Thông tin chưa từng hé lộ về tìm xác chị Huyền
Thượng tá Nguyễn Văn Cương, Phó trưởng Phòng Cảnh sát giao thông đường thuỷ, Công an Hà Nội, cho biết, chính những cán bộ của Đội Tuần tra kiểm soát số 3, Phòng CSGT đường thuỷ là những người tìm được xác nạn nhân Huyền.
Ngày 5/8, Phòng Cảnh sát Hình sự Công an Thành phố Hà Nội đã khẳng định chính thức tìm được xác nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền. Đến thời điểm công an Hà Nội chính thức lên tiếng về thi thể nạn nhân, vẫn còn nhiều người đinh ninh, thi thể nạn nhân Huyền được một người dân chài vớt được tại bến đò Vân Đức, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Tuy nhiên, trao đổi với VnMedia, Thượng tá Nguyễn Văn Cương, Phó trưởng Phòng Cảnh sát giao thông đường thuỷ, Công an Hà Nội cho biết, chính những cán bộ của Phòng mới là người tìm được xác nạn nhân. Những người dân chài nhận tham gia vớt xác chỉ là người được đề nghị phối hợp giúp đưa xác nạn nhân lên bờ.
Cũng trong cuộc trao đổi với PV, Thượng tá Nguyễn Văn Cương đã chia sẻ nhiều thông tin chưa từng được tiết lộ trong quá trình tìm thi thể nạn nhân Huyền.
Trong quá trình tuần tra, Phòng Cảnh sát giao thông đường thuỷ, Công an Hà Nội vẫn chú ý tìm kiếm nạn nhân Huyền.
Tại vị trí tìm được thi thể nữ không đầu, sau đó được giám định là nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền, Phòng Cảnh sát giao thông đường thuỷ đã từng tìm được nhiều thi thể khác. Thông tin này có đúng không thưa ông?
- Thượng tá Nguyễn Văn Cương: Đúng là gần vị trí tìm được thi thể nữ không đầu, mà hiện đã được khẳng định là chị Lê Thị Thanh Huyền, Phòng Cảnh sát giao thông đường thuỷ đã từng tìm được hai thi thể nữ khác. Đó là vào các ngày 24/10/2013 và 27/10/2013. Tuy nhiên, vị trí tìm được thuộc khu vực xã Bát Tràng, bên trên chỗ tìm được xác tại bến đò Vân Đức. Hai xác đó đều là xác tự nổi.
Khi có kết quả giám định thi thể tìm được ngày 18/7/2014 chính là nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền, ông có bất ngờ không khi trước đó đã từng tìm kiếm tại vị trí đó và tìm trong một phạm vi rất rộng?
- Thượng tá Nguyễn Văn Cương: Không bất ngờ. Hôm đó, (18/7) không phải người dân nào phát hiện ra xác một người phụ nữ tại bến đò Vân Đức, huyện Gia Lâm, Hà Nội, mà đến thời điểm này đã được khẳng định đó chính là thi thể của nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền. Người phát hiện ra thi thể lúc đó là Đội Tuần tra kiểm soát số 3 của Phòng Cảnh sát Giao thông đường thuỷ Công an Hà Nội. Trung tá Nguyễn Văn Thông là người lái cái xuồng gồm 3 người và phát hiện ra cái xác đang nổi lập lờ trên sông. Trung tá Thông đã điện trực tiếp cho tôi và báo cáo là phát hiện một xác chết là phụ nữ, không có đầu, phát hiện ở cuối bến Vân Đức, Gia Lâm. Ngay sau khi được thông tin đó, tôi đã chỉ đạo Trung tá Thông yêu cầu một số người dân chài ở gần đấy phối hợp để đưa xác đó lên trên bờ không sợ cái xác đó trôi đi mất. Vì ở thời điểm đó, cái xác đang lập lờ, nhẹ nếu không vớt nhanh thì lại sợ sẽ trôi đi mất. Làm gì có dân nào trực tiếp với. Ngay lúc đó, tôi cũng đã nghĩ đến có thể đây là xác nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền vì xác lại không thấy đầu, có nghĩa đã bị rơi xuống nước rất lâu, đã được phân huỷ rõ rệt. Ngoài ra cũng đã trải qua thời gian quá dài mà chưa tìm được thi thể nạn nhân. Bởi tính đến ngày hôm đó, chỉ còn thiếu đúng 1 ngày là tròn 9 tháng xảy ra sự việc đau lòng với nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền (189/9/1013- 18/7/2014).
