Thông tin chè Việt Nam trồng trên đất nhiễm dioxin: Chiêu bẩn của các đối thủ cạnh tranh
Từ cuối tháng 9/2014, có 7 kênh truyền hình, 4 tờ báo và 1 trang web tại Đài Loan thông tin rằng chè VN trồng trên vùng đất nhiễm dioxin. Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Lâm Đồng Lê Văn Minh nhận định nguyên nhân của tình trạng trên là do cạnh tranh không lành mạnh.
Ảnh minh họa.
Chè Việt điêu đứng
Chiều 17/11, ông Lê Văn Minh, Giám đốc Sở NN-PTNT Lâm Đồng, cho biết các trên địa bàn tỉnh chuyên xuất khẩu chè ô long qua Đài Loan đang gặp khó khăn trong việc xuất khẩu.
Một số chủ doanh nghiệp sản xuất và chè ô long ở Lâm Đồng thống kê hiện có khoảng 70 container chè thành phẩm đang bị ách lại chờ thông quan ở Đài Loan.
Nguyên nhân, từ cuối tháng 9/2014, có 7 kênh truyền hình, 4 tờ báo và 1 trang web tại Đài Loan thông tin rằng chè trồng trên vùng đất nhiễm dioxin, nên phía Đài Loan đã ách các lô hàng lại tại cảng, không thông quan.
Video đang HOT
Ông Minh cho biết thêm Hiệp hội Thương mại Đài Loan tỉnh Lâm Đồng và Văn phòng văn hóa – kinh tế Đài Bắc tại TP.HCM đã có văn bản đề nghị tỉnh Lâm Đồng xác nhận những vùng trồng chè không nằm trong vùng đất bị nhiễm dioxin.
Tỉnh Lâm Đồng đã giao Sở TN-MT chủ trì phối hợp với BCH tỉnh, Sở NN-PTNN… kiểm tra và có văn bản khẳng định các vùng trồng chè ở Lâm Đồng không hề bị nhiễm dioxin thời chiến tranh.
Cũng theo ông Minh, ngày 24/11 tại Đài Bắc, Văn phòng văn hóa – kinh tế Đài Bắc tại TP.HCM và Hiệp hội Thương mại Đài Loan tỉnh Lâm Đồng sẽ tổ chức họp báo công bố xác nhận của tỉnh Lâm Đồng, phía Đài Loan có mời tỉnh Lâm Đồng cử đại diện tham dự buổi họp báo.
Chiêu bẩn của đối thủ cạnh tranh
Ông Lê Văn Minh nhận định nguyên nhân của tình trạng trên là do cạnh tranh không lành mạnh. Việc sản xuất chè ô long tại Việt Nam có lợi thế hơn hẳn Đài Loan nên giá cả cạnh tranh hơn. Có thể vì vậy mà một số người làm chè ở Đài Loan tung tin thất thiệt để gây khó, hạ uy tín chè Việt Nam.
Ông Minh cũng cho biết đích thân ông Nguyễn Xuân Tiến, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng đã chủ trì cuộc họp bàn biện pháp xử lý vụ việc. Tỉnh giao cho Sở TN&MT phối hợp với các ban ngành liên quan thu thập luận cứ để bác bỏ những thông tin sai lệch về chất lượng chè ô long Lâm Đồng; đồng thời có văn bản báo cáo với các Bộ TN&MT, Công Thương, Ngoại giao về vấn đề này.
Căn cứ bản đồ vùng bị nhiễm trong chiến tranh ở Việt Nam và một số chứng lý khác, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Lâm Đồng khẳng định toàn bộ diện tích trồng chè ở Lâm Đồng nằm ngoài các khu vực bị ảnh hưởng bởi chất độc dioxin.
Lãnh đạo Sở NN&PTNT cũng nhận định từ trước đến nay, chè Lâm Đồng nói riêng và các loại nông sản nói chung được xuất đi nhiều nước, kể cả những khó tính như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc và các nước châu Âu nhưng chưa bao giờ gặp phải chuyện trớ trêu thế này.
“Những năm gần đây, Lâm Đồng đã tiến hành quy hoạch hàng chục ngàn ha đất đủ điều kiện sản xuất nông sản an toàn và trong quá trình thiết kế quy hoạch, các viện nghiên cứu cấp quốc gia đã tiến hành lấy mẫu và đánh giá tác động môi trường. Toàn bộ diện tích trồng chè chất lượng cao để xuất khẩu của Lâm Đồng với khoảng 3.000ha đều nằm trong diện tích đã quy hoạch này”, ông Lê Văn Minh khẳng định.
Theo Người Đưa Tin
80% thịt đảm bảo ATTP vào năm 2020: Kỳ vọng có thành hiện thực?
Kế hoạch tiến tới giết mổ gia súc, gia cầm (GSGC) công nghiệp, hiện đại đã được thành phố Hà Nội đưa ra từ nhiều năm nay nhưng hiện kế hoạch này đã và đang chết yểu. Việc tiếp tục xây dựng đề án sản xuất và tiêu thụ GSGC đảm bảo ATTP trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2015-2020 liệu có đi vào "vết xe đổ"?.
