Thông tin mới nhất về dịch bệnh SARS
Vừa qua, Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam (PHEOC) đặt tại Cục Y tế dự phòng Bộ Y tế đã chức họp nhằm đánh giá tình hình dịch bệnh SARS, rà soát các hoạt động đáp ứng và đề xuất các biện pháp phòng chống dịch bệnh phù hợp trong thời gian tới.
Kết quả điều tra cho thấy chưa có bằng chứng rõ ràng về việc lây truyền từ người sang người và cũng chưa ghi nhận trường hợp cán bộ y tế nào bị nhiễm bệnh. Ảnh minh họa: Internet
Cuộc họp có sự tham gia của đại diện từ các Vụ/Cục thuộc Bộ Y tế, Văn phòng đáp ứng khẩn cấp y tế công cộng khu vực đặt tại 04 Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, các cơ quan liên quan và chuyên gia từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống dịch bệnh Hoa kỳ (CDC), Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO).
Đến nay, các chuyên gia ghi nhận tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc – Trung Quốc đã ghi nhận 59 trường hợp mắc bệnh viêm phổi cấp chưa rõ nguyên nhân, chưa thể khẳng định đây là dịch bệnh SARS, trong đó có 07 trường hợp nặng, 02 trường hợp đã hồi phục hoàn toàn và chưa có trường hợp tử vong.
Kết quả điều tra cho thấy chưa có bằng chứng rõ ràng về việc lây truyền từ người sang người và cũng chưa ghi nhận trường hợp cán bộ y tế nào bị nhiễm bệnh. WHO thông tin, kết quả xét nghiệm đã loại trừ các tác nhân gây bệnh như cúm, Adenovirus, cúm gia cầm, SARS và hội chứng viêm đường hô hấp cấp vùng Trung Đông do vi rút Corona (MERS-CoV).
Video đang HOT
Các chuyên gia đầu ngành chỉ đạo đẩy mạnh việc giám sát dịch bệnh tại các cửa khẩu. Ảnh minh họa: Internet
Tại Việt Nam, hiện chưa ghi nhận trường hợp nghi ngờ mắc bệnh. Tuy nhiên, trong dịp Tết, việc giao lưu đi lại giữa các nước gia tăng, nguy cơ dịch bệnh lây truyền vào Việt Nam là hoàn toàn có thể. Do đó, cần thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch bệnh.
Các chuyên gia thống nhất việc phối hợp với WHO, các tổ chức quốc tế theo dõi chặt chẽ và cập nhật thường xuyên thông tin tình hình dịch bệnh. Đồng thời, tăng cường công tác truyền thông đến người dân, cộng đồng và các đối tượng có nguy cơ về từ vùng dịch, khuyến cáo người dân không để hoang mang, lo lắng.
Tại cuộc họp, các chuyên gia đầu ngành chỉ đạo đẩy mạnh việc giám sát dịch bệnh tại các cửa khẩu, đặc biệt lưu ý đến các trường hợp có tiền sử về từ vùng dịch, kịp thời phát hiện và xử lý không để bệnh lây lan ra cộng đồng. Ngành Y tế luôn phải duy trì hoạt động của Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam tại Bộ Y tế và tại 04 Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur. Đồng thời, ta cần xây dựng kế hoạch, tổ chức đi kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng chống dịch tại một số địa phương nơi có cửa khẩu lớn và có đường biên giới giáp với Trung Quốc.
Trước tình hình diễn biến của dịch bệnh chưa rõ nguyên nhân, Bộ Y tế sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với WHO và các tổ chức quốc tế để cập nhật tình hình dịch bệnh để chủ động áp dụng các biện pháp phòng chống dịch phù hợp.
Theo viettimes
Chủ động phòng chống dịch bệnh mùa Đông Xuân
Mùa Đông - Xuân là thời điểm thuận lợi cho nhiều dịch bệnh truyền nhiễm phát sinh, phát triển. Nếu không triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống, dịch bệnh dễ dàng bùng phát và lây lan rộng.
