Thống nhất phần mềm phòng chống dịch COVID-19
Tổng cục Đường bộ Việt Nam (TCĐBVN-Bộ GTVT) vừa có văn bản gửi UBND, Sở GTVT các tỉnh, thành phố đề nghị triển khai thử nghiệm phần mềm kiểm soát lái, phụ xe, người đi cùng trên xe vận tải hàng hóa bằng mã QR Code của Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (Cục C06- Bộ Công an) thay cho mã QR Code của ngành GTVT.
Chuyển Bộ Công an cấp mã QR Code vận tải hàng hóa
Thực hiện chủ trương của Chính phủ thống nhất sử dụng một phần mềm phục vụ phòng chống dịch COVID-19, Bộ GTVT đã có văn bản về việc sử dụng phần mềm khai báo thông tin cho phương tiện, người trên phương tiện vận chuyển hàng hóa trong thời gian phòng chống dịch.
Trên cơ sở hướng dẫn của Cục C06 về triển khai thống nhất phần mềm này, từ 18 giờ ngày 24/9, TCĐBVN áp dụng thử nghiệm phần mềm kê khai thông tin đối với người trên xe ô tô (lái xe và người đi cùng) vận tải hàng hóa tại địa chỉ: http://suckhoe.dancuquocgia.gov.vn. Các đối tượng áp dụng kê khai thông tin, phần mềm sẽ cấp mã QR Code theo hướng dẫn. Lái xe in mã QR Code của mình ra khổ giấy A5 và dán trên kính xe phía trước, kính hai bên thành xe (thay thế cho giấy nhận diện phương tiện có mã QR Code trên phần mềm của TCĐBVN).
TCĐBVN yêu cầu Sở GTVT các tỉnh, thành phố hướng dẫn doanh nghiệp vận tải và người trên xe ô tô vận tải hàng hoá tại địa phương áp dụng thử nghiệm. Mỗi phương tiện sẽ có 1 mã QR Code cố định được tạo ra ở lần kê khai đầu tiên. Khi đổi xe khác, chỉ cần truy cập vào phần mềm để cập nhật lại thông tin về phương tiện và thông tin khác nếu có thay đổi, lấy mã QR Code đã in dán lên xe mới trước khi điều khiển phương tiện để vận chuyển hàng hóa.
Lực lượng chức năng tại chốt kiểm soát quét mã QR Code kiểm tra thông tin phương tiện theo đăng ký. Ảnh: Minh Quyết/TTXVN.
Trong thời gian triển khai, các doanh nghiệp vận tải kê khai thông tin trên phần mềm của Cục C06 tại địa chỉ: http://suckhoe.dancuquocgia.gov.vn hoặc trên phần mềm của TCĐBVN tại địa chỉ http://vantair.drvn.gov.vn.
Qua tìm hiểu, hướng dẫn này chỉ áp dụng đối với xe ô tô vận tải hàng hoá theo hướng dẫn tại Quyết định 1570 ngày 24/8/2021 của Bộ GTVT (không áp dụng với xe ô tô chở hành khách).
Video đang HOT
Theo ông Tô Nam Toàn, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ Môi trường và Hợp tác quốc tế (TCĐBVN), trong giai đoạn thí điểm vẫn duy trì song song hai phần mềm. Kết thúc thí điểm, ứng dụng của Cục C06 hoạt động ổn định mới dừng cấp mã QR Code vận tải hàng hóa trên ứng dụng của TCĐBVN. Phần mềm khai báo y tế của Bộ Y tế cũng sẽ được tích hợp vào ứng dụng của Cục C06 theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Việc triển khai thí điểm này nhằm tạo thuận lợi hơn cho lái xe và doanh nghiệp vận tải, thay vì phải khai báo tại cả hai địa chỉ của Cục C06 và của ngành GTVT, doanh nghiệp lái xe chỉ phải khai báo 1 lần.
Thống nhất quy trình kiểm tra tại các chốt kiểm dịch trên toàn quốc
Ủy ban ATGT Quốc gia cũng vừa có văn bản gửi Chủ tịch UBND kiêm Trưởng ban ATGT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương yêu cầu bảo đảm ATGT và thuận lợi cho hoạt động vận chuyển nông sản, vật tư nông nghiệp, nguyên liệu phục vụ sản xuất, hàng hóa xuất nhập khẩu và đời sống nhân dân trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19.