Sau nhiều năm vẫn chưa xóa bỏ được tình trạng giết mổ, vận chuyển lợn mất ATTP
Chỉ 16% thịt được giết mổ đảm bảo ATTP
Tính toán nhu cầu sử dụng thịt GSGC của Hà Nội năm 2013 cho thấy, trung bình mỗi ngày toàn TP tiêu thụ khoảng 750 tấn thịt, trong đó thịt trâu bò khoảng 85 tấn, thịt lợn hơn 490 tấn, còn lại là thịt gia cầm. Dự báo, nhu cầu tiêu thụ các loại thịt trên địa bàn Hà Nội đến năm 2015 là hơn 870 tấn/ngày. Mặc dù TP Hà Nội rất quan tâm chỉ đạo, quy hoạch, xây dựng các điểm giết mổ công nghiệp, hiện đại, tuy nhiên các cơ quan chức năng thực hiện không cho kết quả là bao.
Hiện, toàn TP có 7 cơ sở giết mổ công nghiệp, 7 cơ sở giết mổ bán công nghiệp và gần 2.500 điểm, hộ giết mổ GSGC. Trong khi đó, theo đánh giá của Sở NN&PTNT Hà Nội, quản lý giết mổ, quản lý vận chuyển, kinh doanh buôn bán động vật, sản phẩm động vật còn nhiều yếu kém, phần lớn động vật đưa vào giết mổ chưa kiểm soát được tận gốc. Ông Đỗ Phú Sơn, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y Hà Nội cho hay, địa bàn hiện có khoảng 1.042 chợ dân sinh, trong đó hầu hết các chợ đều kinh doanh GSGC. Tuy nhiên, việc kiểm soát thú y ở các chợ cóc, chợ tạm, chợ nhỏ lẻ vô cùng khó. "Ý thức chấp hành quy định pháp luật về kiểm dịch, kiểm soát giết mổ của người kinh doanh, buôn bán sản phẩm GSGC rất thấp. Một số khác vì lợi nhuận đã sử dụng sản phẩm kém phẩm chất, không đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y và ATTP", ông Đỗ Phú Sơn nhìn nhận.
Thời gian qua, Hà Nội cũng đã xây dựng một chợ đầu mối chuyên về sản phẩm động vật là chợ Hải Bối - Đông Anh, song đến nay cũng gần như không hoạt động. Các cơ sở giết mổ công nghiệp cũng trong cảnh sống lay lắt vì phải cạnh tranh với gần 2.500 điểm, hộ giết mổ nhỏ lẻ. Số lượng sản phẩm động vật sau giết mổ được vận chuyển bằng xe chuyên dụng đảm bảo ATTP mới chiếm khoảng 16%, còn lại được vận chuyển bằng xe máy, không đảm bảo ATTP, mất mỹ quan đô thị.
Muốn hiện đại phải xóa giết mổ thủ công
Để người tiêu dùng Thủ đô được sử dụng sản phẩm thịt GSGC đảm bảo ATTP, có nguồn gốc rõ ràng, ngành NN&PTNT tiếp tục xây dựng đề án sản xuất và cung cấp thịt GSGC đảm bảo ATTP trên địa bàn TP giai đoạn 2015-2020. Mục tiêu đến năm 2020, phấn đấu 80% sản lượng thịt GSGC lưu thông trên thị trường TP đảm bảo ATTP.
Đặc biệt, kiểm soát được ATTP trong toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo nguyên tắc "từ trang trại tới bàn ăn", truy xuất được nguồn gốc và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm về ATTP. Sử dụng sản phẩm đảm bảo ATTP là nhu cầu bức thiết của người tiêu dùng hiện nay. Tuy vậy, những mục tiêu được ngành NN&PTNT đề ra không khỏi khiến nhiều người nghi ngại. Đại diện một cơ sở giết mổ công nghiệp bày tỏ: để có 80% lượng thịt GSGC lưu thông trên thị trường Hà Nội đảm bảo ATTP vào năm 2020 thì phải dẹp bỏ được gần 2.500 điểm giết mổ nhỏ lẻ hiện nay. "Những năm qua, TP đã có nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này nhưng vẫn chưa phát huy được hiệu quả. Nếu cứ tiếp tục kiểm soát như hiện nay thì tôi e rằng, rất khó để thu hút tư nhân tham gia", vị đại diện trên nhận định.
Băn khoăn của các doanh nghiệp giết mổ công nghiệp là có cơ sở khi từ năm 2003, TP đã đầu tư xây dựng một số các cơ sở giết mổ GSGC tập trung, công nghiệp nhưng nhiều cơ sở đã chết yểu, bởi không thể cạnh tranh được với hàng nghìn điểm giết mổ nhỏ lẻ. Chính vì vậy, đề án của các cơ quan chức năng đưa ra lần này liệu có "thúc" được lĩnh vực giết mổ GSGC công nghiệp vượt lên, đưa những kỳ vọng đề ra thành sự thực?
Theo ANTD
Phó Thủ tướng: Không xây sân bay Long Thành sẽ mất lợi thế cạnh tranh "Dù quá tải nhưng để mở rộng cảnh hàng không ở những địa điểm cũ rất khó khăn. Trong khi đó nhiều nơi ở khu vực đã làm cảng hàng không hiện đại, nếu Việt Nam không làm thì không cạnh tranh được, dẫn đến mất lợi thế", Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh nói. Bên hành lang Quốc hội ngày 27/10, Phó...