Thông tin hiếm ai biết về nghề nguy hiểm nhất thế giới, thu nhập lên đến 13 tỷ trong vòng hơn 1 ngày
Để kiếm được số tiề.n hàng trăm nghìn USD trong một thời gian ngắn, những người làm nghề này phải đối diện với không ít nguy hiểm.
Vào tháng 10 đến tháng 11, chủ thuyền sẽ thuê ngư dân đi đán.h bắt cua hoàng đế tại vùng biển Alaska, quần đảo Aleutian và vịnh Bering lạnh giá của Mỹ. Theo kinh nghiệm của ngư dân, đây là thời điểm dễ bắt nhất trong năm.
Ảnh minh họa
Nếu thuận lợi, chủ thuyền có thể kiếm được từ 1 – 2 triệu USD cho mỗi mùa đán.h bắt và trả lương cho ngư dân làm việc trên tàu từ 60.000 – 100.000 USD.”Khó khăn nhất là thời tiết, thời điểm tháng 1 là khoảng thời gian dễ bắt nhất nhưng đây cũng là lúc lạnh nhất, cảm giác con cua cũng đóng băng luôn. Thứ hai, mọi ngư dân phải cực kỳ cẩn trọng bởi có thể gặp sự cố khi kéo lưới”,một ngư dân bắt cua hoàng đế chia sẻ.
Theo chia sẻ của ngư dân, mỗi chuyến đán.h bắt cua hoàng đế trung bình kéo dài từ 3 – 4 tuần trên biển. Sau chừng 20 phút rời cảng, con tàu đán.h bắt cua thả neo tại vị trí đặt bẫy cách đất liền chừng 5km. Tiếp đến, ngư dân tiến về phía mạn tàu, vớt dây phao và nối vào máy tời.
“Hôm qua tôi dùng máy quét và bỏ mồi cá nục xanh, cá tuyết… và đặt bẫy ở độ sâu 70m để thăm dò. Tôi nghĩ hôm nay sẽ có”,ngư dân cho biết.
Sau khi đưa những con cua ra khỏi lồng bẫy dài chừng 1,2m, những người ngư dân sẽ kiểm tra kỹ kích thước, cân nặng của chúng. Đối với những con nhỏ chưa đủ kích thước vỏ (tối thiểu 130mm), chưa đủ cân nặng hoặc bóp cảm thấy không đủ thịt sẽ được thả lại xuống biển. Tàu cập cảng, toàn bộ số cua sẽ được một số công ty thu mua.
Cua sẽ được công nhân phân loại theo trọng lượng, gắn mã truy xuất nguồn gốc và đưa vào những bể nước biển lạnh được lấy trực tiếp từ khoảng cách 200m so với đất liền để cua được sống như ở môi trường thật trước khi đưa đến các quốc gia.
“Công ty nào trả giá cao thì chúng tôi bán. Sau đó, công ty sẽ xác nhận số lượng đã mua từ tôi, khi bản đủ 2 tấn thì tôi dừng. Nếu đán.h bắt quá hạn ngạch sẽ phải trả lại số tiề.n thu được và bị phạt khoảng 20.000 – 30.000 USD.
Mỗi kg cua hoàng đế bán cho công ty thu mua khoảng 35 USD, với 2 tấn/năm thì mỗi năm thu về 70.000 USD, trừ tất cả các chi phí, tôi lời gần 50.000 USD. Đây là nghề có thu nhập rất tốt nên rất nhiều ngư dân đán.h bắt cua hoàng đế là cha truyền con nối”,người ngư dân nói thêm.
Video đang HOT
Bên cạnh phương thức đán.h bắt thương mại, ngư dân còn lặn sâu xuống biển để bắt cua. Mỗi năm, hoạt động này thu hút hàng trăm người tham gia vì thu nhập hậu hĩnh. Những ngư dân có thể dùng dao, hoặc thậm chí dùng tay không để đán.h bắt cua.
Đổi lại, ngư dân phải chấp nhận trải qua cái lạnh thấu xương thịt. Và để đảm bảo an toàn, những thợ lành nghề luôn trang bị đầy đủ đồ chuyên dụng, từ bình dưỡng khí, chân vịt, cho tới đèn pin và túi đựng cua.
Để tóm gọn một con cua kích thước lớn như cua hoàng đế là điều rất khó khăn, đòi hỏi mỗi người phải tập trung cao độ, có kinh nghiệm và sự khéo léo. Đôi khi một số người còn nhờ sự hỗ trợ của những con dao sắc nhọn, “diệt” cua ngay ở dưới nước rồi cho vào túi.
2 tiểu hành tinh bay sượt qua Trái Đất vào dịp Noel có gây nguy hiểm?
