“Thông minh” theo kiểu… Việt Nam
Hơn một tuần qua, người Đà Nẵng kêu trời vì hệ thống giao thông thông minh do Chính phủ Tây Ban Nha tài trợ 4,2 triệu euro.
Các chuyên gia Tây Ban Nha cũng than vì “văn hóa giao thông” kỳ cục ở Việt Nam. Tuy vậy, hệ thống giao thông thông minh tiêu chuẩn Châu Âu cũng đành phải chiều theo cách đi lại của người dân TP.
Đèn giao thông được lắp đặt liên tục trên đường Nguyễn Văn Linh.
Dự án cải thiện tín hiệu đèn giao thông Đà Nẵng, hướng đến hệ thống giao thông thông minh, được Chính phủ Tây Ban Nha tài trợ với tổng kinh phí 4,2 triệu euro (trong đó vốn đối ứng trong nước là 0,7 triệu euro), do Ban Quản lý các dự án cơ sở hạ tầng ưu tiên Đà Nẵng thực hiện. Dự án lắp mới thêm 42 nút đèn tín hiệu, cải tạo 22 nút đèn giao thông cũ, lắp đặt 36 camera chuyên dụng cùng hệ thống kết nối quản lý vận hành tự động tại trung tâm, nâng số lượng đèn tín hiệu giao thông tại trung tâm thành phố lên 108 bộ… sẽ đi vào hoạt động từ năm 2013.
Đây là hệ thống đèn tín hiệu giao thông được vận hành bằng phần mềm tương tác với thực tế đô thị qua hệ thống camera hiện trường. Đặc biệt là có thể tương thích thiết bị đo đếm lưu lượng xe trên đường, từ đó có phương án hiệu chỉnh tối ưu với nhiều phương án như: Làn sóng xanh; ưu tiên dòng chính; khớp nối thời gian chờ… được áp dụng tại nhiều nước trên thế giới.
Video đang HOT
Tuy nhiên, sau một tuần vận hành thử, hệ thống đèn tín hiệu này bị người dân kêu trời vì bị “dừng” nhiều lần do trụ đèn được bố trí khá dày. Có những đoạn đường vài trăm mét đã có 3, 4 trụ tín hiệu…
“Nháy vàng hoán đổi”
Ông Đặng Nam Sơn – Giám đốc Trung tâm Quản lý, vận hành đèn tín hiệu giao thông và vận tải công cộng – chia sẻ: “Do văn hóa giao thông của người Việt mình còn kém. Chưa quen đi lại theo tuyến, theo làn. Vì vậy từ chỗ toàn thành phố có 22 cột đèn giao thông, nay tăng lên gần gấp 3 đã thay đổi thói quen đi lại của người dân, nên gây tâm lý bức xúc. Mặc dù hệ thống phần mềm điều khiển tích hợp camera thông minh, từ đó có phương án “xanh, đỏ” thích hợp, nhưng do các phương tiện cùng lưu thông trên một tuyến, một làn nên máy không đo đếm nổi, chúng tôi đành phải đếm… thủ công rồi điều chỉnh”.
Ông Pedro Vazquez Quintanilla – Giám đốc điều hành Cty SICE, một đơn vị có kinh nghiệm hơn 90 năm trong lĩnh vực lắp đặt hệ thống đèn giao thông ở Tây Ban Nha – cũng than: “Người dân sẵn sàng nêm mình trong mớ ùn tắc đến hàng giờ, nhưng khi chờ 30 giây qua đèn đỏ thì lại tỏ ra khó chịu”. Sau một tuần thử nghiệm, hiện nhiều điểm tín hiệu giao thông ở Đà Nẵng đã chuyển sang “nháy vàng hoán đổi”, nhằm mục đích để người dân quen dần.
