Thông tin mới vụ 70 xe khách trên cao tốc phản đối phân luồng
Hàng chục xe khách thuộc các tỉnh Nam Định, Thái Bình cùng di chuyển trên cao tốc Pháp Vân – Ninh Bình về Hà Nội để phản ánh những bất cập trong công tác điều chuyển luồng tuyến tại bến Giáp Bát, Nước Ngầm khiến cảnh sát buộc phải dừng xe tránh ùn tắc, hỗn loạn giao thông.
Trao đổi với Tiền Phong sáng 28/2, lãnh đạo Đội 7 – Phòng tuần tra kiểm soát (Cục CSGT) cho biết, nhận được thông báo về đoàn xe khách một số tỉnh phía Nam Hà Nội đồng loạt lái xe trên cao tốc Pháp Vân – Ninh Bình về Hà Nội để phản ánh về những bất cập sau điều chuyển luồng tuyến xe khách tại bến xe Giáp Bát, Nước Ngầm. Tiếp nhận đề nghị phối hợp từ Hà Nội và Cục CSGT, từ 6h30 đơn vị đã huy động hàng chục cán bộ, chiến sĩ chốt tại các điểm trạm thu phí Km188 và trạm Liêm Tuyền (Hà Nam) để dừng xe, hạn chế phương tiện vào thành phố gây ùn tắc.
Tới 9h cùng ngày, riêng tại trạm thu phí Pháp Vân (km188), tổ tuần tra dừng hơn 70 xe khách thuộc các tỉnh Nam Định, Thái Bình. Trạm thu phí Liêm Tuyền cũng có nhiều xe khách cùng đoàn bị dừng. Tất cả tài xế đều cho biết, họ lên Sở GTVT Hà Nội để phản ánh về việc điều chuyển luồng tuyến.
Hơn 70 xe khách di chuyển theo đoàn trên cao tốc Pháp Vân – Ninh Bình về Hà Nội phản ánh những bất cập trong công tác điều chuyển luồng tuyến sáng 28/2. Ảnh: Minh Quân.
“Nhiều tài xế phản ứng dữ dội khi bị cảnh sát dừng xe. Tuy nhiên, khi lực lượng chức năng giải thích, yêu cầu thực hiện theo hướng dẫn, đa số họ đều tuân theo. Sau khi hướng dẫn các phương tiện dừng đỗ vào nơi quy định, cảnh sát yêu cầu tài xế, phụ xe tập trung di chuyển bằng 1-2 xe về Hà Nội. Toàn bộ số xe còn lại tập trung tại trạm thu phí tránh gây ùn tắc, hỗn loạn giao thông”, vị cán bộ nói.
Đại diện Sở GTVT Hà Nội cũng cho Tiền Phong biết, sáng cùng ngày đơn vị cử cán bộ phối hợp với cảnh sát hướng dẫn các nhà xe trên cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ tập trung về Hà Nội bằng 2-3 phương tiện, không di chuyển thành đoàn gây ùn ứ giao thông. “Ngay trong sáng cùng ngày, Sở đã có buổi gặp gỡ với các doanh nghiệp vận tải để tiếp thu ý kiến của các doanh nghiệp”, người phát ngôn Sở GTVT Hà Nội nói.
Theo Nguyễn Hoàn (Tiền phong)
TP.HCM: Tai nạn giao thông tăng, người chết tăng
Chiều 17.2, ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM đã chủ trì Hội nghị tổng kết công tác bảo đảm An toàn giao thông (ATGT) năm 2016 và phát động thực hiện năm ATGT 2017 trên địa bàn TP.HCM.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, ông Phong cho rằng việc tiên quyết là bằng tất cả các biện pháp phải giảm bằng được TNGT, ùn tắc giao thông và lấn chiếm vỉa hè... để người dân sống tốt hơn. "Đây là trách nhiệm của chúng ta", ông Phong khẳng định.
100 người đi bộ chết/năm vì TNGT
Theo Ban ATGT, tuy tình hình trật tự an toàn giao thông(TTATGT) thành phố trong năm 2016 cơ bản được đảm bảo, nhưng phát sinh nhiều nguy cơ, thách thức mới, diễn biến phức tạp hơn. Tình trạng ùn tắc giao thông thường xuyên xảy ra, tập trung tại các tuyến đường cửa ngõ, cảng, sân bay...
