Thông tin kinh tế Mỹ khả quan kéo đồng USD tăng
Giá vàng thế giới ngày 1.7 tiếp tục giảm, khi các dữ liệu kinh tế khả quan về nền kinh tế Mỹ được công bố làm tăng khả năng kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ tăng lãi suất vào tháng 9 tới. Điều này hỗ trợ cho đồng USD và chứng khoán Mỹ tăng.
Ảnh minh họa
Theo dữ liệu được Viện Quản lý nguồn cung Mỹ (ISM) công bố, chỉ số ISM sản xuất của Mỹ tăng lên mức 53,5 điểm trong tháng 6 từ 52,8 điểm trong tháng 5. Chi tiêu xây dựng tăng 0,8% lên mức cao nhất kể từ tháng 10.2008. Đơn đặt hàng mới cũng tăng 0,2%.
Thêm một báo cáo khác được Viện nghiên cứu ADP công bố trong tháng 6 có 237.000 việc làm mới được tạo ra, cao nhất trong 6 tháng, và cao hơn mức kỳ vọng của các chuyên gia kinh tế là 218.000 việc làm.
Những số liệu tích cực trên đã đẩy đồng USD tăng so với các đồng tiền khác. Đồng USD tăng 0,56% so với yên lên 123,180 yên/USD. Đồng USD cũng tăng 1,46% so với franc Thụy Sĩ lên 0,94890 franc/USD.
Theo đó, phố Wall cũng có phiên thứ hai tăng điểm liên tiếp. 9 trong số 10 nhóm chính của S&P 500 tăng điểm với các nhóm tài chính và tiêu dùng.
Còn trên thị trường dầu thô, giá dầu giảm trở lại sau số liệu cho thấy lượng dầu lưu kho của Mỹ bất ngờ tăng lần đầu tiên trong 9 tuần.
Video đang HOT
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho thấy lượng dầu lưu kho của nước này trong tuần kết thúc vào 26.6 tăng 2,4 triệu thùng, cao hơn so với mức tăng 1,9 triệu thùng trước đó.
Hiện các nhà đầu tư đang chờ đợi động thái từ Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) trong việc xem xét lại chính sách sản lượng trong bối cảnh thị trường dư cung như hiện nay.
Đóng cửa phiên 1.7, dầu thô WTI giao kỳ hạn tháng 8, giảm 2,51 USD, xuống 56,96 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ 22.4. Còn dầu thô Brent giao kỳ hạn tháng 8 cũng giảm 1,58 USD, xuống 62,01 USD/thùng, theo AFP.
Giá vàng thế giới trong phiên giao dịch ngày 1.7 tại thị trường Mỹ, tức sáng 2.7 theo giờ Việt Nam, có lúc về mức 1.168 USD/ounce, đây cũng là mức giá đóng cửa, giảm 4 USD so với phiên trước đó.
Sáng nay 2.7, giá vàng trong nước cũng theo xu hướng giảm. Hiện giá vàng miếng SJC của Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) tại TP.HCM mua – bán ở mức 34,32 – 34,4 triệu đồng/lượng, giảm 20.000 đồng/lượng so với giá hôm qua.
Hiện chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới nới rộng lên mức 3,7 triệu đồng/lượng (thay cho mức trên 3,5 triệu đồng/lượng trước đó).
Cùng ngày, tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại ổn định. Cụ thể Eximbank mua bán ở mức 21.760 – 21.840 đồng/USD; Vietcombank 21.770 – 21.830 đồng/USD; ACB 21.755 – 21.835 đồng/USD; DongA bank 21.765 – 21.830 đồng/USD…
Lê Trần
Theo Thanhnien
Cuộc tấn công của đồng đôla Mỹ - Kỳ cuối: "Đế chế lừa dối" và cuộc chiến hủy hoại nước Nga
Sức mạnh của đồng USD theo truyền thống được hỗ trợ bởi sức mạnh quân sự và các đòn bẩy bí mật khác. Tại hội nghị thượng đỉnh nhóm G-20 tháng 11/2014, Tổng thống Mỹ đã nói tới niềm tin vào dân chủ, rằng khi những người bạn của chúng ta cần sự trợ giúp, Mỹ xuất hiện để giúp đỡ.
Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Frank Kendall nói thẳng: "Do thế giới chỉ có 1 siêu cường, Mỹ có trách nhiệm đặc biệt, mà chúng ta vui mừng chấp nhận. Chúng ta cũng đã quen với vai trò thống trị quân sự của Mỹ, điều được xem là đương nhiên".
Những kẻ toàn cầu hóa đi theo con đường của Napoleon và Hitler. Phương Tây, đứng đầu là Mỹ, trong khuôn khổ liên minh NATO - toàn cầu, vốn phổ biến trên toàn thế giới nhờ sự trợ giúp của vũ khí, hy vọng áp đặt một thế giới đơn cực và các chuẩn mực của mình, theo cách có lợi cho họ.
