Thông minh có phải do di truyền?
Mỗi người được sinh ra cùng với trí tuệ và theo thời gian, nó được cải thiện qua kinh nghiệm và sự hiểu biết. Nhưng nếu chúng ta được sinh ra với trí thông minh vượt trội sẵn có thì liệu điều đó có phải do được thừa hưởng từ yếu tố di truyền?
Nhiều năm qua, các nghiên cứu khoa học đã cố gắng khám phá làm thế nào và tại sao một số người lại thông minh hơn những người khác. Họ cũng đã cố thử tìm ra, sự thông minh (hay khả năng giải quyết vấn đề) của mọi người ai cũng đều được “trời ban” như nhau khi mới sinh, sau đó dần dần được cải thiện qua thời gian, sự trưởng thành hay trí thông minh vượt trội là được thừa hưởng từ gene? Liệu rằng những thiên tài của nhân loại có được thừa hưởng gene di truyền từ các thế hệ trước?
Thực tế là tính biến thiên của trí thông minh khá lớn. Có hàng chục hoặc hàng trăm gene ảnh hưởng đến chỉ số thông minh của mỗi chúng ta. Đây cũng là điều khiến các nhà khoa học gặp nhiều khó khăn trong việc chứng minh giả thuyết về một gene đặc biệt góp phần nâng cao chỉ số IQ của chúng ta.
Tất nhiên, các nhà khoa học vẫn có được câu trả lời. Gần đây, các nhà khoa học Mỹ và Anh đã đưa ra kết luận nghiên cứu di truyền lớn nhất trong việc tìm kiếm gene cụ thể ấy. Hơn 200 nhà nghiên cứu đã so sánh sự tồn tại của một đột biến, có nghĩa là, một sự thay đổi quy tắc sắp xếp của gene HMGA2, ở hơn 21.000 bệnh nhân và so sánh nó với kích thước của các bộ phận não bộ của mỗi người.
Video đang HOT
Việc phát hiện ra rằng gene này trước đây chỉ có liên quan tới chiều cao của con người đã có thay đổi trong ADN của nó cùng với việc trao đổi một phân tử được thay thế bằng thymine và cytosine. Sự đột biến này khiến cho não lớn hơn 3cm3 và kết quả các bài kiểm tra IQ ở những người này trung bình cao hơn người bình thường là 1,29 điểm. Nếu cả hai cha mẹ đều có đột biến gene như trên thì mức IQ ở con họ sẽ tăng 2,6 điểm.
Kết quả này dường như không được chú ý lắm bởi vì sự thay đổi quá nhỏ và các nhà nghiên cứu không thể chứng minh được là liệu có một khu vực nào trong não phát triển hơn những chỗ khác? Nhưng nó là phát hiện đầu tiên trực tiếp liên quan đến một gene duy nhất tác động tới trí thông minh của con người.
Có phải các lựa chọn liên quan đến chính trị cũng bị ảnh hưởng bởi di truyền? Phòng thí nghiệm Sinh lý học chính trị của Đại học Nebraska – Lincoln đã phối hợp với nhà khoa học chính trị John Hibbing khẳng định một loạt các nghiên cứu rằng chí ít cũng có mối liên hệ tới thể chất, bộ não của chúng ta được định hình sẵn từ lúc sinh ra để trở thành người theo chủ nghĩa tự do hay tư duy bảo thủ.
Trí thông minh của mỗi người không giống nhau và phụ thuộc nhiều vào yếu tố gene.
Theo nghiên cứu của họ, những người theo chủ nghĩa tự do và phe bảo thủ có phản ứng khác nhau trong các tình huống cho câu trả lời cơ bản và nguyên thủy từ con người. Ví dụ, những người bảo thủ là lực lượng vũ trang chuyên nghiệp có phản xạ nhanh hơn khi họ sợ hãi bởi những tiếng động bất ngờ và tiếp xúc với hình ảnh mang tính đe dọa, họ phản ứng với mức adrenaline mạnh hơn và nhìn hình ảnh nhanh hơn. Ngoài ra, những người theo phe bảo thủ có nơi sinh sống có tổ chức gọn gàng hơn trong khi đối thủ theo phe tự do lại lộn xộn và bừa bãi hơn rất nhiều.
