Thống đốc: Nợ xấu bất động sản 37.000 tỉ, thanh kiểm tra các hồ sơ tín dụng
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho rằng, đầu tư kinh doanh bất động sản là lĩnh vực rủi ro với hoạt động ngân hàng
. Vì vậy, một trong số các giải pháp là phải tăng cường thanh tra, tập trung vào các hồ sơ tín dụng lĩnh vực bất động sản của tổ chức tín dụng.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng vừa có báo cáo “Một số nội dung liên quan đến nhóm vấn đề chất vấn tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV”.
Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng. Ảnh GIA HÂN
Cụ thể, tính đến cuối tháng 4.2022, số liệu NHNN cho thấy, tổng dư nợ đối với lĩnh vực bất động sản của các tổ chức tín dụng đạt hơn 2,288 triệu tỉ đồng, tăng 10,19% so với cuối năm 2021 và chiếm tỷ trọng 20,44% tổng dư nợ nền kinh tế. Trong đó, tỷ lệ nợ xấu là 1,62%, khoảng 37.000 tỉ đồng.
Video đang HOT
Cơ quan này cho rằng, lĩnh vực đầu tư kinh doanh bất động sản là một trong các lĩnh vực rủi ro đối với hoạt động ngân hàng, cần có các giải kiểm soát giải pháp. Theo đó, hoàn thiện hành lang pháp lý thông qua các văn bản quy phạm pháp luật về các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng.
Đồng thời, giám sát chặt chẽ tốc độ tăng trưởng dư nợ và chất lượng tín dụng đối với các lĩnh vực chứng khoán và bất động sản để kịp thời phát hiện dấu hiệu tiềm ẩn rủi ro và có biện pháp xử lý phù hợp, góp phần đảm bảo an toàn hoạt động hệ thống các tổ chức tín dụng.
“Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, chú trọng, tập trung kiểm tra các hồ sơ cấp tín dụng lĩnh vực bất động sản của các ngân hàng. Từ đó phát hiện các vấn đề, tồn tại, vi phạm trong hoạt động cấp tín dụng để kịp thời xử lý, đưa ra kiến nghị cụ thể hạn chế rủi ro của các tổ chức tín dụng trong hoạt động cấp tín dụng nói chung và bất động sản nói riêng”, Thống đốc NHNN cho biết.
Về khó khăn, vướng mắc, theo Thống đốc NHNN, thị trường bất động sản biến động mạnh; tình trạng thổi giá gây sốt ảo bất động sản, tình trạng đấu giá đất với giá cao bất thường… ảnh hưởng đến việc cấp tín dụng, định giá tài sản đảm bảo của các tổ chức tín dụng.
Mặc dù tình hình cấp tín dụng cũng như chất lượng tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản vẫn đang được NHNN kiểm soát ổn định nhưng để hạn chế tác động của thị trường bất động sản đối với kinh tế vĩ mô, tiền tệ, theo Thống đốc Nguyễn Thị Hồng, cần có các giải pháp toàn diện, đồng bộ với sự phối hợp của các bộ, ban, ngành có liên quan.
Trong thời gian tới, theo Thống đốc, NHNN sẽ tiếp tục chỉ đạo tổ chức tín dụng tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả. Kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, trong đó có đầu tư, kinh doanh bất động sản. Đồng thời, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân tiếp cận nguồn vốn tín dụng để mua nhà, đầu tư nhà ở tự sử dụng, đặc biệt là nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, nhà ở thương mại giá rẻ.
Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh: Cần lành mạnh hóa thị trường bất động sản
Tại phiên thảo luận tổ về kinh tế - xã hội, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh cho biết, nền kinh tế đang dần phục hồi sau đại dịch, tuy nhiên đà phục hồi chậm sau dịch, do tác động mới từ các tháng đầu năm khi siết tín dụng vào bất động sản.
Do đó, cần lành mạnh hóa thị trường này.
Đại biểu Quốc hội thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi phát biểu ý kiến. Ảnh: Phạm Kiên/ TTXVN.
Tại phiên thảo luận tổ về kinh tế - xã hội sáng 25/5, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh cho biết, nền kinh tế Thành phố đang dần phục hồi sau đại dịch. Cụ thể, sản xuất công nghiệp tăng 2,6%, Thành phố đã có 4 tháng tăng trưởng dương liên tục sau khoảng thời gian dài âm.