Văn bản nêu rõ, thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT đã phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và UBND các tỉnh, thành phố kịp thời xử lý, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đảm bảo hoạt động vận tải hàng hoá thông suốt, thuận lợi và an toàn, phục vụ phát triển kinh tế xã hội và đời sống nhân dân trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương.
Tuy nhiên, do khác biệt trong cách thức kiểm soát dịch bệnh tại các chốt phòng chống dịch COVID-19 ở các cấp tỉnh, huyện, xã, nên đã xảy ra ùn tắc giao thông tại các chốt kiểm dịch trên địa bàn một số tỉnh, thành phố, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động vận chuyển nông sản, vật tư, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp, hàng hoá xuất nhập khẩu, nhất là hàng hoá, nhu yếu phẩm phục vụ công tác chống dịch và bảo đảm đời sống nhân dân vùng có dịch và dễ dẫn đến nguy cơ gia tăng lây nhiễm COVID-19.
Để khắc phục những tồn tại, bảo đảm vận tải thông suốt, ATGT, tạo thuận lợi tiêu thụ, cung ứng tiêu dùng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 1102/2021, Ủy ban ATGTQG yêu cầu Chủ tịch UBND, kiêm Trưởng ban ATGT các tỉnh, thành phố chỉ đạo thống nhất nội dung kiểm tra và quy trình kiểm tra tại các chốt kiểm dịch từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã đảm bảo an toàn phòng chống dịch, trật tự ATGT và thuận lợi cho hoạt động vận tải hàng hoá; chủ động rà soát để kịp thời bãi bỏ những quy định không phù hợp.
Lực lượng chức năng tại các chốt kiểm soát dịch bệnh thực hiện quét QR Code bằng điện thoại thông minh hoặc thiết bị chuyên dụng để kiểm tra nhanh đảm bảo lưu thông nhanh các phương tiện có giấy nhận diện QR Code còn hiệu lực; trường hợp phương tiện không có giấy nhận diện QR Code, hoặc có nhưng hết thời hạn, thì mới thực hiện kiểm tra việc khai báo y tế và giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm SARS-COV-2 đối với người trên phương tiện.
Bên cạnh đó, các địa phương tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp thu hoạch và vận chuyển nông sản; đảm bảo việc lưu thông, phân phối hàng hoá, trang thiết bị y tế phục vụ phòng chống dịch, lương thực, thực phẩm phục vụ đời sống nhân dân, nguyên liệu phục vụ sản xuất, hàng hóa xuất nhập khẩu; có phương án tổ chức các địa điểm tập kết hàng hóa phục vụ vận chuyển, giao nhận hàng hoá, nông sản, nhu yếu phẩm phục vụ đời sống nhân dân và sản xuất trong khu vực phong toả bảo đảm an toàn phòng dịch.
Ngoài ra, Sở GTVT các địa phương phối hợp với Sở Y tế và các địa phương bố trí các điểm xét nghiệm nhanh SARS-COV-2 đối với đội ngũ lái xe, thuyền viên và người bốc xếp hàng hóa tại cảng, bến, các đầu mối giao thông thủy nội địa quan trọng và các chốt kiểm soát dịch bệnh trên tuyến, tránh tình trạng ùn tắc giao thông, tránh tập trung đông người để giảm thiểu nguy cơ bị lây nhiễm COVID-19.
Thử nghiệm phần mềm kiểm soát lái xe vận tải hàng hóa bằng mã QR Code
Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết vừa có văn bản gửi UBND; Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố đề nghị triển khai thử nghiệm phần mềm kiểm soát lái xe và người đi cùng trên xe ô tô vận tải hàng hóa bằng mã QR Code của Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (Cục C06 - Bộ Công an) thay cho mã QR Code của ngành giao thông vận tải.
CSGT quét mã QR Code trên điện thoại thông minh đối với phương tiện giao thông từ Hòa Bình vào Hà Nội khi qua chốt kiểm soát dịch huyện Chương Mỹ. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN
Theo đó, Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho hay, thực hiện chủ trương của Chính phủ thống nhất sử dụng một phần mềm phục vụ phòng chống dịch COVID-19, Bộ Giao thông vận tải đã có văn bản về việc sử dụng phần mềm khai báo thông tin cho phương tiện, người trên phương tiện vận chuyển hàng hóa trong thời gian phòng, chống dịch COVID-19.