Sau khi tìm thấy thi thể nạn nhân Huyền, rất có thể tội danh cho Nguyễn Mạnh Tường và Đào Quang Khánh sẽ thay đổi!
Video đang HOT
Ông có thể nói rõ hơn về tình hình tại hiện trường lúc đó? Khi được phát hiện, cái xác đó có đúng là được bọc trong một túi nilon kín?
Trước đó, khi qua 21 ngày mà không tìm được nạn nhân Huyền, Thượng tá Cương cho biết: “Mỗi một trường hợp tìm kiếm thi thể nạn nhân có sự phức tạp riêng, còn trường hợp của nạn nhân Huyền là một trường hợp đặc biệt. Bởi theo kinh nghiệm của những người sống bằng nghề sông nước và cũng đã tìm kiếm được nhiều thi thể nạn nhân thì trường hợp lâu nhất tìm được thi thể là 21 ngày, đó là xác của một ông già tự tử trên sông. Quá trình tìm kiếm, chúng tôi cũng đã hy vọng như thế, nhưng hiện nay đã sang ngày 22 mà chưa có kết quả. Nhưng, có thể trong một ngày gần đây lại thấy thì đây lại là một tình huống đặc biệt nữa. Bây giờ chưa thể biết thế nào được”.
- Thượng tá Nguyễn Văn Cương: Xác lúc đó nổi lên thông thường, chứ không nằm trong túi nilon nào cả. Không phải không có đầu mà do xác ngâm trong nước lâu nên đã bị phân huỷ. Do đầu không có gì giữ nên đã rơi khỏi thân. Đây là chuyện bình thường. Thời điểm phát hiện xác có mặc quần, áo. Tại sao khẳng định đó là xác nữ giới? Đó là khi chiếc áo tốc lên có nhìn thấy áo ngực nạn nhân mặc. Lúc đó, chúng tôi đã nghĩ đến việc là “nhạy cảm rồi đây”. Ngay lập tức chúng tôi điện cho phòng Cảnh sát Hình sự, lúc đó Trưởng Phòng CSHS đang đi công tác. Tôi cũng trực tiếp điện cho Trưởng Công an huyện Gia Lâm, lúc đó đang đi tập huấn để thông báo về việc đó và đề nghị có sự phối hợp để khám nghiệm, xác định danh tính, lấy mẫu ADN
Thời điểm phát hiện được xác là đi tuần tra bình thường và cũng vẫn trong quá trình đi tìm kiếm xác nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền. Bình thường thì không ai nghĩ, nhưng chưa thấy thì chúng tôi vẫn cố gắng, trong lúc đi tuần tra nếu phát hiện được thi thể thì cũng vẫn tốt. Khi chưa thấy, vẫn mong manh nghĩ là sẽ để ý. Chính vì thế mới để ý mà mới có thể phát hiện được ra thi thể nữ đó. Vì nó không nổi lên nhiều đâu, chỉ lập lờ thôi.
Khi được tìm thấy, ở hai chân của thi thể có bê tông không?
- Thượng tá Nguyễn Văn Cương: Về quần thì cũng có mẫu nhưng bê tông hay không thì sau này cơ quan giám định sau khi giám định người ta sẽ trả lời. Chúng tôi chỉ biết là khi phát hiện thì xác đó không có đầu, chỉ có hai ống tay giơ ngược về phía trên, hai cái chân, có mặc áo và mặc quần. Không có trong túi, trong bọc.
Nhưng trong báo cáo mới đây của Phòng Cảnh sát Hình sự lại cho biết, thi thể được tìm thấy trong túi?
- Thượng tá Nguyễn Văn Cương: Không tranh luận tìm thấy trong túi hay không, chỉ biết là tìm thấy xác như thế thôi. Do cán bộ của phòng này đi tuần tra phát hiện thấy.
Khi nhìn thấy thi thể nổi trên sông, Đội Tuần tra kiểm soát có chụp ảnh lại hay không?
- Thượng tá Nguyễn Văn Cương: Không chụp ảnh lại. Đi trên sông nước thì không dễ chụp ảnh. Đó cũng là những hình ảnh nhạy cảm, ai muốn ghi hình ảnh một xác chết nổi trên sông trong điện thoại của mình.