2 tiểu hành tinh có kích thước khổng lồ, tương đương tòa nhà 10 tầng, sẽ bay sượt qua Trái Đất vào dịp Giáng sinh tới đây.
Liệu có khả năng nào 2 tiểu hành tinh này đâ.m vào Trái Đất hay không?
Hàng loạt thiên thể sẽ xuất hiện vào dịp Giáng sinh năm nay
Theo Trung tâm Nghiên cứu Vật thể gần Trái đất của NASA, tiểu hành tinh có tên gọi 2024 XN1 sẽ bay sượt qua Trái Đất vào ngày 24/12, với tốc độ 23.726km/h và ở khoảng cách 7,21 triệu ki-lô-mét. Mặc dù đây là một "cú bay sượt qua" theo tiêu chuẩn thiên văn học, các chuyên gia cho biết sẽ không có khả năng nào tiểu hành tinh này va chạm với Trái Đất.
"Nó bay sượt qua, nhưng ở khoảng cách rất xa, khoảng 18 lần khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng. Với quỹ đạo có thể dự đoán được, nó sẽ không đến đủ gần để đâ.m vào hành tinh của chúng ta", Jess Lee, nhà thiên văn học tại Đài quan sát Hoàng gia Greenwich, Anh, cho biết.
Tiểu hành tinh 2024 XN1 mới chỉ được phát hiện vào ngày 12/12 vừa qua, khi hệ thống phòng thủ hành tinh của NASA và Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) nhận thấy sự xuất hiện của nó.
2 tiểu hành tinh có kích thước tương đương tòa nhà 10 tầng sẽ bay sượt qua Trái Đất vào dịp Giáng sinh (Ảnh minh họa: Getty).
Sau khi tính toán quỹ đạo di chuyển của nó, các cơ quan hàng không vũ trụ dự đoán lần tiếp cận gần tiếp theo với Trái Đất sẽ diễn ra vào lúc 2h56 sáng 24/12 theo giờ GMT (9h56 sáng theo giờ Việt Nam).
Sau đó, tiểu hành tinh này sẽ di chuyển ra xa và không quay trở lại cho đến tháng 1/2032. Ở lần này, 2024 XN1 sẽ đến gần hơn, đạt khoảng cách 4,7 triệu ki-lô-mét từ Trái Đất.
ESA dự đoán 2024 XN1 sẽ là tiểu hành tinh có những lần tiếp cận thường xuyên với Trái Đất, nhưng không đưa tiểu hành tinh này vào "danh sách rủi ro" vì nó sẽ không tiến quá gần đến hành tinh của chúng ta.
Tiểu hành tinh 2024 XN1 có đường kính ước tính từ 29 đến 70m, kích thước tương đương một tòa nhà 10 tầng. Các nhà khoa học cho biết nếu tiểu hành tinh này va chạm với Trái Đất, nó sẽ tác động một lực tương đương vụ nổ của 12 triệu tấn TNT, san phẳng một diện tích rộng 2.000km2.
"Nếu bạn muốn so sánh mức độ thiệt hại khi tiểu hành tinh này va chạm với Trái Đất, hãy so sánh với sự kiện Tunguska tại Nga vào năm 1908, khi một tiểu hành tinh phát nổ trên không trung vùng Siberia làm đổ 80 triệu cây trong diện tích hơn 2.000km2. Vụ nổ này tương đương với sức công phá của 20 đến 30 triệu tấn TNT", bà Jess Lee cho biết thêm.
2024 XN1 không phải là tảng đá vũ trụ duy nhất "ghé thăm" Trái Đất trong dịp Giáng sinh.
Một tiểu hành tinh khác có tên gọi 2021 BA2, cũng với đường kính ước tính từ 30 đến 70m, sẽ bay sượt qua Trái Đất vào 21h19 ngày 24/12 theo giờ GMT (4h19 rạng sáng 25/12 theo giờ Việt Nam).
Tiểu hành tinh này thậm chí còn tiến gần Trái Đất hơn, ở khoảng cách 2,76 triệu ki-lô-mét, tương đương với 8 lần khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng, do vậy nó sẽ không gây ra bất kỳ mối đ.e dọ.a nào cho nhân loại.
Ngoài ra, vào ngày 23/12, thiên thạch có tên 2013 YB có khả năng sẽ đâ.m xuống địa cầu. Nhưng với đường kính dưới 3m, thiên thạch này rất có thể sẽ cháy hết trong bầu khí quyển và không tạo ra bất kỳ nguy hiểm nào.
Các thiên thạch có kích thước nhỏ thường bị đốt cháy trên bầu khí quyển Trái Đất trước khi chạm đến mặt đất, tạo nên hiện tượng sao băng (Ảnh: CCNT).
