Thông tin bất ngờ về nghi phạm gây cháy hàng trăm ki ốt ở chợ tạm
Nghi phạm gây ra vụ cháy khiến hàng trăm ki ốt chợ Còng tạm tại thị xã Nghi Sơn ( Thanh Hóa) có sổ tâm thần và đang hưởng chế độ bảo trợ xã hội.
Trước đó, như Dân trí đã thông tin, ngày 2/10, khu kinh doanh tạm tại chợ Còng, thị trấn Còng, huyện Tĩnh Gia (nay là thị xã Nghi Sơn), tỉnh Thanh Hóa bất ngờ bốc cháy. Ngọn lửa sau đó nhanh chóng bùng phát, lan rộng ra khu vực xung quanh, thiêu rụi hàng trăm ki-ốt.
Hiện trường vụ cháy chợ Còng tạm vào ngày 2/10/2019.
Đến ngày 10/10/2019, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thanh Hóa đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can và tạm giam đối với Hoàng Văn Bình (SN 1975), ở phường Ninh Hải, thị xã Nghi Sơn về tội “Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản”.
Theo tìm hiểu của phóng viên Dân trí , mới đây, ông Hoàng Văn Cự (74 tuổi), ở thôn Đại Tiến, phường Ninh Hải, thị xã Nghi Sơn là bố của nghi phạm Hoàng Văn Bình có đơn xin tha tù cho con trai ông.
Theo trình bày của ông Cự, vào rạng sáng ngày 2/10/2019 có xảy ra vụ cháy chợ Còng tạm. Trong khi đó, con trai ông đi lang thang đầu đường, xó chợ để kiếm ăn và lượm ve chai.
Video đang HOT
Ông Hoàng Văn Cự vừa có đơn xin tha tù cho con.
Đến 14h30′ cùng ngày, Công an thị xã Nghi Sơn và Công an phường Ninh Hải đến nhà đưa Bình lên phường để làm việc và hỏi thì Bình có nhận là đốt rác ở phía ngoài cổng chợ. Sau đó, Bình được đưa đi tạm giam cho đến nay.
Trong các ngày 18/10, 29/10 và 13/11, gia đình ông Cự nhận được 3 lần thông báo từ Trại tạm giam Công an tỉnh Thanh Hóa về tình hình sức khỏe của Bình. Theo đó, Bình được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa, bác sĩ chẩn đoán bị viêm cơ tim (tiên lượng nặng), suy tim.
Ông Cự cho biết thêm, con trai ông là Hoàng Văn Bình được cấp sổ tâm thần và hưởng chế độ bảo trợ xã hội từ năm 2010.
Lo lắng cho sức khỏe của con, gia đình ông Cự đã làm đơn gửi tới các cơ quan chức năng xin tha tù cho Hoàng Văn Bình. Lý do ông Cự đưa ra là con trai ông có biểu hiện ngây ngô, khờ dại, hưởng chế độ bảo trợ xã hội, không có nhận thức về hành vi dân sự, có sổ tâm thần.
Căn nhà của nghi phạm Hoàng Văn Bình.
Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Lê Văn Thắng, Chủ tịch UBND phường Ninh Hải xác nhận, Hoàng Văn Bình đang hưởng chế độ bảo trợ xã hội, là đối tượng tâm thần (có sổ tâm thần). Hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn, có con bị khuyết tật, vợ không được nhanh nhẹn lắm.
Cũng theo ông Thắng, trước đây, cơ quan chức năng cũng đã thu thập các hồ sơ liên quan. Chính quyền địa phương cũng đã báo cáo, cung cấp hồ sơ liên quan đến thân nhân cho các đơn vị khi về điều tra, xác minh vụ việc.
Hiện vụ án đang được điều tra, làm rõ trách nhiệm của những cá nhân, tổ chức khác có liên quan (nếu có) theo quy định của pháp luật.
Hình phạt nào cho nhóm đối tượng dàn dựng clip, tống tiền nhiều tỷ đồng
Liên quan tới vụ việc lãnh đạo UBND thị xã Nghi Sơn (trước là huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa) bị một nhóm người dàn dựng clip, tống tiền nhiều tỷ đồng, cơ quan công an đang tiếp tục điều tra. Câu hỏi đặt ra là mức hình phạt nào dành cho hành vi này?
Theo Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2018, yếu tố cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản, về mặt khách quan thể hiện ở các dấu hiệu như có hành vi đe dọa dùng vũ lực, được hiểu là hành vi của người phạm tội đe dọa sẽ dùng vũ lực gây thiệt hại cho bị hại. Mục đích của hành vi đe dọa này là làm cho bị hại sợ và tin rằng người phạm tội sẽ dùng bạo lực nếu không để cho lấy tài sản.