Cá nhân ông có cho rằng việc tìm được xác có thay đổi nhiều tính chất của vụ việc?
- Thượng tá Nguyễn Văn Cương: Việc có thay đổi tính chất của vụ việc hay không thì không dám khẳng định, nhưng nó sẽ có cái tốt vì chưa thấy xác thì việc quy tội xâm phạm thi thể cũng khó thuyết phục. Bởi nếu xâm phạm thì thi thể đâu, bây giờ tìm được. Nhưng đây chưa phải là cái tốt nhất, cái tốt nhất là việc gia đình nạn nhân đã tìm được xác nạn nhân.
Trong lúc đi tìm kiếm, chúng tôi không có trao đổi gì với gia đình mà làm việc độc lập, trong quá trình đi tìm cũng nhờ sự ủng hộ của những người dân chài, họ cũng giúp đỡ nhiệt tình mà không lấy công, vì CQĐT cũng không có tiền để chi trả cho việc đó.
Hiện dư luận cũng đặt ra nghi vấn về việc tại sao thi thể chị Huyền lại lâu nổi? Tôi nghĩ là do nạn nhân đã chết trước khi bị ném xuống sông nên sẽ trôi theo đáy sông, trôi ngầm, lăn ở dưới đáy sông mà sông thì không bằng phẳng có những chỗ có hố sâu, nếu vô tình rơi xuống hố sâu thì sẽ bị phù sa vui lấp lên. Sau một thời gian, nếu khu vực đó lại có một dòng nước xoáy vào thì xác sẽ lại nổi lên và tiếp tục trôi. Lúc mới, xác vẫn còn chưa phân huỷ, nặng nên chưa nổi được nhưng xác lâu ngày nó rữa ra rồi chỉ còn xương nên nhẹ có thể nổi lên được.
Đúng là trong quá trình tìm kiếm đã sử dụng cả rà câu lòng sông nhưng lòng sông rộng như thế không thể tìm kiểm hết được, có thể đúng chỗ có xác mình lại không rà đến. Lòng sông rộng, trải dài chứ có phải trong một cái ao đâu nên không thể nói là sẽ làm cuốn chiếu từng chỗ hết được.
Xin cám ơn ông!
Chiều 19/10/2013, chị Huyền đến thẩm mỹ viện Cát Tường trên đường Giải Phóng (Hà Nội) hút mỡ bụng, nâng ngực và đã tử vong. Người trực tiếp làm phẫu thuật là bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường. Đêm hôm đó, Tường cùng bảo vệ Đào Quang Khánh đã mang xác chị Huyền tới cầu Thanh Trì vứt xuống sông Hồng phi tang. Riêng Khánh còn lấy trộm chiếc iPhone5 của nạn nhân.
Cơ sở Cát Tường chưa được cấp giấy phép thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ. Khi phạm tội Tường là bác sĩ ngoại khoa tại Bệnh viện Bạch Mai.
Theo Vnemedia
Bác sĩ TMV Cát Tường đã rất lo sợ khi đi vứt xác
Chủ thẩm mỹ viện Cát Tường yêu cầu Khánh bỏ lại xe máy để lên ôtô ngồi vì ông sợ đi một mình quãng đường dài với xác bệnh nhân phía sau.
Luật sư Tạ Anh Tuấn, người bào chữa cho bảo vệ Đào Quang Khánh, nghi can tham gia vứt xác bệnh nhân Lê Thị Thanh Huyền cùng bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường, cho biết Khánh kể nhiều về diễn biến vụ án. Theo đó, ngày 19/10/1013, nhân viên bảo vệ 17 tuổi Khánh được ông chủ Nguyễn Mạnh Tường bảo đưa chị Huyền tới Bệnh viện Bưu điện cấp cứu. Nữ bệnh nhân được đặt nằm ở băng ghế sau của ôtô do ông Tường cầm lái, còn Khánh đi xe Lead của chị này, chở vợ ông Tường đi theo sau.
Bị can Khánh và Tường tại cơ quan công an
Đến nơi Khánh mới biết chị Huyền đã chết nên bảo: "Anh là bác sĩ, xác cứng thế này đưa vào bệnh viện làm gì?". Nghe ông Tường bảo "Hay là đem đi vứt", Khánh nhanh nhảu tiếp lời: "Hay đem lên cầu Vĩnh Tuy mà vứt".
