Thông tin sức khỏe: Giờ tôi nói nhiều cũng không bị khản tiếng nữa!
Do thường xuyên phải nói và giao tiếp nhiều, khiến chị Tâm hay gặp rắc rối về phát âm như: khản tiếng, mất tiếng, gây ảnh hưởng lớn tới công việc. Nhưng gần đây, chị đã tìm thấy giải pháp cho riêng mình, giọng nói đã trong trẻo trở lại.
Ảnh minh họa.
Đó là trường hợp của chị Nguyễn Trân Huyền, ở số 26, ngách 41, ngõ 210 phố Đội Cấn, Hà Nội.
Chị Huyền cho biết: “Tôi bị khản tiếng từ năm 2007, cứ khỏi rồi tái phát ngày càng nặng. Gặp khi giao mùa, hay những lúc ngồi điều hòa, có những đợt tôi mất hẳn tiếng, hầu như không nói thành tiếng, cố nói cũng chỉ ra âm thanh mà mọi người không hiểu mình nói gì, trong người cảm thấy rất khó chịu, luôn có cái gì đó vướng trong cổ.
Chị Huyền cũng dùng nhiều phương pháp như hấp chanh đường phèn, uống kháng sinh… nhưng bệnh chỉ đỡ tạm thời, dừng uống ít hôm lại tái phát.
Video đang HOT
Tháng 5/2010, chị đi chụp nội soi thanh quản, hình ảnh cho thấy thanh quản bị sưng đỏ, chị bị hạt xơ thanh quản. Chị tiến hành nội soi tách hạt xơ. Sau đó, chị phải uống thuốc, kiêng nói hoàn toàn trong 10 ngày và hạn chế nói một thời gian. Tiếp theo, chị đi khám lại một lần nữa và uống kháng sinh trong 7 ngày. Bệnh của chị đã ổn định hơn, không còn mất tiếng nhưng giọng nói vẫn bị khản.
Cho tới một hôm, có người quen đưa chị một bài báo, trong đó viết về sản phẩm Tiêu Khiết Thanh. Tháng 6/2010, chị mua Tiêu Khiết Thanh về uống: ” Uống được 3 tháng, tôi cảm thấy giọng nói của mình giảm dần khản tiếng rồi trong trẻo như bình thường, nói nhiều hay ngồi điều hòa cũng không bị khản nữa”.
Chị Huyền cho biết thêm: “Theo hướng dẫn, tôi uống Tiêu Khiết Thanh trong 6 tháng liên tục. Nhưng khi uống hết 3 tháng, thấy bệnh thuyên giảm nên tôi dừng lại. Hai tháng sau, khi thời tiết giao mùa, tôi thấy giọng hơi khản mỗi khi nói nhiều hoặc trời chuyển lạnh. Thấy thế, tôi tiếp tục mua Tiêu Khiết Thanh về uống. Đợt này tôi uống hết 4 hộp thì giọng đã trở lại bình thường.
Do tôi bị bệnh từ rất lâu nên điều trị sẽ khó hơn, tôi sẽ tiếp tục uống Tiêu Khiết Thanh cho đủ 6 tháng như hướng dẫn để ngăn tái phát. Tôi thấy dùng Tiêu Khiết Thanh rất hiệu quả, bây giờ nói năng cũng cảm thấy thoải mái và có thể nói với tốc độ bình thường, không phải hạn chế như trước nữa”.
Theo giadinh.net.vn
Viêm thanh quản
Khản tiếng, đau rát cổ họng, nói khó, mất tiếng... là những biểu hiện của tình trạng bị viêm thanh quản.
Tại sao viêm?
Thanh quản có dạng hình ống, cấu tạo gồm có sụn, niêm mạc, nằm phía trước cổ. Chúng ta nói được là nhờ vào sự làm việc của cặp dây thanh âm nằm trong thanh quản (hay còn gọi là hộp âm thanh). Không chỉ có nhiệm vụ trong phát âm, thanh quản còn có nhiệm vụ trong quá trình thở.
Tại buổi truyền thông về bệnh viêm thanh quản, do Hội Tai mũi họng TP.HCM và các đơn vị tổ chức gần đây ở TP.HCM, các bác sĩ tây y cho rằng, do tính chất công việc, những người thường xuyên phải nói nhiều, nói lớn, nói liên tục như: người dẫn chương trình, giáo viên, ca sĩ, diễn giả, người bán hàng, cả các cổ động viên... làm kích ứng dây thanh quá mức, dẫn đến làm tổn thương dây thanh.
Bên cạnh đó còn có những người phải làm việc lâu dài trong môi trường ô nhiễm, hay bị nhiễm cúm cũng khiến cho dây thanh bị viêm nhiễm. Tất cả những yếu tố nói trên sẽ dẫn đến bị khản (khàn) tiếng, đau rát họng, sốt, nói khó, và có thể bị mất tiếng (nói không ra tiếng) do thanh quản bị viêm.
Ở khía cạnh y học cổ truyền, PGS-BS Nguyễn Thị Bay cho rằng: nguyên nhân viêm thanh quản là do tà khí, có các bệnh danh như: táo hỏa thương âm; phong nhiệt phạm phế; phong hàn phạm phế...
Biểu hiện bệnh
Theo tây y, biểu hiện bệnh gồm có 3 nhóm triệu chứng chủ yếu: rối loạn phát âm (biến đổi giọng nói) - khàn tiếng, mất tiếng, giọng đôi (do liệt một dây thanh làm biến giọng); khó thở thanh quản; tiếng thở rít. Ở góc độ y học cổ truyền, với mỗi bệnh danh có những biểu hiện khác nhau, chẳng hạn với bệnh danh táo hỏa thương âm thì có triệu chứng sốt, đau họng, ho, khàn tiếng, mất tiếng, khó thở. Ở bệnh danh phong hàn phạm phế thì có sốt, khò khè, ho, họng đau...
Theo các bác sĩ, khi bị viêm thanh quản ban đầu là thể cấp tính, niêm mạc và dây thanh đỏ, sung huyết, phù nề... thường thì lúc này sẽ chữa trị triệu chứng, bằng các cách như: xông, hạ sốt, dùng thuốc để giảm phù nề và chống nhiễm khuẩn... Trong lúc chữa trị, người bệnh không được nói to, la ó, không uống nước đá lạnh, tránh khói thuốc lá, không dùng rượu. Thông thường, bệnh sẽ thuyên giảm ở tuần thứ hai trở đi. Nếu không chữa trị dứt điểm, để dây dưa, thì bệnh có thể chuyển sang giai đoạn viêm thanh quản mãn tính, lúc này sẽ khó khăn hơn...
Theo Thanh Tùng
Thanh niên
Bị khàn tiếng kéo dài: Có nguy hiểm? Tôi rất hay bị viêm thanh quản, mỗi lần bị là khàn tiếng. Đợt này khàn tiếng kéo dài mặc dù tôi đã dùng thuốc kháng sinh để uống. Không biết bệnh này có nguy hiểm không? Lê Thanh Giang (Lạng Sơn) Tra lơi Thanh quản có chức năng phát âm, gồm một hệ thống cơ của các dây thanh âm, các mảnh...