Đây là những thông tin được đại diện Bộ Y tế cho biết tại hội nghị "Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh mùa Đông- Xuân và triển khai các nhiệm vụ y tế trọng tâm cuối năm 2019" do Bộ Y tế tổ chức chiều 18/11.
Theo Tiến sĩ Đặng Quang Tấn, Phó Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, các bệnh truyền nhiễm hay gặp trong mùa Đông- Xuân là: Cúm, sởi, ho gà, liên cầu lợn, tiêu chảy cấp, cúm gia cầm, sốt xuất huyết, tay chân miệng, bạch hầu, rubella... Đặc biệt, về bệnh sốt xuất huyết, tính đến thời điểm này cả nước đã có hơn 250.000 trường hợp mắc, trong đó 49 trường hợp tử vong.
Học sinh rửa tay bằng xà phòng trước bữa ăn giúp phòng chống dịch bệnh hiệu quả. (Ảnh: Dương Hải).
Sở dĩ các bệnh truyền nhiễm gia tăng trong mùa Đông- Xuân bởi thời điểm trên là mùa lễ hội, thường tập trung đông người và gia tăng nhu cầu tiêu thụ thực phẩm từ gia cầm; thời tiết ẩm ướt kéo dài; gia tăng đi lại nên có nguy cơ xâm nhập các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm; tỷ lệ tiêm chủng thấp khiến nguy cơ bùng phát dịch bệnh tại các vùng sâu, vùng xa.
"Vì vậy, nếu không triển khai quyết liệt các biện pháp, dịch bệnh dễ dàng bùng phát và lây lan rộng", Tiến sĩ Đặng Quang Tấn nhấn mạnh. Mục tiêu của ngành Y tế là chủ động kiểm soát tốt dịch bệnh, không để bùng phát dịch bệnh trong mùa Đông- Xuân và mùa lễ hội.
Vì vậy, để chủ động phòng chống dịch bệnh mùa Đông - Xuân, Bộ Y tế khuyến cáo mọi người dân cần quan tâm, chủ động thực hiện các biện pháp nâng cao sức khỏe, phòng chống dịch bệnh như sau: Tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ và đúng lịch (đối với các bệnh có vắc xin phòng bệnh như: sởi, rubella, ho gà, thủy đậu ...).
Giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh; ủ ấm cho trẻ em khi đi xe máy, khi ra ngoài trời; khi làm việc ngoài trời, ra ngoài trời vào ban đêm, sáng sớm phải mặc đủ ấm, lưu ý giữ ấm bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu. Tránh tiếp xúc với những người đang có dấu hiệu bị các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp như cúm, sởi, rubella, thủy đậu... Hạn chế đến những chỗ đông người.
Đồng thời, ăn uống đủ chất, đảm bảo dinh dưỡng, ăn nhiều hoa quả để giúp cơ thể tăng cường vitamin, nâng cao sức đề kháng. Ăn cân đối các nhóm dưỡng chất: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Uống nước ấm, tránh ăn, uống những thức ăn, nước uống lấy trực tiếp từ tủ lạnh.
Bên cạnh đó, người dân cần đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh mũi, họng hàng ngày. Đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh gia đình. Khi có các dấu hiệu nghi bị bệnh truyền nhiễm cần thông báo ngay cơ sở y tế để được hướng dẫn, khám và xử trí kịp thời.
Minh Khuê
Theo laodongthudo
7 loại bệnh cúm bạn cần phân biệt Ho, sốt và đau họng là các triệu chứng rõ rệt nhất của cúm. Tuy nhiên, bạn cần phân biệt các dạng cúm khác nhau để điều trị hiệu quả nhất. Cúm theo mùa: Tuy cúm theo mùa không đáng sợ như các dạng cúm khác, loại cúm này có tính lây lan rất cao và có thể khiến bạn khó chịu. Cúm...