Đến khu vực đường Cổ Linh, phường Thạch Bàn (quận Long Biên), ông Tường dừng ôtô, chờ xe máy của Khánh. Theo yêu cầu của ông chủ, Khánh bỏ lại xe ở ven đường song không được tắt máy, rồi lên ôtô đi cùng vợ chồng ông ta. "Theo lời Khánh, lúc đó bác sĩ Tường bảo: Lên xe cùng anh đi, mình anh sợ lắm", luật sư Tuấn cho hay. Khánh cùng vợ ông Tường ngồi ở ghế trên. Sau khi chạy lòng vòng, khoảng 23h cùng ngày, đến giữa cầu Thanh Trì, Tường sốc hai tay nạn nhân còn Khánh khiêng chân bê qua lan can vứt xuống sông Hồng phi tang.
Khi bê xác, áo của nạn nhân bị gió tốc lên, Khánh nhìn thấy phần bụng có hai vết rạch dài khoảng 10cm đã thâm tím, không có dịch chảy ra. Suốt quãng đường dài, Khánh không nghe thấy vợ ông Tường can ngăn việc làm của hai người.
Cáo trạng của VKSND Hà Nội cũng xác định vợ bị can Tường có mặt trong đêm vứt xác của chồng, song chị đã nhiều lần can ngăn nên không bị quy vào tội che giấu và không tố giác tội phạm. Khánh được cho là chủ mưu vụ án. Còn nghi can Tường khai chỉ dùng xi lanh chọc 2 chỗ trên bụng chị Huyền để hút mỡ.
Phân tích tội danh của Khánh, ông Tuấn cho rằng quá trình phi tang xác đã được Tường chuẩn bị từ trước. Khi việc giấu xác ở bệnh viện Bưu điện không thành, bác sĩ Tường mới chuyển sang vứt xác ở cầu Vĩnh Tuy, cuối cùng chuyển sang cầu Thanh Trì.
Theo luật sư, bác sĩ Tường không có giấy phép phẫu thuật thẩm mỹ. Do vậy khi phẫu thuật cho chị Huyền đã khiến bệnh nhân tử vong, hành vi này được cho là "cố ý gián tiếp gây chết người". Việc làm của Tường cần bị truy tố về tội Giết người hơn là "khiên cưỡng" xử lý về 2 tội: Xâm phạm thi thể và Vi phạm quy định về khám chữa bệnh.
Ông Tuấn cũng không đồng ý truy tố Khánh về tội Trộm cắp tài sản. Theo ông, Khánh khai lúc nhân viên thẩm mỹ viện Cát Tường nhốn nháo thu dọn thiết bị sau khi biết tình trạng của chị Huyền, cho rằng nơi này sắp đóng cửa, cậu ta nói với một đồng nghiệp: "Như thế này thì không có lương đâu nhỉ". Khánh nhận được lời khuyên đi hôi của: "Đi lên tầng 2 xem có gì thì lấy". Khánh sau đó mở chiếc túi để cạnh chị Huyền và lấy đi chiếc iPhone.
Luật sư cho rằng với hành vi này, Khánh chỉ phạm vào tội Chiếm giữ trái phép tài sản. Vài hôm nữa, luật sư sẽ tiếp tục gặp Khánh để làm rõ nhiều vấn đề trong đó có thông tin theo chỉ đạo của ông chủ, Khánh từng mang một số bệnh nhân tại Thẩm mỹ viện Cát Tường đi cấp cứu tại Bệnh viện Bưu điện. Vì vậy với chị Huyền, Khánh cũng tưởng như vậy mà không biết rằng chị đã chết.
Theo Ngôi Sao
Thẩm mỹ viện Cát Tường: Nhiều kế vẫn... vô vọng! Việc tìm kiếm thi thể chị Huyền trong vụ TMV Cát Tường kéo dài gần 2 tháng nay với sự quan tâm đặc biệt của cơ quan chức năng, nhà khoa học, nhà "ngoại cảm"... nhưng rốt cục đến nay vẫn gần như vô vọng. Điều này gây khó khăn trong việc điều tra và là nỗi tuyệt vọng cho gia đình, người...