Thông gia từ mặt nhau vì bữa ăn cho con dâu ở cữ
Chỉ vì món canh nấu cho con dâu lúc còn ở cữ mà bà nội và bà ngoại nhà em không tiếc lời cãi nhau. Đỉnh điểm là bà nội xách túi bỏ về quê hôm trước thì hôm sau bà ngoại cũng nằng nặc đòi về vì cho rằng nhà thông gia đã vụng lại còn không tôn trọng ai.
Mẹ đẻ chỉ muốn em ăn canh rau ngót còn mẹ chồng thì không quá kiêng cữ cho con dâu (Ảnh minh họa)
Nghe các chị kể chuyện mà em cũng không thể không nhớ đến kỷ niệm đau thương của mình với chuyện ăn uống những ngày ở cữ. Là con đầu cháu sớm của cả 2 bên nội ngoại, nên khi em mang bầu cu Bi được chăm sóc rất chu đáo.
Sau khi sinh về nhà, khác với các chị được mẹ chồng hoặc mẹ đẻ chăm chuyện ăn ở sau sinh thì cả mẹ đẻ lẫn mẹ chồng em đều bắt xe từ quê lên Hà Nội chăm con và cháu.
Các chị chắc nghĩ em sung sướng nhưng từ đây mới lắm rắc rối xảy ra. Bà nội và bà ngoại em phân công nhau mỗi ngày, một người lo phần giặt giũ quần áo cho hai mẹ con thì người kia đảm nhận phần nấu ăn, nước uống và ngược lại.
Mẹ đẻ em theo quan niệm truyền thống chỉ muốn con gái sau đẻ ăn thịt kho nghệ, canh rau ngót, cháo cũng phải ninh chân giò thật kỹ… Bà cũng cho rằng, thức ăn của bà đẻ phải đun sôi thật kỹ, thật chín để tránh đau bụng tiêu chảy cho cả mẹ lẫn con.
Ngược lại, bà nội vốn là người tân tiến nên không quá kiêng cữ trong việc ăn uống của con dâu sau đẻ. Những thực phẩm nhiều chất như thịt bò, tôm, cua…bà mua về nấu cho em ăn thoải thuê. Quan niệm của bà là ăn nhiều chất mẹ mới lại sức và nhiều sữa cho con bú. Bà cũng không đun quá kỹ thức ăn vì cho nấu kỹ là làm mất hết chất.
Video đang HOT
Thế là mỗi ngày em ăn mỗi thức ăn khác nhau. Nếu như mẹ đẻ em nấu thì toàn thức ăn nấu kỹ càng đôi khi mất cả vị ngon thì mẹ chồng lại nấu rất nhanh, đôi khi một số thức ăn khó chín như khoai tây, su hào…bà xào chưa kỹ, em ăn cảm giác còn sượng.
Vì thế các bà vẫn không hài lòng về nhau. Hôm bà nội nấu thì bà ngoại lén đem đồ ăn đi hâm lại thật kỹ mới cho em ăn, hôm bà ngoại nấu thì bà nội dè bỉu chê “cổ hủ, lạc hậu”.
Chỉ vì món canh bí hầm chân giò mà hai thông gia không thèm nhìn mặt nhau (Ảnh minh họa)
Đỉnh điểm mâu thuẫn là tối hôm kia, bà nội nấu món canh bí nấu chân giò. Bà tắt bếp hơi sớm nên mấy lát bí chưa kịp chín nhừ. Lúc ngồi ăn cơm mẹ đẻ đã ra hiệu bảo em không nên ăn nhưng thương mẹ chồng mất công nấu em cũng cố ăn một bát cho bà vui.
Không hiểu vì món canh hay vì lý do gì mà hôm sau em và cu Bi nhà em bị đau bụng. Bé đi ngoài phân không được đẹp, ngày đi đến 5, 6 lần. Sang ngày thứ 3 bé đi đến trên 10 lần/ngày. Vợ chồng em như ngồi trên đống lửa và vô cùng mệt mỏi.
Hai bà lúc này bắt đầu đổ lỗi cho nhau. Bà nội cho rằng do bà ngoại nấu kỹ quá nên đồ ăn không còn vitamin, Bi thiếu chất nên sức đề kháng giảm. Mẹ đẻ em cũng không kém cạnh, bà chê bà nội nấu ăn không kỹ khiến cháu đau bụng.
