Thông tin đặc biệt gây quan ngại của Trung Quốc ở Biển Đông
Nhật báo Phương Nam (Trung Quốc) đưa tin vào lúc 12h (giờ địa phương) ngày 1/8, lệnh cấm đánh bắt cá tại Biển Đông do Bộ Nông nghiệp Trung Quốc đơn phương và trái phép ban hành đã chính thức kết thúc.
Tờ nhật báo cũng khẳng định cơ quan hàng hải Trung Quốc đã lên tiếng “lưu ý tàu chở hàng và tàu cá cần chú ý quan sát, đề phòng xảy ra sự cố va chạm tàu, bảo đảm an toàn và thông suốt của tuyến hàng hải”.
Lý do là tàu thuyền trên vùng biển duyên hải Quảng Đông, Trung Quốc rất dày đặc và có thể rất nhiều tàu cá ra biển tác nghiệp khi lệnh cấm bắt cá kết thúc. Sẽ có khoảng 9.007 tàu đánh cá của tỉnh Hải Nam “kết thúc thời gian nghỉ ngơi, sửa chữa và sẽ tiến ra Biển Đông trong vài ngày tới”.
Tàu tuần tra ngư nghiệp lớn nhất của Trung Quốc – Ngư Chính 312
Đây là thông tin đặc biệt gây quan ngại, tiềm ẩn nguy cơ tạo ra những bất ổn trong khu vực, nhất là trong bối cảnh tàu Trung Quốc từng truy đuổi, uy hiếp tàu cá Việt Nam đang hoạt động bình thường và hợp pháp trên Biển Đông.
Video đang HOT
Trước đó, ngày 17/7, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm phản đối hành động uy hiếp tàu cá Việt Nam và đòi bồi thường cho các ngư dân.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị nêu rõ: “Hành động trên đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với Quần đảo Hoàng Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông, trái với tinh thần đối xử nhân đạo với ngư dân, các quy định của luật pháp quốc tế và tinh thần của Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc, cũng như Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)”.
Sáng 7/7, tàu Trung Quốc số hiệu 306 đã truy đuổi, uy hiếp 2 tàu cá QNg 96787 TS và QNg 90153 TS ở khu vực Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, cho người lên tàu khống chế, lục soát, đánh đập ngư dân, đập phá và lấy đi một số tài sản khi hai tàu này đang hoạt động nghề cá bình thường.
Cũng trong ngày 1/8, tại cuộc họp với các ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định nước này trung thành với con đường phát triển hòa bình, song sẽ “không từ bỏ các quyền và lợi ích hợp pháp, cũng như từ bỏ các lợi ích quốc gia cốt lõi”.
Chủ tịch Tập Cận Bình tham vọng biến Trung Quốc thành cường quốc biển
“Trung Quốc sẽ chuẩn bị để đối phó với các diễn biến phức tạp, củng cố năng lực bảo vệ quyền và lợi ích biển, và kiên quyết bảo vệ các quyền và lợi ích biển”, người lãnh đạo Trung Quốc tiếp tục khẳng định.
Thông tin càng trở nên đặc biệt nghiêm trọng khi ông Tập khẳng định tham vọng của Bắc Kinh trong việc trở thành cường quốc biển.
“Đại dương và biển ngày càng có vị trí chiến lược quan trọng trong cuộc cạnh tranh toàn cầu ở các lĩnh vực chính trị, phát triển kinh tế, quân sự, khoa học và công nghệ”, Tân Hoa Xã dẫn lời Tập Cận Bình cho biết.
Theo Báo Đất Việt
Đàn tàu cá Trung Quốc lại sắp càn quét biển Đông
Đến 12 giờ trưa ngày 1/8, lệnh cấm đánh bắt cá trái phép mà Bắc Kinh đơn phương áp đặt tại Biển Đông hết hiệu lực. Ngay sau đó, truyền thông Trung Quốc đã nhanh chóng loan tin 9.007 tàu cá của nước này sẽ tiến vào Biển Đông trong vài ngày tới
Các tàu cá Trung Quốc xuất hiện gần đảo Hải Nam khi lệnh cấm đánh bắt cá trái phép mà Trung Quốc đơn phương đưa ra hết hiệu lực. Ảnh: Tân Hoa xã
Theo Tân Hoa xã ngày 1/8, các tàu cá tại huyện Quỳnh Hải thuộc tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) đã đồng loạt xuống biển ngay khi lệnh cấm đánh bắt cá kết thúc sau 75 ngày thi hành trái phép trên Biển Đông. Thậm chí, phía Trung Quốc còn tổ chức buổi lễ với sự tham gia của gần 3.000 người để "ăn mừng" sự kiện này.
Trong khi đó, theo tin từ Nam Phương Nhật báo, khoảng 9.007 tàu đánh cá của tỉnh Hải Nam đã kết thúc giai đoạn sửa chữa và nghỉ ngơi sau hơn 2 tháng "không hoạt động" và sẽ tiến vào Biển Đông trong vài ngày tới. Tờ báo còn loan tin các tàu thuyền trên vùng biển duyên hải Quảng Đông (Trung Quốc) rất dày đặc nên sẽ có nhiều tàu cá ra biển đánh bắt ngay khi lệnh cấm kết thúc.
Động thái này một lần nữa cho thấy những tuyên bố "thực hiện đúng DOC" và "đang thúc đẩy ký kết COC" từ các quan chức của chính quyền Bắc Kinh không đi đôi với hành động của họ, nhất là khi chỉ còn một tháng nữa, Trung Quốc và ASEAN sẽ tiếp tục có cuộc họp cấp cao để đàm phán về việc ký kết Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông.
Cùng ngày, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đã lớn tiếng chỉ trích Nghị quyết lên án việc sử dụng vũ lực của Trung Quốc trên Biển Đông và Hoa Đông. Theo bản Nghị quyết này, Washington sẽ chính thức can thiệp vào khu vực theo con đường ngoại giao và tái khẳng định quan điểm của Mỹ về việc ủng hộ ký kết COC để duy trì sự ổn định và hòa bình cho khu vực.
Theo Songmoi
Chuyện "dệt" áo từ ngô ở Mỹ Với việc tập trung phát triển công nghệ sinh học trong nông nghiệp, chuyện ngược với truyền thống "trồng dâu nuôi tằm" ngàn xưa như "dệt" áo từ ngô là điều hoàn toàn có thể thực hiện được. Từ tập trung đầu tư công nghệ Vào tháng 7 vừa qua, chúng tôi đã có chuyến học tập và tham quam Mỹ kéo dài...