Trong năm 2016 phát sinh thêm 11 điểm nguy cơ ùn tắc giao thông, nâng tổng số lên 37 điểm, trong đó có 30 điểm có nguy cơ ùn tắc cao, toàn thành phố hiện cũng còn 17 điểm đen TNGT.
Theo Ban ATGT TP.HCM, sau nhiều năm được kéo giảm, tai nạn giao thông đang diễn biến phức tạp và theo chiều hướng tăng. Riêng trong năm 2016 (từ 16.11.2015 đến 15.11.2016), trên toàn thành phố xảy ra 3.903 vụ TNGT đường bộ, (tăng 165 vụ) , làm chết 798 người (tăng 100 người) và bị thương 3.203 người. Điều đáng nói, trong số người chết vì TNGT, có 100 người chết khi đi bộ.
Nguyên nhân, theo Ban ATGT do hạ tầng giao thông không theo kịp sự gia tăng dân số và phương tiện giao thông. Thống kê mỗi ngày, thành phố tiếp nhận đăng ký khoảng 180 xe ô tô và 850 xe mô tô đăng ký mới. Đô thị hóa tăng nhanh, mật độ xây dựng theo hướng dồn nén đô thị.
Việc TNGT tăng cũng từ ý thức người tham gia giao thông còn thấp, dẫn đến tai nạn và gây ùn tắc giao thông. Nguyên nhân chủ yếu do ngươi điều khiển giao thông không chú ý quan sát, say rượu, bia, điều khiển xe máy chạy tốc độ cao... dẫn đến nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng. Còn theo phòng CSGT, 2016 tai nạn đâm mố cầu, đâm giải phân cách... nổi lên là do phát sinh nhiều tài xế mới, không có kinh nghiệm, nhiều tài xế hoạt động quá tải, ngủ gật...
Tình trạng lấn chiếm lòng lề đường, vỉa hè khiến người đi bộ phải đi xuống đường tiềm ẩn nguy cơ mất ATGT. Mà theo ban ATGT, thì con số 100 người chết TNGT khi đi bộ đã nói lên điều đó.
Theo Ban ATGT, hiện thành phố có 2.598 tuyến đường với tổng chiều dài 2.074km không có vỉa hè; số tuyến đường có vỉa hè là 2.271 với chiều dài hơn 1.969km. Tình trạng buôn bán, đậu xe lấn chiếm vỉa hè hiện nay rất phức tạp trong khi lực lượng tuần tra mỏng, thiếu trang thiết bị. không có đủ bãi chứa phương tiện tịch thu.
Giảm TNGT, theo phòng cảnh sát Giao thông, biện pháp cần thiết là phải tách dòng các làn xe theo quy định. Thường xuyên ra quân và đồng bộ, nghiên cứu bố trí lại lực lượng tuần tra, tập trung vào các tuyến đường, điểm đen trọng điểm về ùn ứ và tai nạn giao thông. Tăng cường xử lý vi phạm giao thông qua hình ảnh camera phạt nguội.
"Nhờ các biện pháp mạnh mà trong ba tháng mới đây số vụ TNGT và người chết đã giảm mạnh", ông Huỳnh Trung Phong, trưởng phòng CSGT TP.HCM cho biết.
Để giảm ùn tắc giao thông, Ban ATGT đã có nhiều kiến nghị đến các cấp, các ban ngành. Kiến nghị Bộ GTVT chỉ đạo Cục hàng không tăng cường các chuyến bay đêm, tránh tập trung cất và hạ cánh vào các giờ cao điểm. Đẩy nhanh tiến độ nâng cao tuyến đường sắt Bình Triệu-Hòa Hưng để xóa bỏ các điểm giao cắt đường sắt-đường bộ trong nội đô. Đầy mạnh hình thức vận tải hành khách công cộng, rà soát quy hoạch lại các tuyến xe buýt để khai thác phù hợp các tuyến đường, cấm các doanh nghiệp vận tải hành khách đón, trả khách tại chi nhánh, trụ sở của doanh nghiệp, bỏ hình thức trung chuyển khách từ các điểm trong nội đô ra thành phố
Về tình trạng lấn chiếm vỉa hè, xem xét việc lắp đặt các giải phân cách giữa lòng đường và vỉa hè, trước mắt thực hiện tại một số cơ quan, bệnh viện... Tăng mức phí đỗ xe tại các đường cho phép đỗ xe có thu phí và tính phí theo thời gian. Lực lượng công an và Trật tự phải thường xuyên phối hợp xử lý mạnh tay, trả lại thông thoáng cho lề đường.