Hai bà lúc đầu chỉ bóng gió sau đó lớn tiếng cãi nhau, buông lời xúc phạm. Mẹ đẻ em nước mắt ngắn nước mắt dài trách bà nội vụng, làm khổ con cháu. Tức giận, bà nội chạy vào phòng thu xếp đồ đạc để đòi về quê. Không biết vô tình hay cố ý bà va quệt làm đổ va ly của bà ngoại rơi xuống sàn khiến quần áo, đồ đạc văng tung tóe. Mẹ đẻ em được thể càng làm ầm ĩ lên.
Hai bà lao vào nhau cãi vã, không tiếc lời xúc phạm nhau. Bà nội xách túi đồ về quê trước thì hôm sau bà ngoại cũng lục đục đòi về vì “không chịu nổi khi bị xúc phạm”. Hai vợ chồng em vô cùng mệt mỏi khi con thì đau ốm, hai bà thì thi nhau bỏ về quê.
Chuyện xảy ra đã hơn 1 năm mà thông gia 2 bên vẫn chưa thèm nhìn mặt nhau. Lần nào bà nội lên nhà em thăm cháu bà cũng phải đánh tiếng thăm dò nếu không có bà ngoại ở đấy bà mới lên, ngược lại bà ngoại cũng chưa một lần gọi điện mở lời trò chuyện lại với bà nội.
Theo VNE
Con gái tôi mà không hạnh phúc, anh chết với tôi!
Con gái ở nhà với bố mẹ đẻ, dù không được chiều hư nhưng vẫn có nhiều nhân nhượng.
ảnh minh họa
Con gái ở nhà với bố mẹ đẻ, dù không được chiều hư nhưng vẫn có nhiều nhân nhượng. Bị mắng suốt ngày, những cũng toàn mắng yêu, mắng thương chứ chẳng khi nào nhiếc móc hay mắng vô căn cứ. Đi lấy chồng rồi lại khác, nhà người ta sẽ khắt khe với con mình hơn, làm gì cũng phải chú ý từng chút một, phải học cách sống sao cho vừa lòng tất cả mọi người. Hơn thế nữa, con gái rời xa bố mẹ sống trong một căn nhà mới với những người lạ, ắt sẽ có nhiều điều tủi thân.
Vì thế hôm con gái mình lấy chồng, mình thấy thương nó lắm. Giây phút nắm tay con bước vào lễ đường, bỗng nhiên sống mũi mình cay cay. Đàn ông mạnh mẽ cả đời, gặp chuyện sinh li tử biệt cũng chỉ buồn chứ chưa bao giờ khóc, vậy mà hôm nay khi trao tay con gái cho chồng nó, tự dưng mình có cảm giác như bị ai cướp đi thứ quý giá nhất vậy, khó chịu làm sao.
Cũng chỉ thiếu nước là nói thẳng với con rể như trước đây bị bố vợ đánh phủ đầu: Cậu mà làm con gái tôi khổ, tôi đến nhà cậu cướp nó về đấy.
Ngày con gái lấy chồng, vợ chồng mình vừa mừng vừa lo. Mừng vì con bé đã tìm được người thật sự yêu thương nó. Và lo, vì nó vốn được chiều chuộng, lúc sống ở nhà có chút đỏng đảnh, không biết có hòa hợp được với gia đình người ta không. Nhưng mà thật không ngờ, mặc dù không phải sống chung với gia đình chồng, con gái mình vẫn trở nên ngoan hiền, nhẫn nại, chịu khó và chăm chỉ hơn hẳn. Nó đã trưởng thành thật rồi, đã trở thành người phụ nữ của gia đình, biết hết lòng cố gắng vun vén cho tổ ấm riêng rồi, người làm cha mẹ thấy ấm lòng biết bao.
Ba tháng đầu sau khi con bé lấy chồng, thực sự thì mình thấy nó cũng không thay đổi nhiều lắm ngoài việc về nhà bố mẹ chơi mà cứ luôn miệng nói: chồng con, ở nhà con, bố mẹ con,.... Ô hay thật, nó đang ở nhà với bố mẹ nó cơ mà, con bé này chưa già đã lẩm cẩm. Xong rồi làm gì nó cũng nhanh nhanh chóng chóng, cứ bảo là: Nhanh con còn phải về nhà con. Nó ở đây hai mươi mấy năm rồi, tự nhiên bây giờ lại có nơi khác để coi như nhà, thật là buồn biết bao.