Về lâu dài, các chuyên gia cho biết phần mềm và thiết bị sẽ được hiệu chỉnh, cài đặt cho phù hợp với văn hóa giao thông và phương tiện đi lại của người Việt. Dự kiến sau khi đầu tư hoàn chỉnh, bàn giao sử dụng, Đà Nẵng sẽ có hệ thống giao thông thông minh bậc nhất hiện nay của cả nước.
Theo Dantri
Tây Ban Nha: Hàng chục ngàn y, bác sĩ biểu tình
Hàng chục ngàn y, bác sĩ đã tràn xuống đường phố ở thủ đô Madrid của Tây Ban Nha vào ngày 18.11, biểu tình phản đối chính sách thắt lưng buộc bụng của chính phủ nước này nhằm cắt giảm ngân sách và tư nhân hóa ngành y tế.
Theo AFP, những y, bác sĩ mặc đồng phục màu trắng xuống đường hô hào khẩu hiệu: "Con người có quyền thụ hưởng nền y tế công. Chúng tôi sẽ bảo vệ cho quyền đó... Cắt giảm ngân sách ngành y tế là giết người".
Đội ngũ y, bác sĩ tham gia biểu tình lo ngại việc tư nhân hóa bệnh viện công sẽ dẫn đến cắt giảm biên chế và hủy hoại chất lượng khám chữa bệnh.
Bác sĩ Jaime Rodriguez cho biết ông tham gia đoàn người biểu tình ở thủ đô Madrid do lo ngại việc cắt giảm ngân sách sẽ làm suy yếu dịch vụ khám chữa bệnh công ở Tây Ban Nha bởi điều kiện làm việc cũng như tiền lương của bác sĩ tại các bệnh viện công ngày càng giảm.
Một bệnh nhân 90 tuổi đã phải nằm trong phòng cấp cứu tại một bệnh viện công suốt năm ngày liền do chẳng còn giường trống, ông Rodriguez đưa ra dẫn chứng.
Hàng chục ngàn y bác sĩ Tây Ban Nha biểu tình phản đối tư nhân hóa bệnh viện - Ảnh: AFP
Khoảng 5.000 cảnh sát được điều động đảm bảo an ninh tại thủ đô Madrid.
AFP cho biết người dân Tây Ban Nha giờ đây phải oằn mình ra chi trả tiền khám chữa bệnh do những chính sách thắt lưng buộc bụng.
Chẳng hạn, người nghỉ hưu, trước đây không phải trả gì khi đi khám chữa bệnh, nay phải trả ít nhất 10 % hóa đơn tiền thuốc men.
Chính phủ đảng cánh tả của Thủ tướng Tây Ban Nha, ông Mariano Rajoy, đã ban hành nhiều chính sách thắt lưng buộc bụng nhằm vào ngành y tế trong nỗ lực cắt giảm thâm hụt ngân sách, khiến đội ngũ y, bác sĩ nước này bức xúc.
Trong những tuần qua, đội ngũ y, bác sĩ ở khắp Tây Ban Nha đã "chiếm lấy" 20 bệnh viện, phong tỏa hoàn toàn các bệnh viện nhằm phản đối chính sách tư nhân hóa sáu bệnh viện công trong lộ trình cắt giảm ngân sách của chính phủ nước này.
Theo AFP, chính phủ Tây Ban Nha đã áp dụng các chính sách cắt giảm ngân sách nhằm tiết kiệm 150 tỉ USD tiền ngân sách trong giai đoạn 2012 để đối phó với bài toán cắt giảm thâm hụt ngân sách, khiến hàng trăm ngàn người xuống đường biểu tình vào ngày 14.11.
Theo TNO
Trung Quốc với bài toán khó giao thông dịp Tết Năm hết, Tết đến - người dân Trung Quốc cũng như nhiều người dân ở các quốc gia khác đang tranh thủ tận dụng những tuần lễ cuối cùng để chuẩn bị đón Tết Nguyên đán. Hàng nghìn sinh viên đang đổ tới điểm bán vé tàu để trở về quê nhà trong dịp Tết Nguyên đán năm 2011. (Ảnh: CFP) Đây là...