Trên cơ sở hướng dẫn của Cục C06 (Bộ Công an) triển khai thống nhất phần mềm quản lý công dân di chuyển nội địa phòng, chống dịch COVID-19, kể từ 18 giờ ngày 24/9/2021, Tổng cục Đường bộ Việt Nam triển khai áp dụng thử nghiệm phần mềm kê khai thông tin đối với người trên xe ô tô (lái xe và người đi cùng) vận tải hàng hóa tại địa chỉ: http://suckhoe.dancuquocgia.gov.vn.
Khi sử dụng phần mềm của Cục C06, người trên ô tô vận tải hàng hóa sẽ thực hiện kê khai thông tin, phần mềm sẽ cấp mã QR Code theo hướng dẫn kèm theo. Lái xe in mã QR Code của mình ra khổ giấy A5 và dán trên kính xe phía trước, kính hai bên thành xe để thay thế cho giấy nhận diện phương tiện có mã QR Code trên phần mềm của Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
Mỗi phương tiện sẽ có 1 mã QR Code cố định được tạo ra ở lần kê khai đầu tiên. Khi đổi xe khác, chỉ cần truy cập vào phần mềm để cập nhật lại thông tin về phương tiện và thông tin khác nếu có thay đổi, lấy mã QR Code đã in dán lên xe mới trước khi điều khiển phương tiện để vận chuyển hàng hóa.
Trong thời gian triển khai thử nghiệm, đơn vị vận tải, người trên xe ô tô vận tải hàng hóa thực hiện kê khai thông tin trên phần mềm của Cục C06 tại địa chỉ: http://suckhoe.dancuquocgia.gov.vn hoặc trên phần mềm của Tổng cục Đường bộ Việt Nam tại địa chỉ http://vantair.drvn.gov.vn.
Cũng theo Tổng cục Đường bộ Việt Nam, hướng dẫn này chỉ áp dụng đối với xe ô tô vận tải hàng hoá theo hướng dẫn tại Quyết định 1570/QĐ-BGTVT ngày 24/8/2021 của Bộ Giao thông vận tải không áp dụng với xe ô tô chở người như: xe con, xe khách, xe máy.
"Trong thời gian thử nghiệm phần mềm của Cục C06, đơn vị vận tải, người trên xe ô tô vận tải hàng hoá có thể sử dụng mã QR Code trên phần mềm của Cục C06 hoặc mã QR Code trên phần mềm của Tổng cục Đường bộ Việt Nam để dán trên xe ô tô vận tải hàng hoá của đơn vị mình", Tổng cục Đường bộ Việt Nam thông tin.
Ông Tô Nam Toàn, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ Môi trường và Hợp tác quốc tế (Tổng cục Đường bộ Việt Nam) cho hay, trong giai đoạn thí điểm vẫn duy trì song song hai phần mềm.
Kết thúc thí điểm, ứng dụng của Cục C06 hoạt động ổn định mới dừng cấp mã QR Code vận tải hàng hóa trên ứng dụng của Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
Việc cấp mã QR Code chỉ tập trung vào một địa chỉ của Cục C06. Mục đích trong phòng chống dịch COVID-19 là quản lý người trên xe ô tô hàng hóa nên Bộ Công an cấp mã QR Code là hợp lý.
Ngay cả phần mềm khai báo y tế của Bộ Y tế cũng sẽ được tích hợp vào ứng dụng của Cục C06 theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
"Việc sử dụng một ứng dụng sẽ tạo thuận lợi hơn cho lái xe và doanh nghiệp. Thay vì phải khai báo tại cả hai địa chỉ của Cục C06 và của ngành giao thông vận tải, doanh nghiệp lái xe chỉ phải khai báo 1 lần", ông Tô Nam Toàn chia sẻ.
Bình Dương đưa mô hình y tế lưu động gần dân, doanh nghiệp Với mục tiêu đảm bảo chiến lược trở lại trạng thái "bình thường mới" sống trong an toàn, tỉnh Bình Dương chú trọng mở nhiều Trạm y tế lưu động gần với người dân, doanh nghiệp và những "pháo đài" phường, xã. Ra mắt đội ngũ y, bác sỹ phụ trách Trạm y tế lưu động theo dõi dịch COVID-19 trong doanh nghiệp...