mạng xã hội Facebook, làm ảnh hưởng không tốt đến Nhà trường, ngành Giáo dục và Đào tạo của thành phố. Phụ huynh học sinh cũng đã nhận thức và xin rút kinh nghiệm.
Khen thưởng học sinh trả lại tài sản nhặt được trị giá gần 50 triệu đồng Mới đây, Phòng Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) trao tặng giấy khen và tuyên dương em Đinh Đức Dũng, học sinh lớp 8C, Trường THCS Lê Quý Đôn (thị xã Quảng Yên) vì có hành động cao đẹp, nhặt được của rơi, trả lại người đánh...