Thế rồi, đùng một cái, có đến mấy tuần chẳng thấy vợ chồng nó về chơi. Mình đi ra đi vào nhắc cho nó ở đâu thì hắt xì hơi để nhớ đến bố mẹ mà về thì thấy vợ mình tủm tỉm: Sắp lên ông ngoại rồi còn... Biết tin ấy xong mình mừng ghê lắm, nhưng rồi cũng lại bồn chồn, lo lắng. Cứ nghĩ đến cảnh vợ mình ngày xưa mang bầu rồi đẻ nó vất vả, mình lại thấy thương con bé vô cùng. Có con gái thật là mệt ấy, lúc nào cũng phải buồn, phải thương cho nó.
Nhấn số gọi ngay cho nó, bảo: "Cuối tuần hai vợ chồng mày về ngay bố có việc cần nói chuyện gấp". Nghe giọng con bé thỏ thẻ, bỗng chốc lòng mình mềm ra, nó bảo: "Chắc tuần này bọn con cũng không về được đâu bố ạ. Chồng con hơi bận, mà anh ấy không cho con tự đi về một mình, nên con...". Ô hay thật, bình thường con bé chạy đôn chạy đáo một ngày mấy vòng, hết cơ quan, đến nhà riêng, rồi nhà bố mẹ đẻ, bố mẹ chồng, có làm sao đâu, tự nhiên hôm nay lại dở chứng. À, phải rồi, đúng rồi, từ giờ không thể để nó đi xe một mình được.
"Ừ, thế cứ chuẩn bị đồ đi, sáng thứ bảy bố lên đón về". Nghe mình buông lời sấm sét quen rồi, nên con bé và chồng nó cũng đồng ý ngay, bố chứ ai mà phải sợ.
Nhưng lần này nó về, thì thật sự đã thay đổi hẳn. Trước kia, nó chỉ có mình và bố chồng là bố. Bây giờ, cả mình và ông thông gia đều bị nó chuyển thành "ông" mất rồi, ông nội và ông ngoại. Và con bé gọi chồng nó là bố, bố nó ơi, bố nó à ngọt xớt. Ghê ha các bạn ha. Lúc đầu không quen, mình cũng hơi bị khó chịu vì bỗng nhiên bị mất chức, nhưng rồi dần dần, nghe 2 tiếng "ông ngoại" quen tai, lại thấy vui vui đến lạ.
Hôm rồi nó gọi điện về, giọng ấm ức, mình hỏi không nói làm sao. Chỉ nhờ: "Bố gọi điện cho chồng con hộ con với". Con gái mình bây giờ giỏi lắm rồi, giận dỗi cãi nhau với chồng, nó bỏ về ngủ với... mẹ chồng, chứ không thèm về nhà bố mẹ đẻ. Rồi còn bày đặt nhờ bố gọi cho chồng, hỏi: "Vợ anh đi đâu mà tôi gọi suốt từ chiều không được". Cậu con rể đầu dây bên kia hốt hoảng: "Thôi chết, con tưởng vợ con về nhà bố mẹ, con đi tìm cô ấy ngay đây ạ". Thế là cả nhà được trận cười vì cô con gái lắm chiêu, còn cậu con rể sau khi về đón vợ cũng bị ông bà thông gia mắng cho một trận tơi bời.
Ơn trời, ông bà bên ấy cũng thương con bé như con gái người ta, mà con bé cũng vui vẻ coi bố mẹ chồng như bố mẹ đẻ vậy. Chỉ tội chồng nó, lúc nào cũng một mình một ngựa mà chiến đấu thôi. Đến khổ.
Theo Phunutoday
Bữa cơm chiều đắng chát của vợ chồng tôi Cả đêm đó, chồng tôi ngồi im lìm trên giường không ngủ. Sau một lúc lâu, chồng tôi quay sang ôm tôi, anh khóc. 25 tuổi tôi lấy chồng, chồng tôi hơn tôi 5 tuổi, là trưởng phòng trong một công ty lớn, tôi là nhân viên bàn giấy của một công ty nhập khẩu ôtô. Nhà chồng tôi thuộc hàng khá giả,...