Tiểu hành tinh thực sự lớn tiếp theo sẽ bay sượt qua Trái Đất vào ngày 5/1/2025, đó là một tiểu hành tinh có đường kính lên đến 400m. Tiểu hành tinh khổng lồ này sẽ di chuyển với tốc độ 79.920km/h và đến gần Trái Đất nhất ở khoảng cách 3,68 triệu ki-lô-mét.
Chúng ta có thể làm gì để ngăn chặn một tiểu hành tinh va chạm với Trái Đất?
Với khoa học kỹ thuật hiện nay, con người vẫn chưa thể làm đổi hướng hoặc phá hủy một tiểu hành tinh nếu nó tiến thẳng đến Trái Đất. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn có các biện pháp để giảm thiểu tối đa thiệt hại nếu xảy ra va chạm, đó là dự đoán tọa độ tiểu hành tinh sẽ rơi xuống Trái Đất để sơ tán con người và di dời cơ sở hạ tầng quan trọng.
Các nhà khoa học tại NASA đã lập nên "Bảng rủi ro Sentry", là hệ thống giám sát những đối tượng và vật thể ngoài không gian có khả năng tác động đến Trái Đất trong vòng 100 năm tới.
Các nhà khoa học kỳ vọng có thể sử dụng tàu vũ trụ để bắ.n hạ hoặc làm chuyển hướng các tiểu hành tinh có khả năng đâ.m vào Trái Đất (Ảnh minh họa: NASA).
Việc tìm hiểu về quỹ đạo, kích thước, hình dáng, khối lượng, tốc độ di chuyển, quỹ đạo quay... của các tiểu hành tinh có thể giúp chuyên gia có thể tính toán được khả năng va chạm với Trái Đất cũng như dự đoán mức độ thiệt hại.
NASA, ESA và Cục Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc (CNSA) cũng đang thử nghiệm phóng các con tàu vũ trụ không người lái vào các thiên thạch để kiểm tra xem cách thức này có thể làm đổi hướng di chuyển của chúng hay không.
Vụ va chạm có thể làm thay đổi tốc độ di chuyển của một thiên thạch hoặc tiểu hành tinh, khiến nó thay đổi quỹ đạo và di chuyển ra xa Trái Đất. Tuy nhiên, đến nay thử nghiệm này vẫn chưa thu được kết quả.
Thiên thạch và tiểu hành tinh khác nhau như thế nào?
Thiên thạch và tiểu hành tinh là hai thuật ngữ thường được sử dụng thay thế cho nhau, nhưng thực tế chúng có nhiều điểm khác biệt.
Tiểu hành tinh là những tảng kim loại hoặc đá không gian, quay quanh Mặt Trời theo quỹ đạo riêng. Chúng có đủ khối lượng để trọng lực tự nhiên của chúng tạo ra hình dạng gần như hình cầu, nhưng không có bầu khí quyển. Tiểu hành tinh lớn nhất hiện nay con người biết đến là Ceres, với đường kính lên đến 940km.
Tiểu hành tinh (Asteroid) có kích thước lớn hơn nhiều so với thiên thạch (Meteoroid) (Ảnh minh họa: Pinterest).
Trong khi đó, về cơ bản thiên thạch chỉ là những mảnh vụn từ các thiên thể khác, chẳng hạn như mảnh vỡ từ các tiểu hành tinh, sao chổi, hoặc các vật thể trong không gian. Thiên thạch có kích thước nhỏ hơn nhiều so với tiểu hành tinh, chỉ từ vài milimet đến vài chục mét. Chúng thường không có quỹ đạo riêng do chịu lực hấp dẫn của các thiên thể khác khiến chúng dễ bị thay đổi hướng di chuyển.
Khi một thiên thạch đi vào khí quyển Trái Đất, ma sát với không khí khiến nó bốc cháy, tạo thành một vệt sáng trên bầu trời, chính là sao băng. Nếu thiên thạch đủ lớn để không cháy hết trong khí quyển và rơi xuống bề mặt Trái Đất có thể gây ra va chạm và dẫn đến thiệt hại ở dưới mặt đất.
Thiệt hại do thiên thạch gây ra khi va chạm với Trái Đất sẽ nhỏ hơn nhiều so với tiểu hành tinh do sự khác biệt về kích thước.
Tài xế ô tô "ẩu đả" với rắn hổ mang giữa đường và cái kết Đoạn clip ghi lại cảnh người đàn ông đang túm lấy đuôi con rắn hổ mang rồi có màn "ẩu đả" ngay giữa đường. Trong clip, người đàn ông được nhìn thấy đang vật lộn với con rắn hổ mang giữa đường và được nhìn thấy đang cầm lấy đuôi nó. Con vật sau đó lao vào người đàn ông khiến anh ta...