Giữa thời điểm đe dọa sẽ dùng vũ lực với thời điểm dùng vũ lực có khoảng cách nhất định về thời gian. Người bị đe dọa có điều kiện suy nghĩ, cân nhắc để quyết định hành động, họ vẫn có thời gian để lựa chọn giữa việc kháng cự hay chấp nhận giao tài sản.
Việc đe dọa dùng vũ lực có thể thực hiện thông qua hình thức trực tiếp như thực hiện các hành vi đe dọa bằng lời nói, cử chỉ, hành động... trực tiếp, công khai với bị hại hay gián tiếp.
"Thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản thường là dọa sẽ hủy hoại tài sản nếu chủ sở hữu, người quản lý tài sản không giao tài sản như dọa đốt nhà, đốt xe, dọa đập phá tài sản...Dọa sẽ tố cáo hành vi sai phạm hoặc những bí mật đời tư của bị hại mà họ không mong muốn cho ai biết. Bịa đặt, vu khống cho người có trách nhiệm về tài sản hay giả danh cán bộ, chiến sĩ công an, quân đội, hải quan, thuế... để bắt giữ, kiểm tra, khám người có trách nhiệm về tài sản buộc họ phải giao nộp tài sản" - Luật sư Đào Định (Văn phòng Luật sư Thanh Ngân, Hà Nội) cho biết.
Ông Hồ Đình Tùng - Phó Chủ tịch Thị xã Nghi Sơn (phải) được cho là nạn nhân của vụ dàn dựng clip tống tiền 5 tỷ đồng.
Cũng theo luật sư Định, tội phạm được coi là hoàn thành kể từ thời điểm người phạm tội thực hiện một trong các hành vi thuộc mặt khách quan của cấu thành tội phạm. Việc người thực hiện hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có hành vi khác uy hiếp tinh thần người khác có chiếm đoạt tài sản hay không không ảnh hưởng đến việc định tội danh.
Theo Luật sư Định, hình phạt với tội danh này có 4 khung chính: Khung 1, phạt tù từ 1 năm đến 5 năm áp dụng đối với người phạm tội không có tình tiết tăng nặng định khung hình phạt; Khung 2, quy định hình phạt tù từ 3 năm đến 10 năm áp dụng đối với người phạm tội thuộc một trong các trường hợp: Có tổ chức; Có tính chất chuyên nghiệp; Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ; Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; Tái phạm nguy hiểm. Khung 3, phạt tù từ 7 năm đến 15 năm áp dụng đối với người phạm tội thuộc một trong các trường hợp: Chiếm đoạt tài sản từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
"Thông tin có được, nhóm người tạo dựng clip, tung lên mạng có 1 lái xe dịch vụ, 1 lao động tại KKT Nghi Sơn, 1 người từng công tác trong lực lượng vũ trang đã xuất ngũ... nếu chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng trở lên sẽ hình phạt rất nặng ở khung còn lại là khung 4 phạt tù từ 12 đến 20 năm" - Luật sư Đào Định khẳng định.
Chia sẻ thêm quan điểm với Dân Việt, luật sư Phan Văn Tính (Đoàn Luật sư Hà Nội) nói: "Do có hành vi bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác; Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền... Như vậy, nhóm người này còn có dấu hiệu của tội vu khống theo Điều 156 Bộ Luật hình sự 2015".
Liên quan tới clip "Phó Chủ tịch thị xã nhận tiền", 4 người đã bị bắt gồm Lê Xuân H (42 tuổi), Lê Tiến Đ (32 tuổi), Lê S (48 tuổi, cùng trú xã Hoằng Thịnh, huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hóa) và Nguyễn Quốc H (41 tuổi, Hà Nội). Nhóm đối tượng này ngoài "đòi" ông Hồ Đình Tùng - PCT Thị xã Nghi Sơn đã định dùng thủ đoạn tương tự với một số lãnh đạo khác với số tiền lớn hơn nhiều.
Bắt đối tượng lừa bán găng tay y tế chiếm đoạt 57 tỷ đồng Ngày 23-11, Cơ quan CSĐT Công an TPHCM cho hay, đã khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, lệnh tạm giam đối với Nguyễn Khánh Nguyên (SN 1988) về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Theo điều tra, khoảng tháng 5-2020, Nguyên là người đại diện Công ty TNHH MTV Boowoo quen biết với ông Philip Leigh Mckenzie thông...