Kéo giảm TNGT, ùn tắc để dân sống tốt hơn
Ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, TP có bảy chương trình đột phá, trong đó có chương trình giảm ùn tắc giao thông để chất lượng cuộc sống người dân tốt hơn. Vì vậy phải tìm giải pháp kéo giảm ùn tắc và tai nạn giao thông. Phải thực hiện các biện pháp có hiệu quả để giảm TNGT.
"Qua một năm đánh giá lại, trong năm 2016 dù chúng ta có nhiều nỗ lực, trách nhiệm nhưng cũng có nhiều phát sinh gây khó khăn, hạ tầng giao thông không theo kịp sự phát triển của phương tiện giao thông. Tình hình diễn biến phức tạp, số TNGT, người chết tăng cao, ùn tắc liên tiếp. Phần lớn tai nạn, ùn tắc đều xảy ra tại các cửa ngõ thành phố", ông Phong băn khoăn.
Theo ông Phong, TNGT, ngập nước, lấn chiếm vỉa hè... khiến kết quả không đạt như mong muốn. Vì vậy, các sở ngành căn cứ vào nhiệm vụ được giao làm quyết liệt, quyết tâm để kéo giảm TNGT và ùn tắc giao thông. Xác định việc gì cần dứt điểm trong năm 2017, việc gì cần có lộ trình để ưu tiên cho từng công việc. Công an thành phố cùng các cơ quan khác cần quyết liệt tuần tra, xử lý. Bến cóc xe dù thì cần triệt tiêu, "quận nào mà tôi đi kiểm tra vẫn còn bến cóc xe dù thì sẽ bị xử lý theo quy định", ông Phong nói.
Cao hơn các giải pháp theo ông Phong là đẩy mạnh tuyên truyền, vận động để người dân ý thức hơn trong việc tham gia giao thông. Đây là biện pháp cốt lõi của vấn đề.
Tham dự Hội nghị, ông Khuất Việt Hùng, phó ban ATGT Quốc gia đánh giá việc chọn đối tượng Thanh thiếu niên cho năm ATGT là rất đúng đắn, và để làm điều này thì người lớn luôn gương mẫu để thanh thiếu niên noi theo.
Ông Khuất Việt Hùng, phó ban ATGT Quốc gia
"Tôi nhận thấy, tinh thần triển khai của TP.HCM đã tuyền tải được về tận cơ sở địa phương. Tôi cũng đánh giá cao những vấn đề trọng tâm mà Sở GTVT TP.HCM nâng cao hiệu quả hạ tầng giao thông là chọn đúng, và trúng. TP.HCM cũng là địa phương đi tiên phong trong ứng dụng KHCN về trích xuât dữ liệu từ hình ảnh camera để xử lý và tuyên truyền ý thức giao thông của người dân", ông Hùng nói.
Ông Hùng cũng đề nghị, việc tài xế xe tải, ngủ gật, mệt mỏi vì hoạt động quá tải, thậm chí có thể xử dụng các chất kích thích gây TNGT thì nguy hiểm, cần tổ chức hội thảo để phân tích và tìm giải pháp cho vấn đề này.
Về vỉa hè bị lấn chiếm, chợ cóc thì cần có giải pháp như là nghiên cứu các mô hình chợ an toàn giao thông, rồi thí điểm, nhân rộng và tổ chức cổng trường ATGT.
Kết thúc hội nghị, TP.HCM cũng phát động năm ATGT 2017 với chủ đề: "Xây dựng văn hóa giao thông trong thanh, thiếu niên" với tinh thần tính mạng con người là trên hết.
"Tôi thấy chủ tịch Q1, và Q10 vắng mặt, các đồng chí xem nhẹ việc này à, không nên xem việc này là của công an. Người đứng đầu đi dự, phát biểu là quan trọng vì chính họ sẽ chỉ đạo và triển khai các biện pháp này mà. Không đi dự thì làm sao về triển khai chủ trương của hội nghị chứ", Chủ tịch Nguyễn Thành Phong cho hay.
Theo Danviet
TPHCM: Xem xét lại việc lắp đặt barie trên vỉa hè Phó Chủ tịch UBND TPHCM Lê Văn Khoa cho rằng việc lắp barie trên vỉa hè để đảm bảo an toàn cho người đi bộ là đúng nhưng cần xem xét lại cách làm. Theo ông, thay vì lắp so le như hiện nay, TP sẽ nghiên cứu bỏ hẳn một khoảng hở cho người khuyết tật và xe lăn đi qua để...