Các nhà khoa học cũng tìm thấy sự khác biệt về giải phẫu trong não bộ của hai mẫu người. Một nghiên cứu đã chứng minh rằng phe bảo thủ có hạch hạnh nhân bên phải lớn hơn. Nó là một vùng nằm sâu trong não và có liên quan đến các phản ứng trước sự sợ hãi và đe dọa. Ngược lại, những ai theo chủ nghĩa tự do có nhiều tế bào hơn trong vỏ não của hồi đai (phần cấu trúc cong trên bề mặt giữa bán cầu não) – vùng chịu trách nhiệm về việc nhận thức các lỗi lặp đi lặp lại và điều chỉnh hành vi để tránh chúng.
Theo các nhà khoa học, sự lựa chọn thiên hướng chính trị chủ yếu phụ thuộc nhiều vào tính cách cá nhân đã được hình thành từ lúc mới sinh hơn là do kinh nghiệm, suy nghĩ và sự hiểu biết. Tiến sĩ Hibbing tin rằng phe bảo thủ được sinh ra vốn đã ít chịu thay đổi nhưng họ là những nhà lãnh đạo tốt hơn và nhân viên trung thành hơn. Trong khi đó, những người theo chủ nghĩa tự do lại dễ tiếp thu kinh nghiệm mới, thích ứng để thay đổi, đối phó tốt hơn với những điều không chắc chắn. Thêm nữa, họ linh hoạt hơn và có khát khao trong cuộc sống.
Theo VTV
Tại sao trẻ em không nên xem ti vi hoặc sử dụng máy tính nhiều?
Theo Tiến sĩ tâm lý học người Anh Aric Sigman, việc kiểm soát thời gian ngồi trước màn hình ti vi hay máy vi tính quan trọng không thua gì việc hạn chế tiêu thụ quá nhiều muối hay thức uống có cồn, bởi tất cả đều rất có hại cho sức khỏe.
Trong khảo sát của mình, Tiến sĩ Sigman phát hiện thời gian đối diện với màn hình cao nhất ở những đứa trẻ có cơ hội tiếp xúc trung bình khoảng 5 loại thiết bị có màn ảnh tại nhà và thường sử dụng 2 thứ cùng một lúc, chẳng hạn như vừa xem ti vi vừa sử dụng điện thoại thông minh. Tình trạng này được xem là nguyên nhân dẫn đến lối sống thụ động, có nguy cơ dẫn đến bệnh tiểu đường type 2 và bệnh tim. Không chỉ vậy, nó cũng làm tăng lo ngại cho rằng nó có thể tác động đến sự phát triển trí não của trẻ khi chúng lớn lên. Chính vì vậy, Tiến sĩ Sigman khuyến cáo các bậc phụ huynh nên hết sức hạn chế hoặc tuyệt đối không cho trẻ nhỏ dưới 3 tuổi tiếp xúc với các thiết bị điện tử.
Đối với trẻ 7 tuổi, thời gian xem ti vi hoặc sử dụng máy tính tối đa là 1 giờ 30 phút, còn thanh thiếu niên dưới 18 tuổi thì chỉ nên dùng những thiết bị này cao nhất 2 giờ/ngày. Ngoài ra, phụ huynh cũng nên khuyến khích trẻ em dành nhiều thời gian cho các hoạt động thể chất ngoài trời để bảo vệ và tăng cường sức khỏe.
Theo Báo Cần Thơ, BBC
10 cách kích thích tiềm năng não bộ Tiềm năng của trí não con người là vô hạn. Con người ai cũng có khả năng sáng tạo. Vậy làm thế nào để khơi dậy được tiềm năng đó? Mách bạn 10 cách dưới đây sẽ giúp kích thích tiềm năng của não bộ. Dùng màu xanh da trời trang trí môi trường xung quanh Nghiên cứu tâm lý màu sắc đã...