Đồng USD đã chứng tỏ toàn bộ sức mạnh của mình và vào cuối năm 2014 đạt mức cao nhất trong 5 năm qua so với đồng tiền 10 đối tác thương mại lớn của Mỹ, trong đó có Nhật Bản, Canada, khu vực đồng euro, cũng như Anh, Thụy Điển và Thụy Sĩ. Dollar Spot Index, do Bloomberg xác lập, đã đạt mức cao nhất kể từ tháng 3/2009. Nguyên nhân là kinh tế Mỹ, không giống như hầu hết các nước đối tác khác, đang trên đà phát triển.
Chiếm vị trí hùng mạnh nhất trên toàn cầu trong lịch sử nhân loại, Mỹ bước vào kỷ nguyên tiến hành các thảm họa quân sự tốn kém trên toàn thế giới. Tiêu hàng tỷ USD. Trong cuộc phiêu lưu của mình, Washington gắn chặt với các đồng minh, trước tiên là châu Âu, để không chỉ Mỹ mà các đồng minh của họ cũng phải chi tiền. Vì thế kinh tế Mỹ là một trong số vài điểm sáng trong bức tranh kinh tế toàn cầu ảm đạm, tuy nhiên nó không thể tồn tại được khi mọi đối tác xung quanh đang suy thoái (Nhật Bản), bên bờ vực suy thoái (châu Âu), giảm sút (Trung Quốc).
Đế chế đồng USD còn là đế chế lừa dối. Theo các chuyên gia độc lập, khối lượng USD hiện nay trên thực tế chỉ đủ trả cho chưa quá 5% hàng hóa và dịch vụ. USD là thứ bong bóng ảo có thể nổ bất cứ lúc nào. Tuy nhiên bong bóng này vẫn được phủ lớp vỏ bảo vệ về quân sự, thông tin và dường như không có điểm yếu.
Giáo sư kinh tế danh tiếng của Đại học tổng hợp New York, Nouriel Roubini, cho rằng chỉ nhờ sự may mắn, các rủi ro địa chính trị - "Trung Đông rực cháy, cuộc xung đột Nga-Ukraine, tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, dịch bệnh Ebola và biến đổi khí hậu toàn cầu" - mới không dẫn tới sự hủy hoại về tài chính. Mỹ ngày nay chỉ còn cửa sổ cơ hội rất hẹp để các đồng minh của nước này không tỏa ra nhiều hướng khác nhau, họ rất cần một sự khiêu khích mới - thậm chí lớn và đẫm máu hơn trước. Các nhà thiết kế chính sách USD đã đi tới con đường cùng. Nợ công của Mỹ vượt ngưỡng 17.000 tỷ USD, hay gần 55.000 USD cho mỗi công dân, kể cả trẻ em, người khuyết tật, người già, người thất nghiệp, và vô gia cư.
Tuy nhiên tổng số nợ, kể cả nợ của các bang, khu đô thị, xí nghiệp, công dân được đánh giá ở mức 60.000 tỷ USD, hay 190.000 USD cho mỗi công dân Mỹ. Để giữ cho nó không đổ vỡ, người ta cần một phương tiện duy nhất - chiến tranh với sự tham gia của tối đa các nước. Lý tưởng là một cuộc chiến tranh giữa các nước BRICS, ở qui mô lớn hơn các cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai. Iraq, Libya và Syria không đảm bảo được kết quả mong muốn.
Nợ công của Mỹ vượt ngưỡng 17.000 tỷ USD, hay gần 55.000 USD cho mỗi công dân
Cứu Mỹ chỉ có thể bằng cách sử dụng chiến tranh làm suy yếu các quốc gia hàng đầu trên thế giới để nhận được danh mục đơn hàng từ các nước tham chiến, và sau chiến tranh - loại bỏ các hậu quả, khôi phục các khu vực và cơ sở bị tổn hại. Và đương nhiên là tiếp tục bá chủ thế giới.
Với Nga, cuộc tấn công của đồng USD có mục đích chính là hủy hoại nước Nga. Theo truyền thống, Mỹ và Nga đang tiến hành một cuộc chiến nóng ở Ukraine, "theo ủy quyền" của các bên tham chiến, đỉnh điểm phía trước cuộc chiến này là chiến tranh kinh tế. Theo như cách nói của Napoleon, chiến tranh trước tiên là doanh nghiệp tài chính lớn.
Tuy nhiên, việc thể hiện quyền lực vô hạn của đồng USD đối với Nga khác hẳn với người Kurd, Serb, Arập và các dân tộc khác. Sự khác biệt này dẫn tới lòng hận thù và giận dữ của phương Tây. Và có thể kết luận rằng không thể tấn công Nga mà không bị trừng phạt.
Theo TTK/baotintuc.vn
Bị Mỹ cấm vận, Nga chuyển sang dùng nhân dân tệ của Trung Quốc Các cơ quan tài chính, tập đoàn năng lượng và ngân hàng nhà nước Nga đang tăng cường sử dụng đồng nhân dân tệ của Trung Quôc do lệnh cấm vận của phương Tây và Mỹ buộc Moscow phải giảm dùng USD. Nhân dân tệ của Trung Quôc (trái) và đồng rúp của Nga - Anh: Reuters Tờ Moscow Times (Nga) cho biết...