Cùng với đó, thương mại dịch vụ của TP Hồ Chí Minh đến tháng 5 đã dương được 0,6%, trong khi quý I/2022 âm 1,7% và trước đó âm tới 4,8%. Du lịch của Thành phố cũng phục hồi sau ngày 15/3, khi Việt Nam bắt đầu mở cửa hàng không. Ngành lưu trú tăng hơn 2%, lữ hành tăng trên 8%.... Chỉ ra những con số này để thấy, TP Hồ Chí Minh đang phục hồi rất tốt, nhờ vào các chính sách, giải pháp đồng bộ.
Tuy nhiên, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh cũng chỉ ra một số tồn tại. Điển hình là khu vực bất động sản còn âm 12,6%. Ông lưu ý, có chuyện đà phục hồi chậm sau dịch do có tác động mới từ các tháng đầu năm khi siết tín dụng vào bất động sản. Theo đại diện UBND TP Hồ Chí Minh cần lành mạnh hóa thị trường bất động sản. Các giải pháp để lành mạnh hóa thị trường tài chính, bất động sản phải hết sức căn cơ, bài bản, nếu không sẽ gặp khó khăn trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp đang có phục hồi nhưng chịu tác động lớn về thủ tục hành chính, giá cả đầu vào gia tăng. Do đó, Chính phủ cần tập trung tháo gỡ, hỗ trợ, triển khai chương trình phục hồi kinh tế, phải nhanh hơn để hỗ trợ này đến được với dn, đi vào cuộc sống.
Chủ tịch TP Hồ Chí Minh cũng đề nghị quan tâm tới đảm bảo an sinh xã hội. Từ quý II/2022, TP Hồ Chí Minh đã nhận diện ra vấn đề, khi tăng giá ảnh hưởng đến người dân, nhưng lần này, giá cả tăng sẽ tác động đến từng doanh nghiệp, từng người dân, từng gia đình nên cần phải hết sức quan tâm.
Phát biểu tại thảo luận tổ, Đại biểu Trần Hoàng Ngân (Đoàn TP Hồ Chí Minh) cho rằng, những tháng cuối năm, bối cảnh tình hình kinh tế thế giới dự báo có nhiều thách thức, nhất là những nước nền kinh tế có độ mở lớn. Thời điểm đầu năm, do chính sách kích thích kinh tế của các nước, lạm phát có dấu hiệu gia tăng. Đây cũng là vấn đề đáng lưu ý tại Việt Nam.
Với tình hình giá xăng dầu hiện nay, theo đại biểu Trần Hoàng Ngân, Chính phủ và Quốc hội cần có tiếng nói nhanh chóng kiểm soát ngay giá xăng dầu, không để giá xăng dầu tăng lên quá cao.
"Chúng ta chấp nhận theo cơ chế thị trường, nhưng chúng ta có những công cụ kiểm soát khi nguồn cung đang bị đứt gãy", đại biểu Quốc hội nhấn mạnh. Ông đề nghị không đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng dầu. Bởi đây không phải mặt hàng đặc biệt nữa mà là mặt hàng rất cần thiết.
"Không có lý do gì chúng ta đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng dầu. Trong kỳ họp này, Quốc hội nên đưa vấn đề này vào để xét. Chúng tôi cho rằng, nếu không kiểm soát được giá xăng dầu sẽ dẫn tới hiệu ứng "domino", tác động tới giá hàng hóa khác", ông lo lắng.
Ông cũng đề nghị Chính phủ ưu tiên kiểm soát lạm phát bằng các biện pháp đồng bộ, trong đó có kéo giảm thuế, kiểm soát giá, thực hiện các quỹ bình ổn, kiểm soat đầu cơ. Đặc biệt, cần "uốn" dòng vốn tín dụng đi vào sản xuất kinh doanh; uốn nắn thị trường chứng khoán minh bạch, công khai, rõ ràng, đảm bảo công bằng cho các nhà đầu tư.
Giá bất động sản sẽ thế nào trong những quý cuối năm? Theo VNDirect, các chủ đầu tư có thể sẽ gặp thách thức trong việc huy động vốn trong vài quý tới. Do đó, hoạt động bán hàng có thể sẽ được đẩy mạnh trong khi mở rộng quỹ đất sẽ chậm lại, giúp giá nhà đất hạ nhiệt trong các quý còn lại của năm. Trong những năm qua, Ngân hàng Nhà nước...