Thống kê những con số thú vị về chuyện phòng the
Livesicience-một trang mạng chuyên về khoa học có uy tín trên thế giới đã tổng hợp các cuộc điều tra về đời sống phòng the và cho những kết quả khá bất ngờ.
Bạn có bao nhiêu người tình trong cuộc đời? Có thuộc số 5% đàn ông ở độ tuổi 40 và 15 – 20 % đàn ông ở độ tuổi 65 mắc phải căn bệnh rối loạn cương dương? Kiểm tra các số liệu dưới đây để thấy bạn ở trong bảng hay ngoài bảng thống kê
Tại sao bạn lại làm vậy?
Đã có một cuộc tranh luận về chỉ số sinh học của đàn ông để duy trì nguồn gen của họ. Vào thế kỷ thứ 18, một phụ nữ Nga đã giữ kỷ lục là người phụ nữ sinh nhiều con nhất: 69. Bà đã mang thai 27 lần, trong đó có 6 thai đôi, 7 thai 3, và 4 thai 4.
Nhưng bà vẫn chưa vượt qua người đàn ông có kỷ lục nhiều con nhất. Theo sách kỷ lục Guinness, một hoàng đế người Ma rốc có “ít nhất 342 con gái, 525 con trai và ông nổi tiếng với tổng số 1.721 con cháu là nam giới.”
Trung bình một phụ nữ có 4 bạn tình và một nam giới có 7 bạn tình trong suốt cuộc đời. (Ảnh: flickr)
Bạn có cần trợ giúp?
Xấp xỉ 5% đàn ông ở độ tuổi 40 và 15 – 20 % đàn ông ở độ tuổi 65 mắc phải căn bệnh rối loạn cương dương.
Bạn mất trinh khi nào?
Video đang HOT
Đàn ông thường “mất trinh” ở độ tuổi trung bình 16,9. Phụ nữ mất trinh ở độ tuổi muộn hơn: 17,4. Một nghiên cứu mới đây cho thấy tính trạng di truyền, chẳng hạn như tính bốc đồng, cũng có thể dù ít hay nhiều khiến cho một ai đó sẵn sàng quan hệ tình dục ở độ tuổi sớm hơn.
Bạn có một tổ ấm dễ chịu?
Khoảng 12% những người đã lập gia đình nói rằng họ thường ngủ một mình.
Bạn có thường xuyên đạt cực khoái?
Trong khi 75% đàn ông nói rằng họ luôn đạt cực khoái mỗi lần quan hệ thì chỉ có 29% phụ nữ cho biết họ đạt hiệu quả tương tự. Ngoài ra, hầu hết phụ nữ không thể đạt cực khoái qua giao hợp âm đạo mà chỉ đạt cực khoái qua kích thích âm vật.
Bạn có bao nhiêu người tình?
Con số người tình mà bạn có là bao nhiêu? Theo một cuộc khảo sát những người trong độ tuổi từ 20 đến 59, trung bình một phụ nữ có 4 bạn tình và một nam giới có 7 bạn tình trong suốt cuộc đời.
Bạn đã nghỉ đẻ?
2/3 phụ nữ sinh con đầu lòng trong các năm từ 2001 đến 2003 đã làm việc suốt thời kỳ mang thai. Trong đó 80% những phụ nữ này làm việc cách ngày sinh nở gần hoặc tròn tháng.
So sánh với khoảng thời gian từ năm 1961 đến năm 1965, khi đó 44% phụ nữ làm việc trong thời kỳ mang thai, trong đó 35% làm việc cho tới trước khi sinh gần một tháng.
Bạn đã từng bị viêm nhiễm?
Ít nhất 50% phụ nữ và nam giới đã từng bị viêm nhiễm HPV. HPV hay còn gọi là virút Papilloma ở người, loại virút này có thể gây ra ở cả hai mức độ nặng và nhẹ: Nhẹ có thể gây ra các mụn cóc sinh dục, nặng thì có thể gây ra bệnh ung thư cổ tử cung hoặc các bệnh ung thư khác.
90% các trường hợp này hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ chống lại căn bệnh trong vòng 2 năm.
Theo Khoa học & Đời sống
Từ 1/5, lao động nữ nghỉ thai sản 6 tháng
Từ 1/5, lao động nữ nghỉ thai sản 6 tháng (Ảnh minh họa)
Bộ luật Lao động (sửa đổi), trong đó có quy định tăng thời gian nghỉ thai sản của lao động nữ lên 6 tháng sẽ có hiệu lực từ ngày 1/5/2013.
Cụ thể, Bộ Luật Lao động quy định: Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 6 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 2 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 1 tháng. Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 2 tháng.
Trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. Hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định, nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương theo thỏa thuận với người sử dụng lao động.
Lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 4 tháng, nếu có nhu cầu, có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe được người sử dụng lao động đồng ý.
Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Bộ Luật Lao động cũng quy định "Bảo đảm việc làm cho lao động nữ nghỉ thai sản". Cụ thể, lao động nữ được bảo đảm việc làm cũ khi trở lại làm việc sau khi nghỉ hết thời gian theo quy định trường hợp việc làm cũ không còn thì người sử dụng lao động phải bố trí việc làm khác cho họ với mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản.
Ngày 23/4, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã có hướng dẫn thực hiện chế độ thai sản theo quy định của Bộ luật Lao động.
Đối với lao động nữ có thời gian nghỉ sinh con trước ngày 01/5/2013, mà đến ngày 01/5/2013 vẫn đang trong thời hạn nghỉ sinh con theo quy đinh cũ, thì sẽ được hưởng chế độ thai sản theo luật mới.
Ví dụ, chị A nghỉ việc trước khi sinh con từ ngày 02/01/2013, thì theo quy định cũ chị A sẽ được nghỉ đến hết 01/05/2013 (04 tháng). Do đó, theo quy định của luật mới chị A sẽ được tiếp tục hưởng chế độ thai sản 6 tháng (nghỉ đến hết ngày 01/07/2013).
Nhưng nếu nghỉ việc trước khi sinh con từ ngày 01/01/2013, theo quy định cũ chị B sẽ được nghỉ đến hết ngày 30/4/2013 (ngày này Luật mới chưa có hiệu lực). Trường hợp này, chỉ được hưởng chế độ thai sản 4 tháng.
Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 2 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 1 tháng.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của lao động nữ khi sinh con tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Thời gian tính hưởng chế độ thai sản của lao động nữ khi sinh con được tính kể từ ngày lao động nữ thực tế nghỉ việc để sinh con theo quy định của Bộ luật Lao động. Trường hợp nghỉ việc trước khi sinh con hơn 2 tháng thì được tính từ thời điểm đủ 2 tháng trước khi sinh con. Trường hợp sinh con sau khi lao động nữ đã nghỉ việc chấm dứt quan hệ lao động thì thời gian tính hưởng kể từ ngày sinh con.
Theo 24h
5 cách tránh nhiễm khuẩn sau "yêu" Đối với nam giới, tuyệt đối không nên đi tiểu ngay sau khi quan hệ, nếu không sẽ làm tổn thương tuyến tiền liệt. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Đức, có những nguyên tắc bất thành văn đối với cả hai giới sau mỗi lần "lâm trận" để đảm bảo sức khỏe, tránh nhiễm khuẩn và các bệnh viêm nhiễm....