Thông tin các nền kinh tế mở cửa trở lại đẩy giá dầu tăng vọt
Nhóm các nước xuất khẩu dầu lớn của thế giới dự kiến sẽ đạt được thỏa thuận để kéo dài thỏa thuận giảm sản lượng 9,7 triệu thùng dầu/ngày đến tháng 7/2020, theo tính toán của Wall Street Journal.
Ảnh: GettyImages
Phiên giao dịch ngày thứ Sáu, giá dầu thô giao kỳ hạn tăng mạnh. Giá dầu được hỗ trợ bởi thông tin các nước xuất khẩu dầu lớn của thế giới sẽ nhóm họp vào ngày thứ Bảy để bàn đến kế hoạch kéo dài thỏa thuận giảm sản lượng.
Thông tin mới nhất về thị trường việc làm Mỹ cho thấy nhu cầu năng lượng sẽ sớm hồi phục.
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh, vốn được biết đến với cái tên OPEC , cho biết họ sẽ tổ chức một số cuộc họp thông qua hình thức họp trực tuyến vào ngày thứ Bảy.
Video đang HOT
Nhóm các nước xuất khẩu dầu lớn của thế giới dự kiến sẽ đạt được thỏa thuận để kéo dài thỏa thuận giảm sản lượng 9,7 triệu thùng dầu/ngày đến tháng 7/2020, theo tính toán của Wall Street Journal. Nhóm dự kiến sẽ tiếp tục có cuộc họp vào ngày 9-10/6/2020.
Cuộc họp vào cuối tuần qua được coi như dấu hiệu cho thấy rằng nhóm này sẽ có những biện pháp trong ngắn hạn để bình ổn giá dầu.
Trưởng bộ phận thị trường dầu mỏ tại Rystad Energy, ông Bjornar Tonhaugen, nhận xét: “Diễn biến trên thị trường năng lượng liên quan trực tiếp đến cuộc họp của OPEC . Ban đầu, lẽ ra cuộc họp được tổ chức vào ngày thứ Năm, tuy nhiên sau đó cuộc họp đã không diễn ra bởi các bên dường như khó thống nhất được về việc kéo dài thỏa thuận giảm sản lượng”.
Số liệu của Mỹ công bố vào ngày thứ Sáu, giá dầu thô ngọt nhẹ giao hợp đồng tương lai tháng 7/2020 tăng 2,14USD/thùng tương đương 5,7% lên 39,55USD/thùng.
Thị trường London, giá dầu Brent giao hợp đồng tương lai tháng 8/2020 tăng 2,31USD/thùng tương đương 5,8% lên 42,30USD/thùng.
Tính cả tuần, giá dầu giao hợp đồng tăng 11,4% còn giá dầu Brent tăng 11,8%, theo tính toán của Dow Jones Market Data. Cả hai loại giá dầu như vậy đã có 6 tuần tăng liên tiếp và hiện đang có mức đóng cửa cao nhất tính từ ngày 6/3/2020.
Giá dầu trong thời gian qua đã chịu tác động nặng nề từ các động thái chính sách ngăn đại dịch Covid-19 lây lan. Nhu cầu đối với dầu giảm đi. Việc chính phủ nhiều nền kinh tế trên thế giới mở cửa lại đã khiến cho giá dầu có thêm đà tăng.
Thành viên OPEC như Saudi Arabia và nước liên minh là Nga đã đồng thuận kéo dài thỏa thuận cắt giảm sản lượng hiện tại 9,7 triệu thùng dầu/ngày cho đến tháng 7/2020. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán hướng đến thỏa thuận chính thức đang bị hoãn lại khi mà có thông tin công bố cho thấy một số nước thành viên OPEC đã không tuân thủ đầy đủ cam kết giảm sản lượng.
Giá dầu hôm nay tăng trở lại trước thông tin về cuộc họp của OPEC+
Giá dầu hôm nay tăng trở lại sau khi giảm nhẹ vào phiên đầu tuần, song có thể tiếp tục tăng và chạm ngưỡng 40 USD/thùng trong tuần tới hay không phụ thuộc vào tốc độ sản xuất tại Mỹ.
Tính đến đầu giờ sáng nay (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ giao dịch ở ngưỡng 35,52 USD/thùng - tăng 0,23%. Trong khi đó, giá dầu Brent dừng ở mức 38,32 USD/thùng - tăng 1,27 %.
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các quốc gia sản xuất dầu liên minh gồm Nga (OPEC ) đang xem xét tổ chức cuộc họp trực tuyến tiếp theo vào thứ Năm (4/6). Nội dung của cuộc họp sẽ thảo luận về việc kéo dài thời gian cắt giảm sản lượng trong vòng từ 1 đến 3 tháng tới.
Tính đến nay, việc các nhà sản xuất tiến hành cắt giảm sản lượng đã mang lại hiệu quả tốt. Giá dầu thô tăng gần 90% trong tháng trước do nguồn cung giảm đã giúp bù đắp phần nào tổn thất nhu cầu do tác động từ sự bùng phát của đại dịch Covid-19.
Tuy nhiên, việc cắt giảm sản lượng của OPEC sẽ bắt đầu giảm dần vào ngày 1/7, và nhóm dự kiến sẽ quyết định xem có tiếp tục gia hạn việc làm này hay không.
Trước đó, giới phân tích lo ngại việc căng thẳng trong quan hệ Mỹ - Trung, hay tình trạng bạo loạn tại các thành phố lớn của Mỹ có thể ảnh hưởng đến đà tăng của giá dầu.
Một nguồn tin tiết lộ rằng, Bộ trưởng Năng lượng Algeria Mohamed Arkab, hiện là chủ tịch luân phiên của OPEC đã đề xuất đẩy sớm thời điểm tổ chức cuộc họp cấp bộ trưởng OPEC .
Theo S&P Global Platts, một cuộc họp được tổ chức sớm hơn đồng nghĩa với việc các quốc gia thành viên sẽ đưa ra chương trình cung cấp dầu cho tháng 7 mà không có dữ liệu khai thác tháng 5 từ các nguồn phân tích độc lập. OPEC hiện vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng về vấn đề này.
Về phía Nga, nước này được cho là không phản đối việc dời cuộc họp của OPEC từ ngày 9-10/6 sang ngày 4/6.
Giá dầu trong phiên đầu tuần chạm mức cao nhất trong 3 tháng Trong phiên giao dịch đầu tuần, giá dầu thô đã chạm mức cao nhất trong 3 tháng qua sau khi tiếp tục nhận được những hỗ trợ tích cực. Ảnh minh họa. Cụ thể, chốt phiên giao dịch tại Mỹ, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 2-2020 đứng ở mức 61,73 USD/thùng, tăng 0,01 USD...